Dán đá quý thành tranh

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 66 - Tháng 07.2021 (Trang 50 - 53)

nguyễn nHẬT THAnH

Sản phẩm từ sự tận dụng

Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, trong khi các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở huyện Lục Yên (Yên Bái) hầu hết phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng thì cơ sở tranh đá quý của anh An Văn Khang ở thị trấn Yên Thế vẫn hoạt động bình thường với lượng đơn đặt hàng qua mạng nhiều hơn trước. Lục Yên hiện có gần 50 cơ sở sản xuất tranh đá quý, tập trung chủ yếu ở thị trấn n Thế; trong đó có thể nói chính cơ sở tranh đá q của gia đình anh Khang là nơi khởi đầu. Hiện tại, các cơ sở sản xuất tranh đá quý của Lục Yên tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 1.000 lao động, với mức lương từ 7 - 15 triệu đồng/người.

Đá Lục Yên được dân trong nghề đánh giá là loại đá đẹp với màu sắc phong phú. Tận dụng mảnh vụn dôi ra từ mỗi vụ khai thác hoặc chế tác đá, những nghệ nhân tài hoa của Lục Yên đã tạo ra các bức tranh đá quý tinh tế và sinh động, được đông đảo người chơi tranh trong và ngồi nước đón nhận.

Theo anh Khang, quy trình tạo một bức tranh đá q gồm nhiều cơng đoạn, địi hỏi sự tỉ mỉ, công

phu và con mắt nghệ thuật riêng biệt. Đầu tiên, những người thợ phải rửa từng viên đá, mảnh đá cho thật sạch đất cát, tạp chất bám bên ngoài trước khi cho đá vào cối giã. Đá phải giã nhỏ đến một mức độ nhất định. Đây là khâu quan trọng, bởi việc lựa được những viên đá đồng nhất về kích thước, màu sắc, độ tương phản sẽ góp phần làm nên bức tranh có giá trị cao, đáp ứng yêu cầu của khách đặt. Những viên đá được chọn sẽ được ngâm trong chất tẩy rửa để màu sáng hơn. Cuối cùng là công đoạn chế tác tranh, phần việc đòi hỏi tay nghề cao, và mắt mỹ thuật của người thợ. Sau khi chép mẫu tranh lên một tấm mica, người thợ sẽ rải một lớp đá để lót nền, sau đó tỉ mỉ rắc đá với độ màu chuẩn để tạo hình, rồi nhỏ keo cho chúng kết dính với nhau.

Cũng giống như họa sĩ, người làm tranh đá quý phải biết pha màu cho tranh. Từ “bột màu” là bột đá và những hạt đá to nhỏ nhiều kích cỡ, họ đã sáng tạo để có được gần 300 màu sắc khác nhau. Trong quá trình tạo hình cho tranh, kỹ thuật rắc bột đá cũng là một cơng đoạn khó vì nó quyết định chiều Cơng nhân trong xưởng tranh của gia đình anh Khang.

Đá quý vụn được nghiền nát làm nguyên liêu làm tranh.

Những mảnh vụn của đá quý trước khi đưa vào chế biến để làm tranh đá.

lục yên

nguyễn nHẬT THAnH

sâu hình ảnh, độ sắc nét của tranh. Với tranh đá quý, một yếu tố quan trọng nữa là nguyên liệu đá phải là đá thật, màu thật. Nếu sử dụng đá nhuộm màu, bức tranh khơng thể đẹp vì màu sắc khơng tự nhiên và khơng bóng bền với thời gian.

Vang danh nhờ tranh đá quý

Nằm ngay bờ hồ Yên Thế, xưởng sản xuất tranh đá quý Hồng Ngọc ngày nào cũng tấp nập khách đến tham quan, tìm hiểu quy trình làm tranh và mua sản phẩm. Chị Nguyễn Thị Hằng, chủ cơ sở Hồng Ngọc cho biết, một bức tranh đá quý khổ nhỏ hoặc trung bình phải mất cả ngày để hồn thành. Cịn với những bức tranh cỡ lớn, nhiều họa tiết thì phải mất cả tuần hoặc lâu hơn. Một bức tranh chế tác thành cơng là sự kết hợp hài hịa giữa ý tưởng phối cảnh của họa sĩ và con mắt, đôi bàn tay khéo léo của thợ ghép đá.

Ngoài một số mẫu tranh dân gian đơn thuần như tranh Đông Hồ hay chữ thư pháp, các cơ sở làm tranh đá ở Lục n cịn liên tục tìm tịi, sáng tạo ra nhiều mẫu tranh mới. Trong đó, có nhiều bức tranh khổ lớn phỏng theo các tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng thế giới hoặc theo những đơn đặt hàng riêng biệt của khách. Nhờ nguyên liệu độc đáo, cách làm sáng tạo, tỉ mỉ và tay nghề mỹ thuật cao mà những năm gần đây, tranh đá quý Lục n có mặt ngày càng nhiều trong các gia đình, khách sạn hoặc văn phòng tại Hà Nội và các thành phố lớn trong cả nước. Tranh đá quý Lục Yên còn theo chân khách du lịch và các doanh nhân đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ… Nhờ đó, doanh thu mỗi năm từ nghề làm tranh đá tại Lục Yên lên tới gần 50 tỷ đồng.

