Nhiệm vụ và sản phẩm của Maritime Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 44)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Hàng Hải, Chi nhánh ngân hàng Hàng Hải Thừa

2.1.3. Nhiệm vụ và sản phẩm của Maritime Huế

2.1.3.1. Nhiệm vụ

Maritime Bank Huế ln kiên trì thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ mà ngân hàng đã cam kết:

 Với khách hàng:

- Cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, linh hoạt và nhanh chóng.

- Khơng ngừng đa dạng hóa nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất với các đối tượng khách hàng.

- Đảm bảo tuyệt đối an tồn và bảo mật.  Với nhân viên:

Thiết lập mơi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. - Phát triển văn hóa hiệu quả tương xứng với quyền lợi. - Tạo cơ hội cho sự phát triển của mọi thành viên.  Với tồn xã hội:

Maritime Bank Huế ln cam kết đóng góp các giá trị văn hóa, kinh tế cho cộng đồng và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Maritime Bank Huế là một ngân hàng thương mại cổ phần đa năng với các lĩnh vực kinh doanh gồm:

 Hoạt động huy động vốn của MSB Huế tập trung huy động vốn từ hai thị trường bao gồm: Tổ chức kinh tế và dân cư, các tổ chức tín dụng và định chế tài chính. Huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn thông qua việc nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng trong và ngồi nước dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác như tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi,.. bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng.

 Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay; chiết khấu, tái chiết cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; các hình thức khác theo quy định của NHNN. Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống; cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự á đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

 Bão lãnh và tài trợ thương mại.

 Thanh toán và ngân quỹ: cấp tài khoản, thanh tốn chuyển tiền trong và ngồi nước, thanh tốn L/C nhập khẩu, thơng báo L/C xuất khẩu.

 Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế (VISA, Master Card), thẻ ATM, Internet Banking, SMS Banking,...

 Khai thác và tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ.

Các sản phẩm dịch vụ cụ thể:

- Khách hàng cá nhân:

+ Gói sản phẩm M – family Account; + Bộ sản phẩm M1 Account;

+ Tài khoản thanh toán Mmoney; + Tiền gửi tiết kiệm;

+ Sản phẩm bảo hiểm (Bancassurance); + Sản phẩm thẻ;

+ Sản phẩm và dịch vụ khác.

- Khách hàng doanh nghiệp

+ Bộ sản phẩm tài khoản M – Business; + Dịch vụ tài khoản;

+ Dịch vụ thấu chi; + Thanh toán quốc tế; + Bảo lãnh ngân hàng; +Sản phẩm cho vay;

+ Sản phẩm và dịch vụ khác.

2.1.4.Tình hình nguồn lực và kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng

2.1.4.1 Tình hình lao động của trong Chi nhánh Ngân hàng

Bảng 2.1. Tình hình lao động của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: Người

CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 SO SÁNH

Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) 2016/2015 2017/2016

(+/-) (%) (+/-) (%)

1. Phân theo giới tính

Nam 15 44.12 14 38.89 16 41.03 -1 -6.67 2 14.29 Nữ 19 55.88 22 61.11 23 58.97 3 15.79 1 4.55

2. Phân theo trình độ

Đại học, trên đại học 25 73.53 23 63.89 26 66.67 -2 -8.00 3 13.04 Cao đẳng, trung cấp 9 26.47 11 30.56 9 23.08 2 22.22 -2 -18.18 Lao động phổ thông 3 8.82 2 5.56 4 10.26 -1 -33.33 2 100.00

3. Phân theo độ tuổi

≤ 22 tuổi 3 8.82 4 11.11 4 10.26 1 33.33 0 0.00 23-27 tuổi 16 47.06 15 41.67 17 43.59 -1 -6.25 2 13.33 28-32 tuổi 10 29.41 12 33.33 13 33.33 2 20.00 1 8.33 ≥ 38 tuổi 5 14.71 5 13.89 5 12.82 0 0.00 0 0.00

TỔNG LAO ĐỘNG 34 100.00 36 100.00 39 100.00 2 5.88 3 8.33

(Nguồn: Phòng hành chính- nhân sự ngân hàng Maritime Bank Huế)

Nhân sự được xem là một trong những nhân tố đóng vai trị quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của tổ chức kinh tế đặc biệt là ngành ngân hàng. Riêng đối với ngân hàng

