Tiếp tục nâng cao đời sống người dân

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 66 - Tháng 07.2021 (Trang 39)

người dân

Khi thu nhập của người dân được cải thiện, bà con đã hợp sức cùng chính quyền để thực hiện hàng loạt cơng trình thủy lợi, giao thơng… Nhờ vậy, cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo đúng hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm thế mạnh của huyện (tơm, rau màu, lúa…). Từ đó, sản xuất của người dân lại càng hiệu quả hơn, thu nhập cao hơn. Nhiều mơ hình sản xuất thành cơng từ việc tái cơ cấu vật nuôi - cây trồng đã cho thu nhập từ 130 - 300 triệu đồng/ha/năm.

Ông Lê Văn Đủ cho biết Vĩnh Thuận đang phấn đấu từ nay đến năm 2025 sẽ có từ 2 xã trở lên đạt chuẩn Nơng thơn mới nâng cao, có ít nhất 1 xã đạt Nơng thơn mới kiểu mẫu và mỗi năm, huyện sẽ cố gắng giảm từ 1% hộ nghèo trở lên (theo chuẩn mới), giải quyết việc làm cho khoảng 3.500 lao động; đưa thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 70 triệu đồng.

Để đạt được những mục tiêu trên, huyện Vĩnh Thuận sẽ quy hoạch lại và thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; nhân rộng các mơ hình hiệu quả và phát triển chuỗi liên kết giá trị, hướng tới sản xuất qui mơ lớn có ứng dụng cơng nghệ cao. Huyện cũng sẽ tăng cường đầu tư cho nuôi tôm, trồng rau màu theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ, gắn với thị trường tiêu thụ và nghiên cứu xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các hàng hóa nơng nghiệp chủ lực...

Ơng Trần Văn Mì, Chủ tịch Hội Nơng dân (HND) huyện Tri Tôn kể về cách làm mới của địa phương mình: “Đột phá đầu tiên là phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi từ huyện đến các xã, thị trấn, chọn thực hiện một số mơ hình điểm như ni bò, trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu, xồi cát Hịa Lộc, sầu riêng, bơ núi, na Thái, nuôi chim yến, nghề chẻ đá, nướng tầm vơng... Điều đáng nói là HND các cấp đều tập trung cao cho phong trào sản xuất kinh doanh giỏi từ những loại hình gần gũi, hiệu quả, phù hợp với thổ nhưỡng, tập qn, trình độ lao động của nơng dân, đặc biệt là các hộ người dân tộc Khmer”. Ơng Nguyễn Lợi Đức, nơng dân ngụ xã Vĩnh Gia cho biết thêm: “Qua phát động của HND huyện, tôi mạnh dạn đầu tư ni bị, trồng chuối già cấy mô, ni chim yến, trùn quế… theo mơ hình khép kín tất cả các khâu để tránh lãng phí và thất thốt. Hàng năm sau khi trừ hết chi phí đầu tư tơi cịn lãi từ 6 đến 7 tỷ đồng.

Tơi cịn đang dự định sản xuất các loại tinh chất được chiết xuất từ trùn quế”.

Điều đáng quý là khi đời sống nông dân đã tương đối ổn định, các cấp HND ở Tri Tôn tiếp tục là cầu nối để nơng dân góp phần thay đổi vững chắc cơ cấu nông nghiệp, làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội. Cùng với đó là phát động sâu rộng phong trào chung tay xây dựng NTM. Tính đến thời điểm này, huyện đã có 4 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao, 9 đơn vị cịn lại cũng đang khẩn trương về đích trước kế hoạch đề ra. Ơng Trần Văn Mì phấn khởi cho biết thêm: “Không chỉ giỏi sản xuất, cần cù sáng tạo trong lao động, nơng dân tồn huyện cịn tích cực tham gia các phong trào nhân đạo, từ thiện xã hội. Từ năm 2015 đến nay, nông dân tồn huyện đã đóng góp gần 7,3 tỷ đồng, gần 7.000 ngày công lao động để cất mới 19 cây và sửa chữa 10 cây cầu nông thôn, nâng cấp và sửa chữa 48km đường giao thông nông thôn, nạo vét 30km kênh, mương nội đồng để phục vụ sản xuất”.

Về Tri Tôn rất nhiều người ngạc nhiên về sự đổi thay nhanh chóng, hiệu quả của bức tranh nơng nghiệp - nông dân - nông thôn nơi đây. Nông dân làm giàu - Nông nghiệp phát triển - Nông thôn đổi mới chính là 3 yếu tố hỗ trợ nhau theo hướng tương tác đã thực sự làm thay đổi bộ mặt huyện miền biên giới Tri Tôn hôm nay.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 66 - Tháng 07.2021 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)