Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh về LKKT nông nghiệp với các

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 69 - 72)

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; nằm kề cận Đồng bằng sông Cửu Long, vùng KTNN, đặc biệt là lương thực - thực phẩm, trù phú nhất đất nước; vùng cao nguyên Đông Nam Bộ có đất đai màu mỡ, phù hợp cho cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, có dự trữ rừng, trữ

lượng khoáng sản và thủy năng lớn.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị và trung tâm nhiều chức năng lớn nhất nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đóng góp tích cực cho phát triển của vùng và cả

khu vực phía Nam. Tuy không có chức năng của Thủđô, nhưng LKKT nông nghiệp giữa nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với nông nghiệp các tỉnh phụ cận và xa hơn là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên vẫn là bài học quý cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận [46,30-33].

Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động liên kết với các tỉnh khác trong Vùng

Đông Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên mọi lĩnh vực, trong đó có phát triển liên kết về KTNN.

Để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là công nghiệp và dịch vụ Thành phố Hồ

Chí Minh đã định hướng về hình thành các vành đai lương thực, thực phẩm từ các tỉnh phụ cận đáp ứng nhu cầu cư dân Thành phố; xây dựng vùng vành đai nguyên

liệu cho các nhà máy chế biến công nghiệp và xây dựng các tua, tuyến du lịch… khai thác tiềm năng du lịch của các tỉnh phụ cận. Cụ thể:

- Liên kết trong sản xuất lương thực, thực phẩm ở các tỉnh Đồng bằng sông

Cửu Long cung cấp cho cư dân Thành phố Hồ Chí Minh: Trong phát triển kinh tế -

xã hội, ngoài nỗ lực tự thân, Thành phố Hồ Chí Minh không thể không liên kết với các tỉnh, thành phố khác, đặc biệt là các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long [13,1-2].

Thực tế cho thấy, Thành phố đã liên kết với các tỉnh thuộc ÐBSCL trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hàng nông sản, thực phẩm. Ngược lại, ÐBSCL cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa lớn của thành phố. Theo thống kê, đến năm 2012, Thành phố

Hồ Chí Minh đã liên kết với 13 tỉnh, thành phố ÐBSCL qua 800 dự án, với tổng trị

giá hơn 200 nghìn tỷđồng. Các dự án bao gồm nhiều lĩnh vực như đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, công nghiệp chế biến thủy - hải sản, chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc; đầu tư siêu thị, trung tâm thương mại, khu du lịch. Ðặc biệt, các tỉnh ÐBSCL đã trở thành nơi cung cấp hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, nhất là hàng tươi sống cho thành phố, góp phần giúp thành phố đạt được hiệu quả cao trong chương trình bình ổn giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm. Việc bình ổn giá tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng giúp giảm giá nhiều mặt hàng tại ÐBSCL do

ảnh hưởng dây chuyền tâm lý về giá.

Chương trình bình ổn giá của Thành phố đã gắn liền với việc cung ứng hàng nông sản từ ÐBSCL. Ðây là lĩnh vực hợp tác có ý nghĩa thiết thực nhất đến cuộc sống người dân hai vùng. Người dân Thành phố được cung ứng hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phong phú, giá hợp lý, nông dân các tỉnh vùng ÐBSCL có nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định. Hiện mỗi ngày Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ

khoảng 1.000 đến 1.100 tấn sản phẩm nông nghiệp, từ 3 triệu đến 3,5 triệu trứng gia cầm, gần 2.000 tấn rau, củ quả các loại. Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tự cung cấp được khoảng từ 15% đến 20% tổng nhu cầu, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh, nhất là các tỉnh vùng ÐBSCL. Thành phố Hồ Chí Minh cũng phải nhập phần lớn từ ÐBSCL nguồn thịt gia súc, gia cầm, nhất là heo, thông qua các đơn vị kinh doanh giết mổ gia súc tại các chợ đầu mối Bình Ðiền, Tân Xuân...[29, 1].

Tuy nhiên, khu vực ÐBSCL có đến 85% số hộ chăn nuôi theo lối quảng canh, tự túc, chỉ 15% là nuôi theo phương thức công nghiệp. Vì thế, rất khó trong

việc truy xuất nguồn gốc khi có yêu cầu. Quy trình giết mổ chế biến công nghiệp

đòi hỏi nguồn cung nguyên liệu phải có chất lượng đồng đều, khối lượng đủ lớn sẽ

là thách thức đối với sự tồn tại của nền chăn nuôi nhỏ lẻ, cá thể đang chiếm phần lớn tại ÐBSCL.

