Các nhân tố ảnh hưởng đến LKKTgiữa nông nghiệp Thủ đô với nông

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 57 - 62)

sự giao lưu, phối hợp của các hội theo từng địa phương (tỉnh, thành phố).

2.1.7. Các nhân t nh hưởng đến LKKT gia nông nghip Th đô vi nông nghip các tnh ph cn nông nghip các tnh ph cn

2.1.7.1. Các chính sách kinh tế

Hệ thống chính sách ảnh hưởng đến liên kết giữa nông nghiệp Thủđô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận trên 2 phương diện: (1) Một hệ thống chính sách đầy đủ, phù hợp và đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp ở từng địa phương tham gia liên kết phát triển tạo lợi thế cho các địa phương tham gia vào quá trình liên kết.

(2) Các chính sách tạo lập các môi trường pháp lý và kinh tế cho nông nghiệp Thủđô và nông nghiệp của các tỉnh tham gia vào quá trình liên kết để nông nghiệp Thủđô và nông nghiệp các tỉnh phụ cận phát huy lợi thế của mỗi địa phương vào quá trình liên kết.

Cần phân biệt về phạm vi của chính sách với tư cách là các nhân tố ảnh hưởng và chính sách với tư cách là nội dung của các mối liên kết, khi chúng đề cập

đến các vấn đề của liên kết. Ví dụ: Chính sách sách phát triển vùng bãi của Hưng Yên là chính sách phát triển nông nghiệp nên giữ vai trò là nhân tốảnh hưởng, còn chính sách phối hợp với Hà Nội trong kiểm soát nông sản sạch vào thị trường Thủ đô là chính sách thuộc về nội dung của liên kết.

Trong hệ thống chính sách là nhân tố ảnh hưởng đến LKKT giữa nông nghiệp Thủđô và nông nghiệp các tỉnh phụ cận, nhóm chính sách (2) có ảnh hưởng trực tiếp đến liên kết và phát triển các mối liên kết mạnh mẽ nhất.

2.1.7.2 Nhân tố về các nguồn lực tự nhiên

Nguồn lực tự nhiên, bao gồm các điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai địa hình, hệ thống sông ngòi, tài nguyên động thực vật. Các nhân tố này là những nhân tố,

trước hếtảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp ở từng địa phương về quy mô và về cơ cấu ngành nông sản. Ví dụ: Hà Nội trước mở rộng bao gồm 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành nên sự phát triển nông nghiệp ở quy mô nhỏ, nhưng trình độ

cao. Khi địa giới hành chính mở rộng, đất đai ngoại thành mở rộng; quy mô nông nghiệp Thủđô tăng lên, nhưng trình độ phát triển nông nghiệp giảm xuống.

Tiếp đó, các nhân tố về các nguồn lực tự nhiên, ảnh hưởng đến đặc điểm và tính chất của nông nghiệp của các địa phương. Ví dụ: Khi mở rộng địa giới hành chính, khả năng thực thi nhiệm vụ cung cấp nông sản cho Thủ đô tăng lên, nhưng tính định hướng, sự liên kết trong cung ứng giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận giảm đi.

Đây chính là lý do khi phân tích mối quan hệ liên kết cần có sựđánh giá tiềm lực về các yếu tố tự nhiên để tháy rõ mức độ của chúng với thực trang liên kết giữa nông nghiệp Thủđô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận.

2.1.7.3 Nhân tố về thị trường

Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đối với sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, bởi vì theo kinh tế học hiện đại thì người sản xuất chỉ sản xuất những gì mà thị trường cần. Trong cơ chế thị trường vấn đề sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Cần phải giải đáp một cách khoa học.

Liên kết giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận là liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, trong đó sản xuất nông sản để

cung cấp cho thị trường Thủ đô là một trong các mục tiêu quan trọng của liên kết. Vì vậy, thị trường là một trong các nhân tố tác động trực tiếp và quyết định đến các mối quan hệ liên kết giữa nông nghiệp Thủđô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận.

Sựảnh hưởng của nhân tố thị trường đến các mối quan hệ liên kết, không chỉ ở chỗ quyết định đến loại sản phẩm mỗi địa phương cần sản xuất mà còn quyết định

đến chất lượng sản phẩm, nội dung và hình thức liên kết.

