Trăng tròn vành vạnh, những tầng mây bãng lãng trôi qua

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 66 - Tháng 07.2021 (Trang 56 - 58)

- sự trở lại mới mẻ

Trăng tròn vành vạnh, những tầng mây bãng lãng trôi qua

tầng mây bãng lãng trôi qua làm ánh trăng khi mờ khi tỏ soi chiếu xuống nhánh tùng già, nơi đàn hạc đang sum vầy khoe dáng dưới trăng… Bức tranh sống động như khn hình trong một bộ phim 3d, khiến khó ai tin vào mắt mình khi biết đó là tranh được tạo tác trên nền của những phiến lá thốt nốt!...

1.

Bức tranh có tên Tùng hạc, cũng là bức tranh đầu tiên của nghệ nhân Võ Văn Tạng - người đầu tiên biến những chiếc lá thốt nốt bình dị trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Sinh năm 1942 ở huyện Thoại Sơn (An Giang), ơng Tạng vốn thích hội họa từ nhỏ. Tuy khơng có điều kiện thuận lợi

để theo học bộ mơn này một cách “chính quy”, nhưng ơng chưa lúc nào từ bỏ niềm đam mê của mình. Suốt thời gian đi học đại học, rồi sau này đi làm trong ngành ngân hàng, ngay cả khi công việc bộn bề ngốn hầu hết quỹ thời gian, ông vẫn mua sách hội họa về tự nghiên cứu, học hỏi. Ơng thích nhất là kỹ thuật vẽ tranh bằng bút lửa (que hàn điện), với suy nghĩ rất mộc mạc: “Mình khơng được học hành tới nơi tới chốn, làm sao mà sánh với họa sĩ vẽ tranh bằng cọ. Thơi thì mình vẽ bằng bút lửa cho dễ”…

Những năm 1990, khi công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Thoại Sơn, ông Tạng thường xuống những vùng thơn xã của địa phương để tìm hiểu và giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Trong những lần đến thẩm định cho vay tại một tổ sản xuất thủ công mỹ nghệ làm quạt bằng lá thốt nốt, ông để ý thấy nhiều đám lá thốt nốt chất đống ở

góc sân nhà dân, dù dãi dầu từ mùa mưa này sang mùa nắng khác vẫn không mục rữa, thậm chí cịn khơng hề đổi màu. Tìm hiểu thêm, ơng Tạng được biết lá thốt nốt rất bền, không bị mối mọt, tuổi thọ có thể lên đến cả trăm năm. Vì vậy mà người Khmer vẫn dùng lá thốt nốt làm đồ thủ cơng mỹ nghệ, viết kinh Phật... Ơng Tạng chợt nghĩ: “Lá thốt nốt bền vậy, sao mình khơng vẽ tranh lên lá”? Thế là ông nhờ người mua giúp lá thốt nốt rồi mang về chất đống trên gác, trong lịng tâm niệm: “Mình sẽ nghiên cứu để vẽ tranh trên đám lá này”!

“vẽ” traNh trêN chất liệu mới

Bức tranh đầu tiên ông Tạng vẽ: Tùng hạc

2.

Đống lá mua về chất trên gác có đến 4 năm rồi tâm niệm vẽ tranh trên lá thốt nốt của ông Tạng mới thành hiện thực. Lúc bấy giờ khơng có nhiều người tưởng tượng được ơng giám đốc ngân hàng chi nhánh nghỉ hưu sẽ vẽ tranh thế nào với “lá khơ dễ cháy” và “bút lửa vơ tình”. Ấy vậy mà, bằng những nét lửa điêu luyện được “múa” trên những phiến lá thốt nốt bình dị, ơng Tạng đã tạo nên những tác phẩm độc đáo và sống động đến khó tin. Sau hơn 2 thập niên “múa lửa” trên những phiến lá thốt nốt, đến nay nghệ nhân Võ Văn Tạng đã có cả chục ngàn bức tranh đủ kích cỡ, nhiều chủ đề. Từ tranh thư pháp, tranh Tứ quý đến tranh phong cảnh, chân dung... Khi nói về bức tranh “Tùng Hạc” và bộ tranh Tứ quý “Mai, Lan, Cúc, Trúc” - những bức tranh đầu tiên vẽ trên lá thốt nốt mà hiện giờ ơng vẫn cịn lưu giữ ấy, cũng như khi nhắc đến những bức tranh ông tạo tác hơn 20 năm qua, người nghệ nhân già như còn nguyên lửa trong đáy mắt: “Lá có thể sử dụng để vẽ tranh phải được chọn từ những tàu lá của cây thốt nốt từ 20 năm tuổi. Phải chọn đoạn lá non, đẹp nhất mới giữ nguyên được màu sắc của lá sau khi phơi khô. Phải chọn cắt lá vào mùa nắng, phơi khô đúng thời gian, xử lý kỹ thuật cẩn thận rồi ghép lại một cách khéo léo mới làm nền vẽ tranh được”.