Maritime Bank Huế trong suốt thời gian hoạt động kể từ khi thành lập đến nay, mỗi sự thành cơng đều có sự đóng góp khơng nhỏ từ đội ngũ cán bộ nhân viên, lao động trong chi nhánh. Họ là những người tâm huyết, dành sức trẻ để không ngừng cống hiến giúp Maritime Bank ngày càng phát triển. Chính vì thế Maritime Bank ln có sự quan tâm đặc biệt đến chính sách nhân sự, đãi ngộ đối với nhân viên nhằm thu hút và giữ chân những người có năng lực nhằm mở rộng hồn thiện mạng lưới hoạt động của mình.

Bảng 2.1 thể hiện quy mô lao động của MSB chi nhánh Huế trong 3 năm từ 2015-

2017. Nhìn vào bảng tình hình lao động của chi nhánh, ta có thể thấy số lượng lao động của MSB chi nhánh Huế thay đổi không đáng kể từ năm 2015 đến 2017. Trong đó, số lao động tăng theo từng năm, năm 2016 tăng thêm 2 người chiếm 5,88% trong tổng số lao động của toàn chi nhánh, năm 2017 tăng thêm 3 người chiếm 8,33% trong tổng số lao động của toàn chi nhánh. Maritime Bank đang nỗ lực để mở rộng quy mô và thị phần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vì vậy tuyển thêm nhân sự là một điều tất yếu. Đồng thời, kết hợp với kế hoạch đào tạo và bổ sung nghiệp vụ thường xuyên cho nhân viên. Như vậy, mới có sự cân đối về cả số lượng lẫn chất lượng để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh.

Theo tiêu chí trình độ: Trình độ đại học và trên đại học chiếm phần lớn ln dao

động trên mức 60%. Điều này hồn toàn hợp lý ở với bất kỳ hệ thống ngân hàng nào vì các hoạt động trong ngân hàng điều cần những lao động có năng lực, có trình độ chun mơn cao, được đào tạo chuyên nghiệp và nhạy bén đối với bất kỳ hay đổi nào của nền kinh tế. Đây là một thành quả đáng ghi nhận của chi nhánh trong thời gian qua, với công tác tuyển dụng tốt, đào tạo và đào tạo lại cán bộ của ngân hàng đã làm tăng chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu làm việc và cạnh tranh với các đối thủ. Nhu cầu về lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông là không cao qua các năm, chủ yếu lao động phụ trách các công việc như bán bảo hiểm, bảo vệ,…Hiện nay để đảm bảo cho hoạt động của mình thì chính sách tuyển dụng của MSB Huế ngày càng trở nên khắt khe, đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao hơn.

Theo tiêu chí độ tuổi: Ta có thể nhận thấy, nhân sự trong chi nhánh chủ yếu nằm ở 2

nhóm tuổi: 23-27 tuổi, 28-32 tuổi. Tỷ lệ nhóm 23-27 tuổi năm 2015 là 47,06 %, năm 2016 là 41,67% giảm hơn so với năm 2015 là 5,39%, đến năm 2017 tăng 43,59%. Nhóm tuổi 28-32 chiếm 29,41% vào năm 2015, năm 2016 và 2017 tăng lên chiếm 33,33%. Còn độ tuổi từ 38 tuổi trở lên thì vẫn chưa có sự thay đổi qua 3 năm. Như vậy, ta có thể thấy được nhân sự trong ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Huế đa số thuộc độ tuổi trẻ. Giải thích cho điều này, ngân hàng sử dụng đội ngũ nhân sự trẻ vì những người này giàu nhiệt huyết và khát khao cống hiến khẳng định mình, do đó rất phù hợp với mục tiêu mà ngân hàng đặt ra.

