Các lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho LKKT nông nghiệp theo vùng

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 28 - 39)

LKKT nông nghiệp theo vùng là một trong các hình thức tổ chức kinh tế

theo lãnh thổ của ngành hàng nông sản. Sự cần thiết và những đặc điểm, vai trò và nội dung của LKKT nông nghiệp theo vùng dựa trên nhiều cơ sở khoa học. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi tập trung vào các lý thuyết cơ bản và trực tiếp sau: 2.1.1.1. Lý thuyết về chuỗi giá trị ngành hàng nông sản

Ngành hàng sản phẩm nói chung là tập hợp các tác nhân (hay bộ phận cấu thành các tác nhân) kinh tế quy tụ, trực tiếp hay gián tiếp vào việc tạo ra một hay một nhóm sản phẩm cùng loại cuối cùng. Theo nghĩa hẹp, tác nhân kinh tế là khái niệm để chỉ các cơ sở kinh doanh cơ bản của xã hội, những tế bào cơ bản hoạt động trong nền kinh tế. Tác nhân kinh tế là chủ thể kinh tế có quyền tự quyết định và hành động. Theo nghĩa rộng, tác nhân kinh tế là tập hợp các nhân tố kinh tế có tác

động hay hoạt động cùng loại vào quá trình hoạt động của ngành hàng nói chung, ngành hàng nông sản nói riêng.

Từ khái niệm chung về ngành hàng, có thể hiểu ngành hàng nông sản là tập hợp các tác nhân (hay các phần hợp thành của tác nhân) kinh tế, có đóng góp trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế biến hay tiêu thụ một sản phẩm cuối cùng của trồng trọt hoặc chăn nuôi - những sản phẩm đặc trưng của ngành nông nghiệp. Nói cách khác, ngành hàng nông sản là sự bao quát từđầu đến cuối một dãy các tác nhân và các hoạt động kinh tế tham gia vào việc sản xuất, chế biến, lưu thông và tiêu dùng một nông sản nào đó. Mối quan hệ giao dịch giữa các tác nhân

được thực hiện thông qua các quan hệ thị trường, làm xuất hiện dòng tiền tệđối ứng ngược chiều với dòng lưu chuyển các sản phẩm vật chất của ngành. Trong ngành hàng nông sản, các tác nhân kinh tế có thể là người thực hiện như nông dân, thương nhân... hay có thể là xí nghiệp, cơ quan quản lý, cơ quan khuyến nông v.v...

Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nói chung, nông sản hàng hóa nói riêng phải dựa trên dấu hiệu của thị trường. Sản xuất hàng hóa với mục đích để bán, vì vậy sản xuất hàng hóa chỉ đạt được mục đích khi hàng hóa đó bán

được. Tiêu thụ hàng hóa là những thỏa thuận của các hành vi bán và mua hàng hóa đó.

Điểm lựa chọn tối ưu trên thị trường là điểm mà người tiêu dùng và người sản xuất đều nhận được giá trị gia tăng cao nhất từ hành vi mua và bán hàng hóa của mình.

Giá trị gia tăng của hàng hóa có nguồn gốc từ giá trị của bản thân nó ở tất cả

các khâu, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Trong quá trình hoàn thiện dần từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ, giá trị của hàng hóa nói chung, nông sản hàng hóa nói riêng tăng dần do sự kết tinh thêm giá trị của từng khâu, hình thành nên chuỗi giá trị

và phần tăng thêm giá trị của từng nhóm tác nhân được gọi là giá trị gia tăng.

Có thể mô tả về giá trị và giá trị gia tăng của ngành hàng hay ngành hàng nông sản theo mô hình giá trị của C.Mác và các nhà kinh tế học hiện đại.

