Xu hướng chuyển dịch cơ cấu KTNN HàN ội và các tỉnh phục ận

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 87 - 91)

nông nghiêp ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận.

Cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng thủy sản và nông nghiệp, giảm tỷ trọng của lâm nghiệp đối với Hà Nội và các tỉnh phụ cận thuộc vùng ĐBSH. Ngược lại, tăng tỷ

trọng lâm nghiệp ở các tỉnh phụ cận thuộc vùng Trung du và miền núi (Phú Thọ và Thái Nguyên), vùng Tây Bắc (Hòa Bình). Sự chuyển dich cơ cấu và mối tương quan của sự chuyển dịch cũng có sự khác nhau giữa 2 giai đoạn: 2000 - 2007 và 2008 - 2012. Cụ thể:

3.2.2.1. Giai đoạn 2000-2007

- Đối với Hà Nội: Trong cơ cấu kinh tế chung, nông, lâm nghiệp, thủy sản là

ngành chiếm tỷ trong rất thấp và có xu hướng giảm (bình quân 0,2/năm), các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng. Sự biến đổi về cơ cấu kinh tế

theo xu hướng trên là phù hợp với xu thế CNH, ĐTH của Thủđô và sự dịch chuyển nguồn lực từ nông nghiệp sang các ngành ở Hà Nội.

Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội 2000 - 2007

Đơn vị: %

Năm Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

2000 3,50 38,50 58,00

2007 1,75 37,52 60.73

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội các năm 2000, 2007.

Xét trong ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng, cơ cấu KTNN đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao có chất lượng. Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, trong đó giảm tỷ

trọng cây lương thực. Cụ thể: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp và thuỷ sản chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng dần từ 34,1% năm 2000 lên 37,02% năm 2002 và 47,5% năm 2007, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 64,7% năm 2000 xuống còn 60.5% năm 2002 và 48,1% năm 2007, dịch vụ nông nghiệp cũng tăng theo.

- Đối với các tỉnh phụ cận: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng

chung là giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, mức biến động của từng tỉnh phụ cận có sự khác nhau. Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh là các tỉnh có sự biến động mạnh về tỷ trọng các ngành theo xu hướng trên ở giai đoạn này. Trong khi đó, các tỉnh Hà Tây, Thái Nguyên có

mức độ biến động chậm hơn. Đối với Hà Tây, nguyên nhân chủ yếu do chậm đổi mới trong chính sách thu hút đầu tư, nhất là để khiếu kiện trong giải phóng mặt bằng cho các khu công nghiệp. Đối với tỉnh Thái Nguyên nguyên nhân sức thu hút

đầu tư yếu do ở xa Hà Nội.

Sự biến động của tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản theo xu hướng và mức

độ nêu trên tạo nên mối tương quan giữa nông, lâm, thủy sản của Hà Nội với các tỉnh phụ cận và chứng minh về định lượng sự cần thiết phải liên kết giữa các tỉnh của Vùng.

3.2.2.2. Giai đoạn 2008-2012

Sự mở rộng địa giới Hà Nội là ngoại lực tạo nên sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế của Hà Nội và các tỉnh phụ cận những năm 2008 - 2012.

- Đối với Hà Nội: Việc sát nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và 4 xã của

huyện Lương Sơn Hòa Bình vào Hà Nội đã làm cho nguồn lực của Hà Nội tăng lên khá nhiều. Nhờ đó, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản đã tăng cơ học trong cơ cấu kinh tế

của Thủđô Hà Nội (6,6% năm 2008 so với 1,75% năm 2007).

Bảng 3.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội 2008 -2012

Đơn vị: %

Năm Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

2008 6,6 41,2 52,2

2012 5,2 41,7 53.1

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội các năm 2008, 2012.

Tuy nhiên sau khi trở về Hà Nội, nông, lâm, thủy sản Hà Nội lại trở lại xu thế biến động giảm về tỷ trọng khá nhanh do tác động nhanh của quá trình ĐTH, trong 5 năm tỷ trọng nông nghiệp giảm 1,4%, bình quân mỗi năm giảm gần 0,3%, cao hơn mức giảm của các năm 2000 - 2007. Phần giảm này chủ yếu thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội trước đây của tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc và Hòa Bình có tỷ

trọng nông, lâm, thủy sản cao, khi về Hà Nội mức ĐTH tăng nhanh.

Sự biến động giảm về tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế Hà Nội đồng nghĩa với quy mô của ngành giảm do thu hẹp nguồn lực và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, sự biến động đó còn do tốc độ của các ngành công nghiệp, dịch vụ luôn ở mức cao. Vì vậy, quy mô về tuyệt đối của nông, lâm, thủy sản của Hà Nội tuy có giảm nhưng ở mức chậm hơn. Năm 2008, tổng sản phẩm

ngành nông nghiệp của Thủ đô Hà Nội (giá thực tế) là 11.713 tỷđồng, năm 2010

đạt 14.322 tỷđồng và năm 2012 ở mức 15.786 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức độ tăng của nông nghiệp không đáp ứng được mức tăng cầu về nông sản. Sức ép trong cung cấp nông sản vẫn ép mạnh lên các tỉnh phụ cận với vai trò vành đai nông sản cho Thủđô.

- Đối với các tỉnh phụ cận: Sự biến động địa giới hành chính Hà Nội cũng

tác động đến quy mô các tỉnh phụ cận (từ 5 tỉnh lên 7 tỉnh) và thay đổi cơ học tỷ

trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế chung của các tỉnh phụ cận. Theo đó, Hà Tây, đặc biệt Mê Linh - Vĩnh Phúc là tỉnh, huyện có tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế chung của địa phương thấp. Trong khi đó, Hà Tây, Phú Thọ, Hà Nam là các tỉnh có tỷ trọng nông, lâm, thủy sản khá cao trong cơ

cấu kinh tế chung của địa phương. Điều đó sẽ làm cho tỷ trọng nông, lâm, thủy sản của các tỉnh phụ cận (tính chung cho các tỉnh này) trong cơ cấu kinh tế chung tăng lên. Tình trạng này cũng giống như trường hợp về Hà Nội làm cho cơ cấu nông nghiệp tăng đã phân tích ở trên.

Đối với các ngành nông, lâm, thủy sản và trong nội bộ từng ngành: Cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản trong cơ cấu chung, tăng tỷ

trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt trong nông nghiệp và tăng tỷ trong trồng so với khai thác trong lâm nghiệp. Cụ thể:

Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 48,3% năm 2008 lên 49,8% năm 2012; tỷ

trọng ngành trồng trọt giảm từ 49,5% năm 2008 xuống còn 47,2% năm 2012; dịch vụ nông nghiệp có sự tăng lên tương ứng.

Trong ngành trồng trọt diện tích sản xuất lúa, ngô, khoai lang giảm dần. Diện tích sản xuất rau (trong đó có rau an toàn), cây ăn quả, hoa và các loại giống có chất lượng cao tăng rõ rệt.

Trong ngành chăn nuôi số lượng đàn gia cầm có năm giảm do dịch cúm gia cầm, song giá trị sản xuất giống vật nuôi có chất lượng cao vẫn tăng dần qua các năm. Tuy nhiên sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản các tỉnh phụ cận vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

+ Chuyển dịch cơ cấu KTNN còn chậm, tỷ trọng sản phẩm có giá trị kinh tế

cao còn thấp, chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung những sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn.

+ Phát triển nông nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, với dịch vụ du lịch và cải thiện môi trường sinh thái.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệđã có những tiến bộ

song chưa tăng mạnh, vốn đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp tập trung có trọng điểm

để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 87 - 91)