Từ những bức tranh đầu tiên vẽ cho

thỏa niềm đam mê sáng tạo, tranh lá thốt nốt của ông Tạng ngày càng được nhiều người biết đến và dần trở thành những tác phẩm nghệ thuật được săn đón trên thị trường tranh vẽ. Đặc biệt, tranh của ông được rất nhiều cơ quan ban ngành đặt mua để làm quà biếu, như một hình thức giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của quê hương.

3.

Đến với nghề ở tuổi về hưu, lão luyện cùng nghề ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, nên lúc nào lão nghệ nhân cũng nghĩ đến việc truyền nghề cho thế hệ sau, để lưu giữ và quảng bá thể loại tranh độc đáo của mình. Ơng bảo con cháu trong gia đình, đứa nào u thích nghề vẽ tranh trên lá thốt nốt của ơng thì cứ theo học, ơng truyền hết mọi bí quyết và kỹ thuật. Ơng cịn mở lớp dạy vẽ tranh trên lá thốt nốt, ưu tiên tuyển người địa phương. Không những dạy nghề, ơng cịn trả lương học việc và tạo cơng ăn việc làm, giúp họ có thu nhập ổn định cuộc sống khi đã có tay nghề.

Vẽ bằng que hàn điện nên tranh lá thốt nốt chỉ có 3 màu chủ đạo là đen, nâu và vàng. Sắc độ đậm nhạt của nét vẽ tùy thuộc vào độ nóng của “bút lửa”. Vì vậy người vẽ khơng phải chỉ cần biết vẽ, mà cịn phải có kinh nghiệm và sự am hiểu về loại lá thốt nốt, để khơng “q tay” làm cháy phiến lá. Ơng Tạng đã đào tạo cả trăm thợ, nhưng có những em đã học mười mấy năm vẫn không tránh khỏi

năm 2010, ông Võ Văn Tạng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt nam xác lập hai kỷ lục: “nghệ nhân làm tranh bằng lá thốt nốt nhiều nhất Việt nam” và bức tranh “di chúc Bác Hồ làm bằng lá thốt nốt lớn nhất Việt nam”. năm 2016, ông được phong tặng danh hiệu nghệ nhân Ưu tú vì những cống hiến trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống.

Cách nay 5 - 6 năm, thương lái đến Tịnh Biên tìm mua cây thốt nốt rồi bứng cả gốc bán cho các khu dân cư mới hoặc các nơi xây biệt thự. Cây thốt nốt phải trồng hai chục năm mới cho lá đúng tầm làm tranh, nay bị bứng cả gốc như thế là rất đáng lo ngại cho nguồn nguyên liệu, vì vậy lão nghệ nhân Võ Văn Tạng đã nghiên cứu thêm chất liệu làm tranh từ vỏ trấu. Trấu cũng rất bền, lại ăn màu nên có thể tạo thêm màu sắc cho tranh. Hiện tại, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách du lịch nước ngồi khơng có, cơ sở sản xuất tranh của nghệ nhân Võ Văn Tạng cũng gặp khó khăn khơng ít. Ơng và các con đã nghiên cứu sản xuất đèn trang trí làm từ trấu và lá thốt nốt. Ông Tạng hy vọng sản phẩm mới khơng kén thị trường tiêu thụ này có thể giúp cơ sở của ơng duy trì cho đến lúc dịch bệnh chấm dứt, để ơng tiếp tục có những sáng tạo mới trong nghề “múa lửa vẽ tranh”…

Bức tranh Bác Hồ được vẽ trên lá thốt nốt mà nghệ nhân Võ Văn Tạng rất tâm đắc.

Bộ tranh Tứ quý “Mai, Lan, Cúc, Trúc” .

“bút sa lá cháy”, nên chính thức theo nghề cũng chỉ được mươi người. May mắn là hai đứa con trai của ông hiểu được niềm đam mê và tâm huyết của cha, nên đã theo học ngành mỹ thuật và quay về bên gối già để phụ chăm nom, phát triển cơ sở tranh của cha…

Đèn trang trí làm từ trấu và lá thốt nốt.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 66 - Tháng 07.2021 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)