Theo C.Mác, giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa, kết tinh trong hàng hóa. Về lý thuyết nó được tạo ra bởi giá trị lao động vật hóa (c), giá trị lao động sống (v) và giá trị thặng dư (m) và được đo bằng thời gian lao

động xã hội cần thiết để tạo ra sản phẩm hàng hóa đó. Tuy nhiên, người ta không thể đo được giá trị của hàng hóa, vì nó là phạm trù mang tính trừu tượng. Vì vậy trên thực tế, người ta chỉ có thể xem xét nó thông qua giá trị trao đổi, mà hình thức biểu hiện cụ thể của nó là giá cả trao đổi. Việc xem xét giá trị sản phẩm hàng hóa của C.Mác chủ yếu là xem xét về sự hình thành giá trị thặng dưđể làm rõ tính chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản [47, 9-11]. Với nhận định này, gia tăng về mặt giá trị

trong quá trình chu chuyển của sản phẩm trong ngành hàng chưa được làm rõ. Đặc biệt là những nhân tố tác động đến giá cả hàng hóa như quan hệ cung cầu, sự thỏa dụng về giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được xem xét.

Các nhà kinh tế học hiện đại đã đưa ra cách thể hiện giá trị sản phẩm có thể

phản ánh được cả giá trị sản phẩm với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và quan hệ

cung cầu, phản ảnh sự tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng. Với cách thể

hiện này, giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa cũng được làm rõ, là cơ sở cho việc nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm hàng hóa. Theo đó, giá trị hàng hóa được phản ánh bằng chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất và được ký hiệu là GO và bao gồm giá trị trung gian (thể hiện qua chi phí trung gian IC) và giá trị gia tăng (ký hiệu là VA). Trên thị trường, giá trị sản xuất 1 đơn vị sản phẩm được tính theo giá bán

thực tế và ký hiệu là P, còn tổng giá trị sản phẩm hàng hóa đã được tiêu thụ, được xác định là tổng doanh thu tiêu thụ. Chỉ tiêu đó được tính cho một khoảng thời gian nào đó (ngày, tháng, quý, năm…) theo công thức: GO= PxQ, trong đó P là giá bán một đơn vị sản phẩm và Q là tổng sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ.

Giá trị gia tăng (VA) là khái niệm chỉ một bộ phận cấu thành sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, đối với một sản phẩm hàng hóa, sản phẩm đó có thể qua nhiều công

đoạn và qua từng công đoạn đó, giá trị của sản phẩm hàng hóa đó (ở giai đoạn chưa hoàn chỉnh) lại được tăng thêm. Vì vậy, trên thực tế khái niệm về giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm còn được hiểu là giá trị của phần tăng thêm đó. Trong trường hợp của thuế giá trị gia tăng, nghĩa của giá trị gia tăng được hiểu là thuế của phần tăng thêm về mặt này của giá trị.

Porter là nhà kinh tế học hiện đại có nhiều nghiên cứu về quá trình hình thành giá trị, hay chuỗi giá trị. Trong một nghiên cứu về chuỗi giá trị, Porter đã tiếp cận và phân chia thành hai mảng chính theo vai trò kinh doanh là hoạt động bổ trợ

và hoạt động chính. Từ các mảng này, Ông lại chia thành các hoạt động cụ thể hơn, với 9 loại hoạt động tạo ra giá trị trong toàn chuỗi giá trị. Nhóm hoạt động chính bao gồm dãy năm loại hoạt động: đưa nguyên liệu vào kinh doanh (các hoạt động

đầu vào); vận hành sản xuất kinh doanh; vận chuyển ra bên ngoài; marketing và bán hàng; cung cấp các dịch vụ liên quan. Nhóm bổ trợ gồm các hoạt động tạo ra giá trị

bao gồm: Hạ tầng, quản trị nhân lực, công nghệ và mua sắm. Các hoạt động bổ trợ

xảy ra bên trong từng loại hoạt động chính.

Porter đã sử dụng khung phân tích chuỗi giá trịđểđánh giá xem một cơ sở kinh doanh trong ngành hàng định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ

với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh trạnh. Trong nghiên cứu đó, nhiều vấn đề của LKKT giữa các tác nhân của một ngành hàng đã được đặt ra [11, 54-60].