Giám đốc Sở Công thương Thành phố Cần Thơ nhận xét: Tuy chương trình bình ổn giá hàng hóa của Thành phố Hồ Chí Minh đang thu mua nông sản từ nông dân theo giá thị trường, nhưng hiện giá thị trường xuống thấp so với giá thành nên nông dân không có lãi. Do vậy, nếu chương trình vẫn thu mua theo giá này, nông dân sẽ không gieo trồng, chăn nuôi nữa.

Vì thế, liên kết giữa nông nghiệp các tỉnh, thành phố vùng ÐBSCL với thành phố trong nhiều lĩnh vực nói chung và ngành hàng lương thực, thực phẩm nói riêng cần phải chuyển sang hình thức mới, hiệu quả hơn. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc vùng ÐBSCL đã căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh của nhau để xác định rõ các lĩnh vực cần tập trung liên kết. Thành phố đã trao đổi và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp hiện đại cho các vùng chăn nuôi, trồng trọt ở ÐBSCL; sau đó thu mua sản phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu. Thành phố cũng đã tăng cường phát triển thêm hệ thống phân phối hàng hóa tại khu vực để tăng mật độ giao thương hàng hóa, tổ

chức các phiên chợ, hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm đặc trưng của nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc vùng ÐBSCL đến với người dân hai khu vực.

- Liên kết trong sản xuất nông sản ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến nông sản ở Thành phố Hồ Chí Minh: Việc

liên kết sản xuất và cung ứng hàng lương thực, thực phẩm giữa nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh với nông nghiệp các tỉnh, thành thuộc ÐBSCL cũng được thực hiện và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp chế biến nông sản ở thành phố Hồ

Chí Minh và nông dân của các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL.

Ông Văn Ðức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, tham gia liên kết với các tỉnh vùng ÐBSCL cho biết, ngày nay doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm không thể tự làm hết mọi việc từ chăn nuôi, chế biến đến kinh doanh, mà phải phân chia lĩnh vực cho các thành phần xã hội khác đảm nhiệm. Vissan cũng thế, không thể không hợp tác, mở rộng khâu chăn nuôi heo, liên kết với các tỉnh, thành phố thuộc vùng ÐBSCL

để cung cấp thực phẩm tươi sống cho chế biến, giết mổ của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng ÐBSCL để thu mua trứng gia cầm với số

lượng lớn nên dù giá bán hàng bình ổn giảm 10% so thị trường, nhưng Công ty Ba Huân vẫn hoạt động có lãi [14, 1-2]. Việc liên kết trên cũng mang lại lợi ích cho không ít hộ nông dân vùng ÐBSCL. Rất nhiều hộ nông dân ÐBSCL gieo trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã nhận được sự hỗ trợ về vốn, giống, kỹ thuật và có đầu ra ổn định. Ngoài ra, còn nhiều dự án hợp tác khác mà người dân khu vực ÐBSCL và doanh nghiệp hai khu vực đang tự hợp tác để mang lại lợi ích cho nhau qua các hoạt động như xây dựng vùng nguyên liệu, hợp tác chế biến hàng nông, lâm, thủy sản... Tuy nhiên, mối quan hệ trong khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp chế biến còn hạn chế. Nhiều vùng, tỉnh xuất khẩu nguyên liệu hàng nông sản thô như tiêu, điều, cà phê, hải sản... trong lúc thừa năng lực chế

biến ở một số vùng, tỉnh thành khác.

Theo Thạc sĩ Cao Minh Nghĩa, việc LKKT nông nghiệp thời gian qua giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ÐBSCL đều dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi; đã góp phần làm cho kinh tế vùng ÐBSCL tăng trưởng đều mỗi năm. Việc liên kết cũng giúp 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng ÐBSCL hình thành và phát triển thêm được nhiều mạng lưới siêu thị, hệ thống bán buôn, bán lẻ, giúp tăng việc giao thương hàng hóa giữa hai khu vực. Tuy nhiên, trong hội thảo "Nâng cao

hiệu quả bình ổn giá trên thị trường TP Hồ Chí Minh thông qua tăng liên kết với

vùng ÐBSCL" tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: vẫn còn một

số hạn chế trong quá trình hợp tác trao đổi, thu mua hàng lương thực, thực phẩm giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh thuộc vùng ÐBSCL [42,1-2]. Việc hợp tác đang diễn ra theo xu thế tự nguyện nhưng mang tính tự phát, chưa theo một cơ

chế thống nhất mang tính tổng thể, còn dàn trải trên các địa bàn, chưa tập trung trọng tâm vào các mũi nhọn, thế mạnh của nhau nên chưa phát huy hết lợi thế của nhau. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp ở Thành phố thực hiện hợp tác với ÐBSCL mang tính ngắn hạn, ăn xổi ở thì, chưa xây dựng chương trình hợp tác căn cơ...

2.2.3. Nhng bài hc rút ra t nghiên cu các kinh nghim LKKT gia nông nghip các thđô và thành ph trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 69 - 72)