Tốc đột ăng trưởng nông nghiệp HàN ội và các tỉnh phục ận

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 84 - 87)

Có thể xem xét sự phát triển của nông nghiệp Thủđô Hà Nội và các tỉnh phụ

cận qua 2 giai đoạn: Trước khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008 và sau khi

điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội và biến động các tỉnh phụ cận. 3.2.1.1.Giai đoạn 2000-2007

Ở giai đoạn trước năm 2000, Hà Nội đã có những đợt thay đổi địa giới hành chính theo hướng mở rộng ra một số huyện của tỉnh Hà Tây sau đó lại thu hẹp. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến 2007, nông nghiệp Hà Nội tập trung ở 5 huyện Sóc Sơn,

Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì và Gia Lâm. Với phạm vi nguồn lực, nhất là đất nông nghiệp hạn hẹp và giảm với tốc độ 1%/năm, song sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển và tăng trưởng ở mức 1,87%/năm; nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thủđô Hà Nội. Vai trò của nông nghiệp Hà Nội không chỉ

thể hiện ở mức độđóng góp vào giá trị sản xuất của Thành phố mà ở việc cung cấp nông sản đáp ứng nhu cầu dân cư của gần 3 triệu dân, tạo việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành, tạo cảnh quan và gìn giữ môi trường cho Thành phố.

So với Hà Nội, các tỉnh phụ cận có mức độ tăng trưởng cao hơn. Tính chung 5 tỉnh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt mức 4,34%, trong đó Bắc Ninh là tỉnh có mức độ thấp nhất (2,65%/năm), Thái Nguyên là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất (6,53%/năm).

Sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận chủ yếu do sự thu hẹp nguồn lực đất đai dưới tác động của quá trình CNH, HĐH ở pham vi từng tỉnh, thành phố. Trong các tỉnh phụ cận, Thái Nguyên là tỉnh có tốc độ CNH và ĐTH không cao bằng các tỉnh còn lại. Vì vậy, nguồn lực cho phát triển nông nghiệp được duy trì và mức tăng trưởng của nông nghiệp vẫn giữở mức cao.

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận giai đoạn 2000-2007 Đơn vị: Tỷđồng, % Địa phương 2000 2002 2004 2005 2006 2007 T BQ ốc độ Hà Nội 1.142,8 1.175,2 1.218,5 1.249,0 1.269,6 1.301,5 1,87 Các tỉnh P.cận 8.361,9 9.346,9 10.154,8 10.470,5 10.779,7 11.261,5 4,34 Hà Tây 2.947,4 3.153,1 3.529,1 3.613,8 3.730,0 3.814,4 3,75 Vĩnh Phúc 1.200,8 1.335,3 1.527,3 1.637,3 1.698,8 1.737,4 5,42 Bắc Ninh 1.319,4 1.437,5 1.547,6 1.594,5 1.599,8 1.584,7 2,65 Hưng Yên 1.897,1 2.101,1 2.282,6 2.327,5 2.336,9 2.571,9 4,45 Thái Nguyên 997,2 1.319,9 1.268,2 1.297,4 1.414,2 1.553,1 6,53

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2012 - Nhà xuất bản Thống kê.

Đơn vị: Tỷđồng

Biểu đồ 3.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận giai đoạn 2000-2007

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2012 - Nhà xuất bản Thống kê.

Ngược lại, Bắc Ninh là tỉnh có diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp nhỏ

nhất so với các tỉnh phụ cận. Bắc Ninh nằm trong số các tỉnh có tốc độ ĐTH, CNH khá cao. Vì vậy, đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh. Tốc độ tăng trưởng của nông

nghiệp, vì thế tuy có cao hơn Hà Nội, nhưng vẫn là nằm ở mức cuối của các tỉnh phụ cận Hà Nội.

Những diễn biến về tăng trưởng nông nghiệp của Hà Nội và các tỉnh phụ

cận, đặc biệt, quy mô giá trị sản xuất của các tỉnh phụ cận cao gấp 8,65 lần Hà Nội, vừa đặt ra vấn đề cần phải liên kết, vừa chỉ ra những khả năng có thể liên kết, trong

đó việc cung cấp nông sản của các tỉnh phụ cận là nội dung chủ yếu và có tiềm năng nhất ở giai đoạn này.

3.2.1.2. Giai đoạn 2008 - 2012

Năm 2008 Thủđô Hà Nội có sựđiều chỉnh về mặt địa giới hành chính. Theo

đó Hà Nội được mở rộng và số lượng các tỉnh phụ cận cũng có sự thay đổi khi Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội, địa giới mở rộng và các tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình trở thành các tỉnh phụ cận.

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị: Tỷđồng, % Địa phương 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ BQ Hà Nội 5.875,7 5.883,2 6.301,9 6.640,8 6.816,4 3,78 Các tỉnh P.cận 11.876,7 11.955,3 12.779,3 13.181,8 13.653,7 3,54 Phú Thọ 1.703,1 1.762,3 1.905,7 1.996,0 2.104,3 5,43 Vĩnh Phúc 1.658,2 1.686,7 1.955,1 1.912,5 2.005,2 4,85 Bắc Ninh 1.659,7 1.731,5 1.791,6 1.828,5 1.888,6 3,29 Hưng Yên 2.669,7 2.527,7 2.647,0 2.797,1 2.842,9 1,64 Hà Nam 1.422,2 1.411,4 1.529,7 1.570,3 1.622,9 3,35 Thái Nguyên 1.702,2 1.755,4 1.842,3 1.914,7 1.991,3 4,00 Hòa Bình 1.061,6 1.080,3 1.107,9 1.162,7 1.198,5 3,08

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012- Nhà xuất bản Thống kê.

Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, nông nghiệp là một trong các ngành tăng nguồn lực mạnh nhất. Vì vậy, năng lực sản xuất nông nghiệp của Hà Nội (mới) tăng lên nhiều so với Hà Nội (cũ). Năm 2007, giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội là 1.301,5 tỷ đồng; năm 2008 ở mức 5.875,7 tỷ đồng và năm 2012 ước đạt 6.816,4 tỷđồng.

Cũng vì nguồn lực cho phát triển nông nghiệp Hà Nội tăng lên mức độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 - 2012 của Hà Nội cao hơn giai đoạn 2000 - 2007, hơn 2 lần (2,02 lần: 3,78%/năm so với 1,87%/năm).

Trong khi đó, các tỉnh phụ cận tuy có tăng thêm 3 tỉnh Phú Thọ, Hà Nam và Hòa Bình, bớt đi tỉnh Hà Tây, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này chỉ đạt 3,54%. Đặc biệt mối tương quan về giá trị sản xuất nông nghiệp của các tỉnh phụ cận so với Hà Nội năm 2012 chỉ còn gấp 2 lần, trong khi năm 2007 là 8,65 lần.

Đơn vị: Tỷđồng

Biểu đồ 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012- Nhà xuất bản Thống kê.

Sự thay đổi mức độ tăng trưởng, đặc biệt là thay đổi tương quan về quy mô nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận đã đặt ra những vấn đề mới trong LKKT nông nghiệp giữa Hà Nội với các địa phương của vùng phụ cận. Giá trị

sản xuất nông lâm nghiệp trên một hecta đất nông nghiệp liên tục tăng. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực: giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi - thuỷ sản - dịch vụ nông nghiệp. Tỷ trọng các cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao, an toàn thực phẩm tăng dần. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư đã từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ nông nghiệp và góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)