Trong trường hợp này, chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà ngành hàng nông sản có thể sử dụng để tìm ra các lợi thế cạnh tranh thực tế và tiềm tàng của mình. Lý thuyết về chuỗi giá trị của Porter được vận dụng để phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho ngành hàng nông sản và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của nông sản phẩm - đó là việc liên kết với nhau để giảm đi các chi phí trung gian trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.

Để phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi phải có một phương pháp tiếp cận thấu đáo về

những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi, những gì liên kết họ

với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ hình thành và phát triển như thế nào, lợi ích giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị v.v.. Chuỗi giá trị

là một chuỗi hoàn chỉnh các hoạt động kinh tế từ giai đoạn tạo ra nguyên vật liệu thô cho đến khâu phân phối sản phẩm cuối cùng tới khách hàng. Chuỗi giá trị có thể

bao gồm các nhân tốở nhiều địa phương tham gia quy mô quốc gia và cả quy mô toàn cầu. Đây là cơ sở quan trọng cho các vấn đề tổ chức các hoạt động LKKT theo vùng cho ngành hàng nông sản, đặc biệt là LKKTgiữa nông nghiệp thủđô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận.

2.1.1.2. Lý thuyết PCLĐ xã hội và yêu cầu hợp tác lao động

- Khái niệm về PCLĐ xã hội: Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: PCLĐ xã

hội tức là sự CMHSX, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. PCLĐ xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. PCLĐ xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn,

đa dạng hơn [7,1].

Thực vậy, khi có PCLĐ xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ

sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống mỗi người đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao

đổi với nhau. PCLĐ xã hội, CMHSX đồng thời làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.

Trong các xã hội trước tư bản, lực lượng sản xuất kém phát triển, vì vậy PCLĐ xã hội diễn ra rất chậm và có tính tự phát cao. Ở chếđộ tư bản, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phát triển mạnh nên PCLĐ xã hội diễn ra mạnh mẽ, nhiều ngành sản xuất mới đã hình thành. Tuy nhiên, khi PCLĐ xã hội cao tạo nên tính biệt lập giữa các ngành, các cơ sở sản xuất với tính cách là các đơn vị sản xuất chuyên môn hóa. Vì vậy, sự đòi hỏi về tính liên kết giữa các chủ thể thực thi từng công đoạn của quá trình sản xuất để tạo nên những sản phẩm hoàn chỉnh, thậm chí hình thành nên các ngành hàng sản phẩm đã trở nên cấp thiết.

- Các đặc điểm của PCLĐ trong nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sản

xuất vật chất có tính đặc thù. Vì vậy, PCLĐ trong ngành nông nghiệp và ở vùng nông thôn nơi có hoạt động nông nghiệp diễn ra chủ yếu vừa mang những đặc điểm

chung của PCLĐ xã hội, vừa mang tính đặc thù riêng do những đặc điểm của nông nghiệp và nông thôn chi phối. Cụ thể:

Trước hết, PCLĐ trong nông nghiệp, nông thôn diễn ra với tốc độ chậm so với PCLĐ chung, nhất là ở khu vực thành thị. Biểu hiện nổi bật của đặc điểm này là cơ cấu kinh tế nông thôn thường có sự chuyển dịch chậm hơn cơ cấu kinh tế chung của cả nước. Đặc biệt, sự LKKT giữa các chủ thể trong nông nghiệp vì thế cũng diễn ra với tốc độ chậm hơn và mức độ liên kết thường lỏng lẻo hơn.

Tuy nhiên, sự phát triển của KTNN, nông thôn có sự không đều xét theo các vùng lãnh thổ. Thủ đô của các quốc gia và các tỉnh phụ cận, với các điều kiện đặc thù luôn có sự phát triển kinh tế, xã hội hơn các khu vực khác. Vì vậy, PCLĐ xã hội và trong nông nghiệp của vùng thủ đô luôn ở trình độ cao hơn; liên kết và hiệp tác sản xuất vì thế cũng cao hơn.

