- sự trở lại mới mẻ
Thực hiện như thế nào?
Nhiều nhãn hàng lớn đang cố gắng thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình, như là cách để tạo ra một thương hiệu thời trang có đạo đức. Với bộ sưu tập “Conscious” được làm hồn tồn từ các chất liệu như bơng hữu cơ và polyester tái chế, H&M đang rời xa nguồn gốc thời trang nhanh của mình. Thương hiệu này cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 chỉ sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc bền vững. People Tree, một trong những thương hiệu thời trang bền
Chiến dịch của Patagonia.
vững đầu tiên và là thương hiệu đầu tiên được trao tặng nhãn sản phẩm của World Fair Trade Organization, đã đầu tư rất nhiều vào các hoạt động bền vững và thân thiện với môi trường, chẳng hạn như canh tác hữu cơ. People Tree cũng ủng hộ và thúc đẩy mức lương công bằng, điều kiện làm việc tốt và chỉ làm việc với các vật liệu bền vững như bông hữu cơ, sợi tự nhiên và thuốc nhuộm khơng hóa chất.
Một thương hiệu tiên phong khác của thời trang bền vững là Eileen Fisher. Eileen Fisher xây dựng tồn bộ quy trình thiết kế và sản xuất theo hướng bền vững và thân thiện với mơi trường nhất có thể, từ sử dụng sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để hạn chế chất thải dệt đến đối xử có đạo đức đối với tất cả công nhân. Công ty cũng khởi xướng chương trình thu mua lại những món đồ đã qua sử dụng và tái chế chúng thành quần áo mới, hoặc nhóm Waste No More biến quần áo đã qua sử dụng thành tác phẩm
nghệ thuật có một khơng hai. Để giảm thiểu lượng khí thải carbon của thương hiệu, Eileen Fisher tránh vận chuyển bằng đường hàng không.
Quần áo của Tentree được làm hồn tồn từ các vật liệu bền vững và có nguồn gốc thân thiện với môi trường bao gồm nút bần, dừa và polyester tái chế, tất cả đều được sản xuất trong các nhà máy đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn đạo đức. Công ty cũng cam kết trồng 10 cây cho mỗi mặt hàng được mua. Để thu hút khách hàng, sau mỗi lần mua hàng, khách hàng sẽ nhận được một mã để theo dõi sự phát triển từ cây của họ. Tentree đang trên đà trồng một tỷ cây xanh vào năm 2030.
Tính bền vững là chìa khóa của Everlane khi thương hiệu này gần đây đã tung ra dòng quần áo làm từ chai nhựa tái chế và các vật liệu tái sử dụng khác. Thương hiệu cũng tập trung vào sự minh bạch đối với khách hàng của họ, vì họ cung cấp bảng phân tích chính xác về chi phí của từng mặt hàng, cũng như hiển thị các nhà máy sản xuất hàng may mặc đó. Everlane đã tạo dựng mối quan hệ bền vững với các chủ nhà máy để đảm bảo rằng nhân viên và quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức cao của Everlane.
Denim là một trong những mặt hàng thời trang khắc nghiệt nhất đối với môi trường, nhưng nhiều thương hiệu denim đang tìm cách tạo ra chất liệu denim bền vững. Thay vì cần một lượng nước khổng lồ chỉ để tạo ra một chiếc quần jean, giờ đây Levi’s đã giới thiệu bộ sưu tập mới mang tên Water <Less; trong đó giảm tới 96% nước để tạo ra trang phục. Trên toàn thế giới, Levi’s cam kết đảm bảo tính bền vững thơng qua tồn bộ q trình thiết kế và sản xuất, bao gồm cả việc hướng tới 100% bơng có nguồn gốc bền vững. Levi’s cũng đã khởi xướng việc tái chế quần jean cũ thành vật liệu cách nhiệt trong nhà.
Kể từ năm 2015, Reformation đã trở thành thương hiệu trung lập với khí thải
Trong bối cảnh nguồn cung phân bón thế giới và trong nước đều sụt giảm do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 suốt 2 năm qua, nhiều nhà máy dừng hoặc hoạt động cầm chừng do việc cung ứng nguyên vật liệu và chuỗi logistics toàn cầu bị đứt gãy, PVFCCo - nhà sản xuất kinh doanh phân bón Phú Mỹ - đã và đang nỗ lực để tăng tối đa sản lượng, nhanh chóng điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân.
Vượt qua các thách thức chưa từng có khi thực hiện bảo dưỡng tổng thể nhà máy trong điều kiện dịch bùng phát, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần trách nhiệm cao nhất, PVFCCo đã hồn thành cơng tác bảo dưỡng nhà máy, cho ra sản phẩm urê trước tiến độ. Tính đến giữa tháng 06/2021, tổng sản lượng phân bón Phú Mỹ do PVFCCo sản xuất đạt 403.000 tấn, đạt 41% kế hoạch năm 2021, riêng sản lượng NPK Phú Mỹ vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2% và tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020.
Đối với các mặt hàng phân bón trong nước không sản xuất được phải nhập khẩu như kali, ngay từ đầu năm, PVFCCo đã xúc tiến các hợp đồng dài hạn, tìm kiếm các nguồn hàng mới. Nhờ đó, lượng ký hợp
đồng trong 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 170.000 tấn và đã cung ứng ra thị trường trong 6 tháng ước đạt 90.000 tấn, bằng 150% so với năm 2020 và đạt 60 % kế hoạch năm.
Hiện nay, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đang vận hành liên tục với công suất cao nhất, cho ra mỗi ngày khoảng 2.450 tấn Đạm Phú Mỹ và gần 1.000 tấn NPK Phú Mỹ chất lượng cao. Bên cạnh đó, đội ngũ kinh doanh, thị trường của PVFCCo ln nhanh chóng ứng phó với đại dịch và tình hình thị trường, trang bị khẩu trang, nước rửa tay khô và các kỹ năng phòng chống dịch cho bản thân mình và hệ thống phân phối, nơng dân; kịp thời chuyển các hoạt động xúc tiến thương mại có tập trung đơng người, tiếp xúc trực tiếp... sang hình thức, hoạt động khác phù hợp hơn như digital marketing, online, phương tiện thông tin đại chúng, ...
Trong thời gian sắp tới, với dự báo dịch Covid-19 và tình hình thiên tai, bão lũ sẽ còn phức tạp, ảnh hưởng lớn tới ngành nông nghiệp, PVFCCo xác định sẽ tiếp tục đảm bảo tối đa nguồn cung cho thị trường, đồng thời phối hợp với các địa phương, cơ quan chức năng thực hiện các chương trình thiết thực nhằm kịp thời đồng hành, chia sẻ với bà con nông dân.
đoÀn minh