2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng TMCP Hàng Hải chinhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2015-2017 nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2015-2017

Tổng tài sản và nguồn vốn của chi nhánh NH tăng trưởng khá ổn định từ năm 2015 đến năm 2017. Trong năm 2015, tổng tài sản là 326,459 triệu đồng đến năm 2016 chỉ tiêu này đạt mức 340,278 triệu đồng tăng 13,819 triệu đồng tương ứng tăng 4.233% so với năm 2015. Đến năm 2017 thì chỉ tiêu này tăng thêm 86,231 triệu đồng và đạt mức 426,509 triệu đồng. Để thấy rõ hơn về sự biến động về tài sản và nguồn vốn của MSB Huế ta sẽ phân tích sự biến động của một vài chỉ tiêu sau đây:

Tổng tài sản:

- Tiền mặt, vàng bạc, đá quý: Năm 2015, tổng tiền mặt, vàng bạc, đá quý của

ngân hàng là 8,008 triệu đồng chiếm 2.453% trong tồng số tài sản của đơn vị. Đến năm 2016, tiền mặt tăng 1,732 triệu đồng (tăng 21.633%) so với năm trước. Sang năm 2017, tổng tiền mặt, vàng bạc, đá quý tại MSB Huế có xu hướng giảm đi 3,047 triệu đồng tương ứng chiếm 31.282% so với năm 2016.

- Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước: Có sự biến động khá lớn. MSB Huế đang

có xu hướng giảm dần tiền gửi tại NHNN. Cụ thể là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2016 tăng mức tiền gửi từ 1,770 triệu đồng lên 2,605 triệu đồng, tăng 834 triệu đồng (chiếm 47.127%). Tuy nhiên, đến năm 2017, MSB Huế hầu như hoàn toàn rút hết tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, giảm 2,565 triệu đồng (chiếm 98.457%) so với năm 2016.

- Tiền gửi và cho vay các TCTD khác: Có xu hướng giảm dần qua các năm từ

năm 2015 đến năm 2017 giảm từ 12 triệu đồng xuống 9 triệu đồng tương ứng giảm 3 triệu đồng. Điều này, ta có thể thấy được rằng tiền gửi và tiền cho vay các TCTD khác chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ trong tổng tài sản của MSB Huế.

- Cho vay khách hàng: Doanh số cấp tín dụng với khách hàng có xu hướng

tăng qua ba năm. Có thể nói đây là kết quả làm việc của cả đội ngũ nhân viên có trình độ và nhiệt huyết hết mình vì cơng việc, nhất là các cán bộ cơng tác tại các phịng tín dụng. Cụ thể là: năm 2015, MSB Huế đã cho vay được 69,097 triệu đồng chiếm 21.166% trong tổng tài sản. Năm 2016, chỉ tiêu này tăng thêm 738 triệu đồng hay tăng 12.646% so với năm 2015. Khoản mục này đang có xu hướng tăng dần qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, với nhiều sản phẩm có chất lượng cao đi kèm với cơng tác tiếp thị tốt nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. Trong đó, đặc biệt là giai đoạn 2017 chỉ tiêu này có sự thay đổi đáng kể tăng gần như gấp đôi năm trước tăng 70,348 triệu đồng (hay 90.381%).

- Tài sản cố định: Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy tỷ trọng của tài sản cố

định đang có xu hướng giảm dần từ năm 2015 đến năm 2017 giảm từ 1,243 triệu đồng xuống còn 731 triệu đồng, giảm đi 512 triệu đồng.

- Tài sản có khác: Các tài sản có khác trong đơn vị tăng dần qua các năm.

Năm 2015, chỉ tiêu này đạt 246,329 triệu đồng chiếm 75.455% trong tổng tài sản. Năm 2016, tài sản này tăng lên 2,771 triệu đồng đến năm 2017 thì tiếp tục tăng thêm 8,732 triệu đồng so với năm trước. Qua đó, ta có thể thấy được trong tổng tài sản của MSB Huế thì tỷ trọng của tài sản có chiếm phần lớn trong tổng tài sản của đơn vị.

Bảng 2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 SO SÁNH

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) A TÀI SẢN

1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 8,008 2.453 9,741 2.863 6,694 1.569 1,732 21.633 -3,047 -31.282

2 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 1,770 0.542 2,605 0.765 40 0.009 834 47.127 -2,565 -98.457

3 Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 12 0.004 10 0.003 9 0.002 -2 -15.610 -1 -12.956

4 Cho vay khách hàng 69,097 21.166 77,835 22.874 148,183 34.743 8,738 12.646 70,348 90.381 5 Tài sản cố định 1,243 0.381 987 0.290 731 0.171 -256 -20.581 -256 -25.914 6 Tài sản Có khác 246,329 75.455 249,100 73.205 270,852 63.504 2,771 1.125 21,752 8.732 TỔNG TÀI SẢN 326,459 100.000 340,278 100.000 426,509 100.000 13,819 4.233 86,231 25.341 B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU B1 NỢ PHẢI TRẢ