Thứ hai, PCLĐ nông nghiệp và theo đó là LKKT trong nông nghiệp không mang tính bền vững, vì sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ. Tính thời vụ một mặt làm cho mức độ và trình độ PCLĐ nông thôn diễn ra chậm; mặt khác tạo tính không bền vững trong PCLĐ theo ngành và theo lãnh thổ nông thôn. Tuy nhiên khi sản xuất hàng hóa phát triển, PCLĐ ở những vùng lãnh thổ như thủđô và các tỉnh phụ

cận tăng lên, tính bền vững của PCLĐ và theo đó là liên kết, hiệp tác trong sản xuất kinh doanh cũng từng bước được nâng lên.

Thứ ba, PCLĐ theo ngành và theo lãnh thổđối với lao động nông thôn có sự

phân định một cách tương đối. Một lao động nông thôn có thể làm nhiều ngành nghề khác nhau và ở trên nhiều không gian khác nhau, thậm chí ở cả nông thôn và thành thị.

Đặc biệt, trong nghềđánh bắt thủy sản ngư trường của nghề cá luôn thay đổi do trữ lượng cá của từng mùa vụ và sự khai thác có tính hỗn giao giữa các lao động của các địa phương khác nhau trong một ngư trường. Đặc điểm này nảy sinh những vấn đề phức tạp trong nắm bắt nhu cầu giải quyết việc làm và đào tạo nghề theo từng địa phương của lao động nông thôn. Những đặc điểm đó cũng có sự thay đổi trong điều kiện sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp của thủ đô các nước với các tỉnh phụ cận ở mức độ cao.

Thứ tư, tuy PCLĐ theo ngành và theo lãnh thổ diễn ra chậm, nhưng trong mỗi quốc gia, lao động nông thôn, trước hết là lao động nông nghiệp có trình độ chuyên môn cao luôn có xu hướng thoát ra khỏi ngành nông nghiệp và lĩnh vực kinh tế nông

thôn. Vấn đề trên diễn ra ở mức độ gay gắt hơn, trong điều kiện của nông nghiệp của thủđô và các tỉnh phụ cận. Trên thực tế, thu nhập của lao động nông nghiệp ở thủđô luôn thấp hơn nhiều so với thu nhập của lao động ở các ngành khác. Vì vậy, dù dân cư ở nông thôn thủ đô vẫn ở mức cao nhưng nông nghiệp rất khó thu hút lao động cho hoạt động của ngành.

- Các hình thức PCLĐ trong nông nghiệp: Sự phát triển của lực lượng sản

xuất được coi là tác nhân chủ yếu thúc đẩy quá trình PCLĐ xã hội nói chung, PCLĐ

nông nghiệp, nông thôn nói riêng phát triển theo các hình thức ngày càng phong phú và phạm vi ngày càng rộng.

+ PCLĐ theo ngành nông nghiệp: Đó là quá trình phân chia ngành nông

nghiệp thành các ngành chuyên môn hóa hẹp hơn: Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ

nông nghiệp. Ngành trồng trọt thành ngành lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, sinh vật cảnh… Ngành chăn nuôi thành ngành chăn nuôi đại gia súc, gia súc và gia cầm…

Như vậy, PCLĐ trong ngành nông nghiệp đã có quá trình phát triển theo những nấc thang khác nhau. Từ sản xuất nhỏ của các hình thái kinh tế xã hội nô lệ, phong kiến sang sản xuất lớn của các hình thái kinh tế xã hội tư bản và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo hình thức biểu hiện của PCLĐ xã hội, đó là quá trình phân công từ trực tiếp giản đơn của chế độ phong kiến sang hình thức gián tiếp thông qua sản xuất và trao đổi hàng hóa của chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức cao nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về

chiều rộng và chiều sâu.

Chủ nghĩa tư bản với cách mạng về công nghiệp, đã cải tiến tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.

+ PCLĐ theo lãnh thổ: Đó là quá trình phân công cho từng vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)