động trình báo vụ việc tới cơ quan cơng an trong trường hợp bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Liên quan đến vấn đề nhiều người đã bị tấn cơng bởi các tin nhắn giả mạo có tên thương hiệu của các ngân hàng, Cục An tồn thơng tin cho biết các tin nhắn này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo. Đây là các thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài, được các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép nhằm mục đích thực hiện các cuộc tấn cơng phát tán tin nhắn rác lừa đảo người dùng, đặc biệt là người dùng tại các khu vực đô thị.
Sau khi người dùng đăng nhập vào các đường link giả mạo, các bước đăng nhập đều được công cụ đánh cắp thông tin ghi lại và được các đối tượng lừa đảo sử dụng để có thể truy cập vào tài khoản của nạn nhân thực hiện các giao dịch chuyển khoản, đăng ký vay online... Tuy nhiên, bước khó nhất vẫn là lấy được mã OTP (mật khẩu 1 lần) từ ngân hàng gửi tới SIM điện thoại của chính chủ. Thế nhưng, ở bước này, rất nhiều khách hàng đã tự mình cung cấp thơng qua truy cập trang web giả mạo mà họ không hề hay biết. Do đó, người sử dụng nên trang bị kiến thức, đọc các thông tin mà các cơ quan chức năng, ngân hàng khuyến nghị để tránh việc rơi vào bẫy của tội phạm mạng ngày càng tinh vi.
cung cấp thơng tin theo hướng dẫn của đường link thì lập tức tiền trong tài khoản sẽ “bốc hơi”. Không chỉ mạo danh tin nhắn ngân hàng, các đối tượng lừa đảo còn giả mạo nhân viên ngân hàng gọi điện thông báo khách hàng gặp trục trặc khi đang sử dụng dịch vụ ngân hàng, xác minh giao dịch khách hàng mới thực hiện, thông báo khách hàng bị lộ thông tin thẻ… nhằm đánh cắp thông tin.
Đại diện ngân hàng SCB cho biết, mặc dù ngân hàng và các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo với khách hàng về các chiêu thức lừa đảo như trên nhưng vẫn có nhiều khách hàng mất cảnh giác và bị lừa mất tiền trong tài khoản.