Đánh giá kết quả và hiệu quả của LKKTgiữa nông nghiệp Thủ đô vớ

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 62 - 64)

2.1.8.1. Các phương pháp đánh giá

Muốn đánh giá đầy đủ toàn diện và chính xác kết quả, hiệu quả kinh tế của các hoạt động LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận cần phải đánh giá theo 2 phạm vi:

(1) Kết quả liên kết thể hiện ở quy mô và mức độ liên kết giữa nông nghiệp Thủđô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận.

Theo phạm vi này cần xác định số lượng các chủ thể tham gia liên kết ở từng

địa phương so với tổng số chủ thể ở các địa phương đó. Việc đánh giá có thể ở

phạm vi chung, nhưng cũng có thể phân định theo từng loại hình tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ của các chủ thể (hộ nông dân, trang trại, HTX, doanh nghiệp tư

nhân…). Cũng có thể phân định kết quả liên kết ở số lượng các chủ thể tham gia liên kết theo từng hình thức cụ thể của liên kết (liên doanh liên kết, đầu tư ứng trước, hợp đồng, tham gia các hiệp hội…).

Hiệu quả của liên kết được đánh giá trên phạm vi rộng của Thủ đô và các tỉnh phụ cận. Nó đánh giá ở mức độđáp ứng yêu cầu đối với nông nghiệp Thủđô và nông nghiệp các tỉnh phụ cận, trong đó mức độ đáp ứng về nông sản cho cư dân Thủđô là tiêu chí quan trọng nhất.

(2) Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của từng hoạt động của các chủ thể

tham gia vào quá trình liên kết. Kết quả của các chủ thể tham gia vào quá trình liên kết thể hiện ở mức độ liên kết trong các hoạt động của từng chủ thể và hiệu quả của liên kết là mức độ tăng thêm về sản xuất, về thu nhập, lợi nhuận của chủ

thể sau khi liên kết so với trước khi tham gia liên kết. Đây cũng có thể coi là

đánh giá tác động của các hoạt động liên kết đến hoạt động kinh doanh của chủ

thể tham gia liên kết.

Việc đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế

nhưng khi tính toán và phân tích các chỉ tiêu cần lưu ý:

Việc tính toán các yếu tố chi phí: cần tính đúng, tính đủ, không tính trùng để đảm bảo việc tính toán đạt được kết quả chính xác nhất. Việc xác định giá các yếu tốđầu vào cần tuân thủ các yêu cầu tính toán theo quy định hạch toán kế toán trong nông nghiệp.

Khi phân tích các chỉ tiêu cần xem xét mối tương quan giữa kết quả với chi phí và mục đích tổ chức các hoạt động sản xuất, chế biến trong các cơ sở sản xuất kinh doanh.

2.1.8.2. Các chỉ tiêu đánh giá

- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả LKKT nông nghiệp:

+ Chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia liên kết xét từng địa phương giữa nông nghiệp Thủđô và các tỉnh phụ cận:

(1) Số lượng các chủ thể tham gia LKKT nông nghiệp so với tổng thể các chủ thể hoạt động trong ngành hàng nông sản giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Nó được tính bằng % và có thể chi tiết thành:

(1.1.) Số hộ nông dân tham gia liên kết (Hl) so với tổng số hộ nông dân của Thủđô và các tỉnh phụ cận (H).

(1.2.) Số trang trại tham gia liên kết (TTl) so với tổng số trang trại của Thủ đô và các tỉnh phụ cận (TT).

(1.3). Số HTXNN tham gia liên kết (HTXl) so với tổng số các HTXNN của Thủđô và các tỉnh phụ cận (HTX).

(1.4). Số doanh nghiệp tham gia liên kết (DNl) so với tổng số các doanh nghiệp (DN) của ngành hàng nông sản thuộc nông nghiệp Thủ đô và các tỉnh phụ

cận. Mức độ liên kết có thể xem xét kỹ hơn trong từng loại hình tổ chức kinh doanh theo từng hình thức của liên kết như:

(1.5.) Số hộ nông dân tham có các hợp đồng kinh tế khi tham gia liên kết so với tổng số hộ nông dân tham gia liên kết.

(1.6) Số hộ nông dân tham gia đầu tư ứng trước vật tư, cung ứng sản phẩm sau khi tham gia liên kết.

(1.7.) Số hộ nông dân tham gia hình thức đầu tư góp vốn kinh doanh so với tổng số hộ nông dân tham gia liên kết.

(2) Mức độ tham gia các hoạt động liên kết trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ % và chi tiết theo từng loại hình tổ chức kinh doanh nông nghiệp tham gia liên kết. Cụ thể:

(2.1). Mức độ tham gia liên kết trong hoạt động kinh doanh của hộ nông dân tham gia liên kết. Nó tính cụ thể cho từng hộ hay tính chung cho nhóm hộ, tổng số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hộ tham gia liên kết của tứng địa phương. Đơn vị tính là %.

(2.2). Mức độ tham gia liên kết trong hoạt động kinh doanh của trang trại tham gia liên kết. Nó tính bằng % và cụ thể cho từng trang trại hay tính chung cho nhóm trang trại, tổng số trang trại tham gia liên kết của từng địa phương.

(2.3) Mức độ tham gia liên kết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tham gia liên kết; tính bằng % và cụ thể cho từng doanh nghiệp hay tính chung cho nhóm doanh nghiệp, tổng số doanh nghiệp tham gia liên kết của từng địa phương.

+ Chỉ tiêu phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu liên kết giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận:

(1) Mức độ đáp ứng yêu cầu nông sản của Thủ đô từ nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Nó được tính bằng: Tổng số nông sản (từng loại) của các tỉnh phụ cận cần tiêu thụ /tổng nhu cầu nông sản còn thiếu của Thủđô.

(2) Mức độđáp ứng yêu cầu hỗ trợ của nông nghiệp Thủđô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Nó được tính theo các loại nhu cầu như: nhu cầu về vốn, về khoa học công nghệ, về phối hợp quản lý…

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả LKKT nông nghiệp:

+ Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chung: Phản ánh ở các chỉ tiêu ở nhiệm vụ cung cấp nông sản; xử lý các vấn đề về môi trường…

+ Chỉ tiêu hiệu quả trong từng cơ sở tham gia liên kết: thể hiện ở doanh thu, lợi nhuận tăng thêm của chủ thể tham gia so với không tham gia liên kết.

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 62 - 64)