Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 30 - 31)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. Rủi ro tíndụng trong NHTM

1.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng khơng rõ ràng làm cho hoạt động tín dụng trở nên lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng sai lầm, tạo ra những kẽ hở cho người sử dụng vốn lách luật và cuối cùng thì ngân hàng lại là người hứng chịu những hậu quả đó.

Do áp lực kinh doanh và cạnh tranh gay gắt nên các ngân hàng vừa và nhỏ sẽ nới lỏng điều kiện cho vay, việc làm này sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu trong tương lai tăng lên.

- Những yếu kếm và thiếu xót của CBTD

Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trước, trong và sau khi cho vay, làm cho ngân hàng không phát hiện kịp thời trong khi khách hàng đã sử dụng vốn vay sai mục đích ban đầu.

Các CBTD khơng nắm vững nghiệp vụ có thể tính tốn khơng chính xác hoặc bỏ lỡ các dự án đầu tư hiệu quả. Hoặc các CBTD do bị áp doanh số cho vay, cần hoàn thành chỉ tiêu nên đã bất chấp mà cấp vốn cho các dự án không hiệu quả, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng. Vì vậy nếu trình độ CBTD khơng cao, thẩm định khơng tốt, có thể chấp nhận cho vay những khoản vay không khả thi hoặc bị khách hàng lừa gạt.

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay

Việc theo dõi giám sát cho vay là nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng đối với CBTD. CBTD phải di chuyển nhiều để nắm bắt thông tin khách hàng một cách kịp thời để có thể quản lý và kiểm sốt những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải sau khi giải ngân theo đó từ phía ngân hàng sẽ có những biện pháp để xử lý nhằm hạn chế RRTD.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)