Cũng nhờ tiếng tăm của tranh đá quý, thị trấn Yên Thế được rất nhiều du khách trong và ngồi nước biết đến. Nơi đây đón tiếp trên 10.000 người mỗi năm đến tham quan thị trấn và các cơ sở làm tranh đá quý. Chỉ bằng những nguyên liệu tưởng chừng đơn giản là bột đá, đá hạt tự nhiên và keo dính, những nghệ nhân làm tranh đá quý của Lục Yên đã khiến du khách từ ngạc nhiên, thích thú đến thán phục khi chứng kiến cách chế tác những bức tranh của mình.

Tận dụng tài nguyên quý giá từ thiên nhiên tại địa phương, với sự tài hoa và tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, người dân Lục Yên đã khiến cả nước và khách nước ngồi biết đến q hương mình thơng qua sản phẩm độc đáo của địa phương.

Cuối năm 2019, nghề làm tranh đá quý Lục Yên đã được tỉnh Yên Bái công nhận là làng nghề truyền thống. Đây là cơ hội để Lục Yên phát huy giá trị của nguồn tài ngun khống sản phong phú. Khơng chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, văn hóa, làng nghề tranh đá q cịn góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

Tranh đá được bày khắp mọi nơi ở thị trấn Yên Thế.

Tranh đá phong cảnh được rất nhiều du khách yêu thích.

Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“vẽ” traNh trêN chất liệu mới

Kỳ cơng

Đó là Lê Thanh Hà, chủ thương hiệu Giấy Quê Tôi. Hà điềm tĩnh quan sát kỹ lưỡng người H’mông làm giấy giang từ công đoạn đầu đến lúc đổ giấy, sau đó mới xắn tay vào việc.

Anh Hà áp những bức tranh trên giấy decal lên chiếc khung đã được bà con đổ bột giang tràn kín, rồi điều chỉnh van của chiếc súng nước (tương tự như cái vòi xịt để rửa xe) để bắn ra những tia nước mảnh, gọn. Nhịp nhàng múa đơi bàn tay để vịi nước vẽ bột theo hình trên tấm decal. Dưới áp lực nước, khung giấy giang dần hiện lên những hoa văn hình rau dớn, hình xốy, hình vng, hình răng cưa, hoa bí, quả trám, con rắn, sừng con dê, ngôi sao tám cánh, mặt trống đồng… tạo thành một bức tranh vô cùng sinh động. Bà con ồ lên thích thú…

Suốt nửa tháng đắm đuối trên biển mây Pà Cò, Lê Thanh Hà giúp người dân đổ giấy kiểu người H’mông, in hoa văn bằng áp lực nước kiểu Rakusui Washi của Nhật Bản. Để đưa giấy giang lên hàng nghệ thuật, anh đã “xuyên sáng” cho chúng. Mỗi bức tranh được gắn đèn phía sau, làm chụp đèn hoặc in lên các tấm vách ngăn trang trí trong nhà để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Khi được

chiếu sáng, tranh giấy giang trở nên lung linh, từng sợi xơ, từng họa tiết bật lên rực rỡ, cuốn hút. Bột giấy giang đắp nổi thành những bức phù điêu cũng là một cách làm độc đáo để cho ra đời những tác phẩm ấn tượng. Và ước nguyện hỗ trợ người H’mơng hình thành Giấy Quê Tôi - Giấy bản Mai Châu của Lê Thanh Hà đã thành hiện thực, khi bà Sùng Y Dớ ở bản Trà Đáy, một trong số mười học trò của anh, quyết định mở xưởng sản xuất tranh giấy giang.

Cái nơi của Giấy Q Tơi

Trước khi lên Pà Cị, anh Hà từng tiếp hai người lặn lội từ Bến Tre ra Đà Nẵng xin học. Anh đã đào tạo miễn phí giúp họ thành nghề và trở về xứ dừa mở Giấy Quê Tôi - Giấy dừa Bến Tre. Một người ở Phú Yên sau thời gian làm với anh ở Đà Nẵng, cũng đã tự tin trở về mở Giấy Quê Tôi ở Phú Yên.

Đại bản doanh của Giấy Quê Tôi là cơ sở làm tranh giấy dừa Đà Nẵng (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) của anh Lê Thanh Hà sinh năm 1978, người Nghệ An, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Huế. Anh Hà nảy ra ý tưởng làm giấy từ xơ dừa vào đầu năm 2015, từ suy nghĩ: xơ dừa làm được than nano ắt làm được

dòng tranh giấy được làm thủ cơng hồn tồn với phương thức cổ và kỹ thuật khắc trên bột ướt qua phương thức cổ và kỹ thuật khắc trên bột ướt qua khuôn độc bản, với độ bền từ 100 năm đến 300 năm. Từ nguyên liệu bản địa, tri thức bản địa, nhân lực bản địa, mỗi địa phương sẽ có sản phẩm giấy độc đáo của riêng mình. Ở Pà Cị, từ bao đời nay giấy giang vẫn yên phận trong lịng người H’mơng, bỗng từ đầu tháng 10 năm 2019, một người đàn ông sôi nổi, vui tính lặn lội từ thành phố Đà nẵng ngược ngàn...

ĐỖ QuAng TuẤn HỒng

trên giấy q tơi

Quy trìNh làm giấy dừa đà NẵNg (giấy từ càNh dừa)

Lê Thanh Hà lặn lội lên xã Pà Cò ở huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình giúp bà con mở Giấy Q Tơi - Giấy bản Mai Châu.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 66 - Tháng 07.2021 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)