1 Tiền gửi của khách hàng 312,257 95.650 322,668 94.825 396,135 92.879 10,411 3.334 73,467 22.769

2 Phát hành giấy tờ có giá 3,550 1.087 4,095 1.203 9,550 2.239 545 15.352 5,455 133.211

3 Các khoản nợ khác 4,251 1.302 5,327 1.565 16,115 3.778 1,076 25.298 10,788 202.530

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 320,058 98.039 332,090 97.594 421,800 98.896 12,031 3.759 89,711 27.014 B2 VỐN CHỦ SỞ HỮU 6,401 1.961 8,188 2.406 4,708 1.104 1,787 27.922 -3,480 -42.499 TỔNG NGUỒN VỐN 326,459 100.000 340,278 100.000 426,509 100.000 13,819 4.233 86,231 25.341

(Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Bảng cân đối kế toán tại chi nhánh từ năm 2015 đến năm 2017)

Nguồn vốn: Chủ yếu vẫn tập trung vào 2 nguồn chính là vốn huy động và các

khoản vay.

- Tiền gửi của khách hàng: Đây là chỉ tiêu có giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong cơ cấu nguồn vốn của MSB Huế. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm. Điều này thể hiện MSB Huế luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp với những chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng góp phần tăng quy mơ huy động vốn của ngân hàng. Năm 2015, nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng là 312,257 triệu đồng chiếm 95.650% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2016, chỉ tiêu này tăng thêm 10,411 triệu đồng (tương ứng tăng thêm 3.334%) và đạt mức 322,668 triệu đồng. Cịn năm 2017 thì tiền gửi của khách hàng chiếm 92.879% trong tổng nguồn vốn, tăng nhanh và dừng lại ở 396,135 triệu đồng, tăng 22.769% so với năm trước. Nguồn vốn huy động của ngân hàng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, cho thấy được vốn huy động được của ngân hàng ngày càng nhiều thêm, khả năng cho vay ngày càng cao, từ đó có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh. Điều này chứng minh Chi nhánh NH đã thực hiện công tác đi vay thông qua huy động trong nhân dân. Đây là nguồn vốn rất ổn định để Chi nhánh NH chủ động được trong việc đầu tư.

- Phát hành giấy tờ có giá: Nhằm phục vụ cho hoạt động của mình, Chi

nhánh NH đã phát hành giấy tờ có giá tăng đều qua các năm. Năm 2015, phát hành 3,550 triệu đồng giấy tờ có giá chiếm 1.087% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2016, ngân hàng tiếp tục huy động nguồn vốn từ việc phát hành 4,095 triệu đồng giấy tờ có giá tăng 15.352% so với năm 2015. Cịn năm 2017, phát hành 9,550 triệu đồng giấy tờ có giá tăng 5,455 triệu đồng so với năm trước nhằm gia tăng nguồn vốn của mình.

- Các khoản nợ khác: Là chỉ tiêu dùng để chỉ các nghĩa vụ nợ của ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta có thể thấy các khoản nợ tăng dần qua các năm. Năm 2015, chỉ tiêu này là 4,251 triệu đồng chiếm 1.302% trong tổng nguồn vốn. Năm 2016, tăng 1,076 triệu đồng so với năm 2015. Đến năm 2017, chỉ tiêu này tăng lên một cách nhanh chóng chiếm 3,778% trong tổng nguồn vốn, cụ thể là 16,115 triệu đồng tăng 10,788 triệu đồng so với năm trước.

Nhìn chung, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng có sự tăng lên rõ rệt qua các năm. Đó được xem là một dấu hiệu tốt của ngân hàng. Do đó, Chi nhánh NH cần đẩy mạnh những ưu điểm của mình để giúp cho ngân hàng gặt hái nhiều thành quả khả quan hơn nữa trong tương lai và tăng khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ trên địa bàn tỉnh.

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Hàng HảiChi nhánh Thừa Thiên Huế Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Dựa vào bảng 2.3 ta có thể thấy được rằng các chỉ tiêu về thu nhập, chi phí và lợi nhuận biến động liên tục qua các năm. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng với nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động cấp tín dụng, một phần từ các dịch vụ khác. Đa

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)