liệu đặc biệt, giấy phải có hệ thống hoa văn đặc trưng để nhìn vào đó, người ta nhận ra ngay hồn cốt của mỗi địa phương. Bằng sự tinh tế và vốn văn hóa đa dạng, anh đã tạo sự khác biệt ở hoa văn cho giấy mỗi miền. Nếu giấy Nipa (Hội An) là họa tiết mắt cửa, đầu hồi, chiếc nón lá, tà áo dài, ghe bầu… thì với giấy dừa Đà Nẵng, hoa văn chủ đạo là thiên nhiên như hoa đào chuông, voọc chà vá chân nâu, biển, cá chuồn, cá chìa vơi, rùa biển, hoa sen, đức Phật… Với giấy giang Mai Châu, họa tiết là những hình ảnh đặc sắc trong tâm thức của người H’mơng: sóng nước, xốy trơn ốc, rau dớn, quả trám, ngôi sao tám cánh…
Ấp ủ ước mơ xây dựng ở mỗi tỉnh, thành một xưởng sản xuất giấy đặc trưng văn hóa của mỗi địa phương, anh Hà sẵn sàng truyền nghề cho bất cứ ai muốn học hỏi. “Các làng nghề truyền thống đang mai một khơng chỉ vì người trẻ khơng cịn thiết tha với nghề của cha ơng, mà cịn vì họ khơng được chia sẻ bí quyết nghề nghiệp. Tơi sẵn sàng chia sẻ hết mọi bí quyết để tranh giấy dừa có thể mau chóng đến được với nhiều người hơn. Cạnh tranh bằng trí tuệ chứ đừng cạnh tranh bằng bí quyết”. - Anh tâm sự.
giấy. Anh thử nghiệm nhiều cách làm, như xeo qua nước giống cách làm giấy dó, giấy Nhật, giấy Thái Lan… nhưng chỉ sau khi biết được cách đổ giấy của người H’mông rất tiện và khả năng làm khổ lớn bất tận, Hà mới nghĩ ra cách dùng nước dàn bột cho đều. Hơi mất công nhưng bề mặt giấy làm kiểu này thực sự tuyệt. Đó cũng là lý do mà Hà lặn lội lên Pà Cò giúp người dân cải tiến khâu làm giấy giang, cũng là một sự tri ân tới giấy bản.
Sau khi đã thử qua vài loại hợp chất, công thức để tăng nhiệt cho mau ngấm, anh Hà chọn nấu xơ dừa bằng nước vôi trong theo cách dân gian. Anh nhờ mấy người bạn ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội tìm giúp bản vẽ cơ cấu máy nghiền giấy thủ cơng châu Âu năm 1928, sau đó anh cùng một giảng viên chuyên ngành chế tạo máy và lắp đặt ở trường Cao đẳng nghề Qn khu 5 mày mị phục chế thành cơng máy nghiền từ bản vẽ. Tìm kiếm trên internet, Hà tiếp thu kỹ thuật in hoa văn bằng áp lực nước từ kỹ thuật in hoa văn trên giấy Rakusui Washi của Nhật Bản. Vậy là tranh giấy dừa ra đời. Sự kết hợp tuyệt mỹ
Trái với nhiều người thích bao phủ những việc mình làm trong một màn sương huyền hoặc để thêm phần quan trọng, anh Hà cười hơ hớ khẳng định: “Tranh giấy dừa dễ lắm, ai cũng có thể làm được”!
Anh Hà vừa làm vừa giải thích với khách: “Bột xơ dừa sau khi xay mịn được đổ lên khung xeo làm bằng lụa để thoát nước và dùng nước để dàn bột cho phẳng mặt”. Sau khi dàn đều mặt và làm mịn mặt giấy, anh bắt đầu hạ hoa văn xuống để làm bức tranh. Hoa văn được vẽ trên trên máy vi tính, cắt decal xong dán lên mặt lưới. Hoa văn được in bằng áp lực nước kiểu Rakusui Washi của Nhật Bản. Kỹ thuật in này đòi hỏi nghệ nhân phải thật khéo léo để điều chỉnh mức độ nặng nhẹ của áp lực nước, tạo nên những lớp dày, mỏng theo ý muốn trên mặt giấy. Sau đó dỡ nó lên, đoạn nào cần mỏng thì bóc bớt bột giấy đi sao cho độ dày của
xơ đủ cho ánh sáng xuyên qua. Đây cũng là công đoạn quyết định tính mỹ thuật của bức tranh. In họa tiết hoa văn xong, tờ tranh được phơi khô trong khoảng hai giờ. Cơng đoạn cuối là bóc giấy khỏi khung lụa, bồi, đóng khung, xuyên sáng. Khi có nguồn ánh sáng xuyên qua, vân và xơ dừa hiện lên sống động làm cho bức tranh trở nên cuốn hút người xem.
“Tôi quyết định đặt tên thương hiệu là giấy Quê Tơi để đi đến vùng đất nào cũng có thể làm giấy và bàn
giao lại cho người dân nơi đó”.
- Lê Thanh Hà
Lâu nay, cả lá sen, thân sen, gương sen thân sen, gương sen đều là những nguyên liệu quan trọng để làm ra nhiều sản phẩm nghệ thuật độc đáo. giờ đây ở xứ Huế, nơi nổi tiếng với những vườn sen đẹp, hạt sen ngon… lại có một sản phẩm đặc biệt: tranh trên lá sen... AnH KHOA độc đáo tranh sen xứ huế nếu ở Đồng Tháp các họa sĩ thường dùng lá sen tạo đường nét trên nền vải trắng rồi vẽ những bức chân dung độc đáo trên vải, thì ở Huế, lá sen được dùng làm chất liệu nền để các họa sĩ vẽ tranh trên đó.