Ở những mức độ khác nhau, các địa phương đều đã đưa ra một số giải pháp nhằm xử lý rơm rạ. Với các khu vực rộng lớn, có thể sử dụng máy móc, cơng nghệ, nhiều nơi đã cày vùi rơm rạ vào đất và lấy nước vào ruộng ngay sau thu hoạch; hoặc áp dụng mơ hình kết hợp (cuốn rơm - cày vùi gốc rạ - rải phân vi sinh); sử dụng rơm rạ làm nhiên liệu cho sản xuất năng lượng sinh học thay thế. Một số địa phương khác (như tại ĐBSCL), bà con nơng dân có thể tận thu rơm để bán cho những người chăn nuôi hoặc trồng nấm rơm. Tuy nhiên, do đặc tính lúa thu hoạch rộ trong một thời gian ngắn mà khi số lượng các máy cuốn rơm ít, hoạt động thu gom rơm khá vất vả mà thu nhập không cao nên nhiều hộ nông dân vẫn lựa chọn giải pháp… đốt cho nhanh.
“Chúng ta chưa thấu hiểu người nơng dân, chưa có sự hỗ trợ cụ thể nên giải pháp đưa ra đều không đạt được hiệu quả như mong muốn, hoặc chỉ duy trì được trong một thời gian ngắn”. - TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới khơng khí sạch Việt Nam nhận định. Ở những thửa ruộng cao, khi thu hoạch xong sẽ khơng có nước để sử dụng chế phẩm sinh học (ủ rơm cho hoai mục, làm phân bón). Ruộng thấp, trũng, mưa ngập lại không thể sử dụng các phương tiện vào cuốn rơm rạ mà phải thu gom thủ cơng… Trong khi đó, thu nhập từ trồng lúa gạo vốn đã khá thấp, nay buộc người nông dân phải bỏ thêm một khoản tiền để xử lý rơm rạ phù hợp với môi trường (mà khơng đem lại lợi ích thiết thực trước mắt cho họ) thì quả là khơng dễ. Và vì thế nếu chỉ áp dụng giải pháp hành chính, xử phạt, xử lý… thì khó có thể coi là giải pháp hợp lý hợp tình.
Theo ơng Tùng, các nhà khoa học rất cần vào cuộc để gợi ý cho người dân những mơ hình sử dụng rơm rạ phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, thậm chí, phù hợp với từng hộ sản xuất. Đó là sử dụng để trồng nấm rơm, làm phân hữu cơ dồi dào dinh dưỡng; che đậy, giữ ẩm cho đất, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nhiều loại rau màu, cây ăn trái, hoa kiểng… Rơm cũng là nguồn thức ăn có thể dự trữ lâu dành cho gia súc; làm lớp đệm che chắn, bảo vệ trái cây khi vận chuyển đi xa hay sử dụng làm vật liệu xây dựng...
NhữNg kiNh Nghiệm tốt
Hợp tác xã nông nghiệp An Lỗ (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) tận dụng nguồn rơm từ diện tích 22ha lúa hữu cơ của địa phương để trồng nấm hữu cơ, xây dựng chuỗi thương hiệu hữu cơ khép kín. Bình qn 1 sào lúa thu được khoảng 10 - 12 cuộn rơm (đường kính 80cm), giá 20.000 đồng/cuộn, cung cấp cho các cơ sở làm nấm. Một điển hình thành cơng khác là anh Hồng Cơng Tấn (thôn Cao Xá, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền) được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên - Huế hỗ trợ đầu tư máy cuốn rơm theo hình thức vốn đối ứng 50/50%. Máy được lắp đặt vào hệ thống máy kéo Kubota có sẵn của gia đình. Sử dụng máy cuốn rơm tại ruộng, gia đình anh chỉ cần 1 ngày để phơi rơm và 1 buổi để thu gom toàn bộ số rơm mà trước đây phải mất khoảng 1 tuần lao động vất vả mới hoàn thành. Máy cuộn mỗi cuộn rơm chỉ mất khoảng 1 phút, trung bình mỗi có thể thu gom 4ha/ngày, tương ứng với 600 cuộn rơm. Nhiều địa phương trong tỉnh này đã tham quan, học tập để nhân rộng mơ hình máy cuộn rơm, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ trên đồng, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Bảo vệ môi trườNg Nước
Theo ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc Sở NN&PTNT Long An, việc đưa nước sạch về các vùng nông thôn thay thế nguồn nước giếng (chỉ đạt mức hợp vệ sinh chứ chưa đạt chuẩn nước sạch) sẽ được tỉnh đầu tư từng bước song song với việc kêu gọi đầu tư trong thời gian tới để phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh là 65%, tỷ lệ sử dụng nước sạch đô thị là 100%.