Khi xem xét đến sự tác động của nhân tố thị trường, cần làm rõ số lượng, chất lượng, giá cả, chủng loại nông sản ở từng địa phương tham gia liên kết, nhu cầu thị trường về nông sản của từng địa phương. Cần xác định loại sản phẩm, số

Đối với Thủ đô và các tỉnh phụ cận, sự tác động của nhân tố thị trường đến các mối quan hệ liên kết chủ yếu là thị trường của Thủđô. Bởi vì, nhu cầu nông sản của cư dân Thủđô lớn do số người lao động phi nông nghiệp lớn, trong khi nguồn lực cho sản xuất nông sản bị hạn chế. Trong khi đó, nguồn lực cho sản xuất nông sản ở các tỉnh phụ cận trong mối quan hệ với nhiệm vụ cung cấp nông sản cho cư

dân của các địa phương thấp. Dòng nông sản chủ yếu từ các tỉnh phụ cận chảy về

Thủđô, phục vụ cho nhu cầu thiếu hụt nông sản của cư dân Thủđô. 2.1.7.4 Nhân tố công nghệ

Công nghệ là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến các mối quan hệ liên kết giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Sựảnh hưởng đến của công nghệđến các mối quan hệ liên kết theo 2 mức độ:

- Ảnh hưởng của công nghệ đến sự phát triển của nông nghiệp Thủ đô và

nông nghiệp các tỉnh phụ cận.Cụ thể:

+ Công nghệ sản xuất giống: công nghệ sản xuất giống có ảnh hưởng trực

tiếp quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nếu công nghệ

sản xuất giống tốt thì sẽ tạo ra những sản phẩm có khối lượng, chất lượng cao và ngược lại nếu giống không tốt, bị thoái hoá, bệnh tật thì sẽ gây khó khăn cho sản xuất, chế biến và kinh doanh.

+ Công nghệ sau thu hoạch: Đó là công nghệ bảo quản, chế biến và vận

chuyển sản phẩm. Nếu trình độ và quy mô của công nghệ sau thu hoạch lớn, hiện

đại thì sẽ nâng cao được tỉ suất hàng hoá cũng như giá trị kinh tế của sản phẩm, tránh được hao hụt, mất mát trong quá trình thu hoạch, làm cho các sản phẩm chế

biến ngày càng đa dạng, đổi mới tập quán tiêu dùng truyền thống, kích thích và mở

rộng tính đa dạng trong tiêu dùng. Ngược lại, khi công nghệ sau thu hoạch kém phát triển thì sản phẩm nông nghiệp làm ra đơn thuần ở dạng tươi sống, không qua chế

biến vì thế chỉ tiêu thụđược ở phạm vi gần.

+ Kỹ thuật sản xuất: kỹ thuật trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, người sản xuất phải nắm vững kỹ thuật từ

khâu chọn giống, chuẩn bịđất, kỹ thuật trồng, tỉa cành, đốn hàng năm… và áp dụng các biện pháp quản lý dịch bệnh tổng hợp thì mới đảm bảo cho cây trồng, gia súc sinh trưởng và phát triển tốt. Muốn cho ngành chế biến nông sản phát triển thì phải nâng cao đầu tư, cải tiến công nghệ với các dây chuyền công nghệ hiện đại.

- Ảnh hưởng của công nghệ đến sự yêu cầu, nội dung và hình thức liên kết

giữa nông nghiệp Thủđô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Công nghệ tạo nên tiềm

năng và sức mạnh của nông nghiệp Thủ đô và các tỉnh phụ cận. Qua đó tác động

đến yêu cầu, nội dung và hình thức liên kết giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Sự liên kết được xem xét trên 2 phương diện: (1) Liên kết

để hỗ trợ lẫn nhau về công nghệ và (2) Liên kết trao đổi nông sản cho nhau do tác

động của công nghệđến sản xuất nông sản.

Ví dụ: Đào Nhật Tân là đặc sản của Hà Nội và nhu cầu về đào Nhật Tân của Hà Nội là rất lớn. Do nguồn đất đai hạn hẹp nên cung về đào là hạn chế. Nhờ

khoa học và công nghệ có thểđưa đào về Hưng Yên để trồng và qua đó đã tạo ra mới quan hệ liên kết mới giữa trồng đào của Hưng Yên với tiêu thụđào ở Thủ đô Hà Nội.

