Ngăn chặn rác tại nguồn là giải pháp

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 66 - Tháng 07.2021 (Trang 62 - 63)

- sự trở lại mới mẻ

ngăn chặn rác tại nguồn là giải pháp

là giải pháp

Các nhà khoa học cho biết việc xác định các nguồn chính của nhựa đại

Một con rùa đang cố gắng ăn một chiếc cốc nhựa. Ảnh Paulo Oliveira.

dương đã làm rõ những gì cần hành động để ngăn chặn dòng rác tại nguồn. Các giải pháp mà họ đưa ra bao gồm cấm một số sản phẩm nhựa dùng một lần, yêu cầu các nhà sản xuất phải có trách nhiệm hơn trong việc thu gom và tiêu hủy sản phẩm một cách an tồn, đồng thời khuyến khích phát triển hình thức đặt cọc cho vật dụng đựng thức ăn mang đi và số tiền cọc này sẽ được hoàn trả khi khách hàng trả lại vật dụng đó. Lâu nay các biện pháp cắt giảm ô nhiễm từ rác thải nhựa thường tập trung vào những vật dụng dễ thay thế như ống hút nhựa, một số dụng cụ dùng để khuấy đồ uống và tăm bông. Tiến sĩ Morales cho rằng các biện pháp này là chưa đủ và cần phải lưu ý đến cả rác thải từ nhựa đựng thức ăn bán mang đi mới giải quyết được cốt lõi của vấn đề.

Một nghiên cứu khác cũng được công bố trên Nature Sustainability về các loại rác đổ ra đại dương từ 42 con sông ở châu Âu. Đây là châu lục mà các hoạt động bảo vệ môi trường luôn được coi trọng và được đánh giá tốt hơn so với một số khu vực khác trên thế giới như châu Á hay châu Phi. Mặc dù vậy, con số ô nhiễm ở châu Âu cũng vô cùng đáng ngại. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 307 đến 925 triệu mảnh rác trôi nổi ở các con sông trên khắp châu Âu mỗi năm, và số rác này sau đó tiếp tục trơi thẳng ra biển. Trong số rác này thì có đến 80% là rác thải nhựa, và phần lớn cũng là nhựa từ chai lọ và các loại bao bì dùng để đóng gói thức ăn. Nếu thống kê theo quốc gia thì Thổ Nhĩ Kỳ là nước có lượng rác xả ra nhiều nhất (16%), tiếp đó là Italy (11%), Anh (8%), Tây Ban Nha (8%) và Hy Lạp (7%).

Từ đó, Daniel González-Fernández - nhà nghiên cứu thuộc đại học Cádiz, người đứng đầu nghiên cứu về rác thải trên sông này cho biết: “Các biện pháp giảm thiểu khơng có nghĩa chỉ là làm sạch cửa sông. Chúng ta phải ngăn rác tại nguồn để nhựa thậm chí khơng xâm nhập vào môi trường ngay từ đầu”.

TuỆ nHƯ theo The Guardian

Nghiên cứu biến chai nhựa thành hương liệu vani được cơng bố trên tạp chí Green Chemistry, do các nhà khoa học tại Đại học Edinberg thực hiện. Các nhà nghiên cứu đã phát triển các enzym đột biến để phân hủy polyme polyethylene terephthalate được sử dụng cho chai nhựa thành đơn vị cơ bản của nó - axit terephthalic (TA). Sau đó, họ dùng vi khuẩn E.coli để biến TA thành vanillin. (Vanillin được biết đến dưới dạng bột trắng, được dùng rộng rãi để tạo hương, thay thế cho quả vani trong tự nhiên - PV).

Tiến sĩ Stephen Wallace tại Đại học Edinberg cho biết, các nhà khoa học đã làm ấm môi trường nuôi cấy vi sinh vật ở nhiệt độ 370C trong một ngày - điều kiện tương tự như để nấu bia - nhằm chuyển đổi 79% TA thành vanillin. “Nghiên cứu của chúng tôi thách thức nhận thức về việc nhựa là một chất thải có vấn đề. Thay vào đó, nó chứng minh rằng việc sử dụng rác thải nhựa như một nguồn carbon mới có thể tạo ra các sản phẩm có giá trị cao”. - ơng cho biết thêm.

Vanillin được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm

và mỹ phẩm và là một hóa chất quan trọng được sử dụng để sản xuất dược phẩm, sản phẩm tẩy rửa và thuốc diệt cỏ. Nhu cầu vanillin trên toàn cầu đang tăng nhanh chóng, năm 2018 là 37.000 tấn, vượt xa nguồn cung từ quả vani tự nhiên. Khoảng 85% vanillin hiện được tổng hợp từ các hóa chất có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Joanna Sadler, nhà khoa học tại Đại học Edinburgh - người thực hiện nghiên cứu này, chia sẻ: “Đây là ví dụ đầu tiên về việc sử dụng một hệ thống sinh học để xử lý rác thải nhựa thành một hóa chất cơng nghiệp có giá trị và nó có những tác động rất thú vị đối với nền kinh tế tuần hoàn”.

Cứ mỗi phút trên thế giới có khoảng 1 triệu chai nhựa được bán ra, và chỉ 14% trong số chúng được tái chế. Việc tận dụng chai nhựa đã qua sử dụng, biến chúng thành những vật liệu có lợi hơn có thể làm cho q trình tái chế trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn rất nhiều. Nhựa sẽ mất khoảng 95% giá trị như một nguyên liệu sau một lần sử dụng. Do vậy, khuyến khích thu gom và sử dụng rác thải nhựa là chìa khóa để giải quyết vấn đề ơ nhiễm nhựa tồn cầu.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 66 - Tháng 07.2021 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)