- sự trở lại mới mẻ
Tranh từ vụn vả
Nằm trong lòng làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đơng, Hà Nội) và có tuổi đời chỉ khoảng 3 năm, nhưng hợp tác xã Vụn (Vụn Art) là cái tên có lẽ khơng q xa lạ với những người yêu nghệ thuật. Trụ sở của Vụn Art - một căn phịng nhỏ nhưng có sức thu hút rất riêng bởi bức tường bằng kính, bên trong treo ngay ngắn những bức tranh dân gian bằng vải đầy màu sắc sinh động - là nơi những người khuyết tật ngày ngày tỉ mỉ ghép lụa vụn để tạo thành những bức tranh độc đáo.
Giám đốc của Vụn Art là anh Lê Việt Cường. Căn bệnh bại liệt năm 1 tuổi đã khiến anh trở thành một người khuyết tật. Thấu hiểu những khó khăn của người khuyết tật trong cuộc sống, khi có được cơ duyên đến với nghề làm tranh từ vải vụn, anh đã đi khắp 17 phường của quận Hà Đơng tìm người khuyết tật, vận động họ tham gia lớp học làm tranh do anh tổ chức. Không chỉ mời các họa sỹ tên tuổi đến dạy, anh còn dùng tiền cá nhân tích cóp được để hỗ trợ tiền học, tiền ăn cho họ. “Tôi chọn tên “Vụn” với ý nghĩa
rằng mỗi người khuyết tật giống như một mảnh vải vụn nhỏ, nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng - giống như chất keo, sẽ kết dính chúng tơi lại thành mảng lớn hơn. Khi chúng ta ghép thành miếng vải lớn thì trên miếng vải đó, sẽ vẽ được giấc mơ của mình và khi đó khơng cịn là vụn bé nhỏ nữa”, anh Cường nói.
Tranh của Vụn Art tập trung vào các dòng tranh nghệ thuật dân gian. Sự riêng biệt của tranh ghép vải nằm ở phong cách và chất liệu với nhiều công đoạn tỉ mỉ. Đầu tiên là phác thảo tranh trên bìa cứng để định hình rồi cắt rời chi tiết. Vải vụn chuẩn bị trước đó phải được làm sạch sẽ rồi là cho phẳng. Để đảm bảo độ cứng cáp cho miếng vải cũng như độ bền màu sau này, những mảnh vải vụn sẽ được phết một lớp keo sữa mỏng rồi đem hong khô trước khi ghép vào tranh. Nhiều khách du lịch, đặc biệt là du khách