2.1.7.5 Nhân tố tâm lý, tập quán người sản xuất và tiêu dùng

Thực dụng là một trong các yếu tố tâm lý của người sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế tiểu nông.

Tâm lý của người nông dân nước ta từ xưa đến nay là trong quá trình sản xuất và tiêu dùng chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến lợi ích lâu dài. Khi thấy giá cả tăng cao người dân đổ xô sản xuất ồ ạt, bất chấp cảnh báo về một cuộc khủng hoảng thừa. Sản xuất kinh doanh không có hiệu quả lại chuyển sang loại hình kinh doanh khác dẫn đến thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, cung lại không đủ đáp ứng so với cầu lại đẩy giá lên cao. Hay vì lợi nhuận người nông dân sẵn sàng sử dụng bất kỳ các chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản độc hại nào, người chế biến sẵn sàng bơm nước tạo tăng trọng, sử dụng các chất độc hại để bảo quản… Vì vậy, yếu tố tâm lý, tập quán đã trở thành nhân tố ảnh hưởng đến LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô và nông nghiệp các tỉnh phụ cận cả trong sản xuất, chế biến lẫn bảo quản trong tiêu thụ

nông sản.

Để khắc phục được tình trạng trên cần tuyên truyền vận động bà con nông dân sản xuất theo đúng quy hoạch không nên tự ý sản xuất theo phong trào, giữ

chữ tín trong liên kết; không sử dụng các chất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong các khâu sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản.

2.1.7.6. Những nhân tố khác

nghiệp các tỉnh phụ cận còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

- Nhân tố về nguồn lao động: Nguồn lao động là nơi cung cấp sức lao

động, yếu tố sản xuất, là điều kiện không thể thiếu của mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu lao động có kỹ thuật cao, có sự am hiểu về các quy trình sản xuất thì đó là điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành hàng nông sản phát triển và ngược lại. Đặc biệt, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có ý thức và trình độ pháp luật cao, tạo sựổn định và bền vững trong các hoạt động liên kết.

- Nhân tố vốn: Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành nông nghiệp

muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần phải có các tư liệu lao động như máy móc, thiết bị nhà xưởng, tư liệu sinh học, các điều kiện vật chất phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh và một khoản tiền để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tất cả các yếu tố đó chỉ có thể đáp ứng được khi có vốn. Nhân tố vốn tạo tiềm lực cho phát triển của từng địa phương tham gia liên kết. Đồng thời tiềm lực về vốn cũng là một trong các vấn đề của liên kết, khi các địa phương có vốn có thể đầu tư liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản dưới hình thức đầu tưứng trước, thu mua nông sản hoặc cùng đầu tư kinh doanh.

- Về loại hình tổ chức sản xuất: Loại hình tổ chức sản xuất trong ngành

nông nghiệp có thể là: Hộ gia đình, trang trại, HTX, doanh nghiệp nhà nước, các công ty… Nếu loại hình tổ chức sản xuất của các địa phương đa dạng, trong đó chủ yếu là trang trại và HTX thì sẽ thúc đẩy rất nhiều sự phát triển của nông nghiệp các địa phương. Bởi vì, trang trại là hình thức tổ chức mà chủ trang trại là người có trình độ, có vốn, có diện tích đủ lớn và sản phẩm làm ra chủ yếu để

bán. Còn loại hình tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ nông dân cá thể thì dẫn đến tình trạng sản xuất manh mún, tỷ lệ hàng hoá thấp, không đầu tư được vốn lớn cũng như khoa học công nghệ vào sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, kìm hãm sự phát triển của ngành.

Tóm lại, có nhiều nhân tố tác động đến LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Các nhân tố ảnh hưởng đến LKKTtheo chiều hướng tích cực và cả chiều hướng tiêu cực. Vì vậy, cần thấy rõ các chiều tác

động để khai thác các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực. Có như vậy các mối quan hệ liên kết kinh tế mới diễn ra thuận lợi và có kết quả

2.1.8. Đánh giá kết qu và hiu qu ca LKKT gia nông nghip Th đô vi nông nghip các tnh ph cn

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)