PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng cơng tác kiểm sốt rủi ro tíndụng tại Chi nhánh Ngân hàng
2.2.1.3. Phân loại nợ
Tình hình dư nợ nhóm 1 của đơn vị ln đạt trên 97% qua các năm. Dư nợ nhóm 1 có sự biến động nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ điều này chứng tỏ đơn vị đang cố gắng cải thiện tình hình nợ xấu. Và đây được xem là những con số khá khả quan về tình hình dư nợ của ngân hàng, vừa tăng về giá trị vừa giảm được tỷ trọng nợ có vấn đề, bao gồm cả nợ xấu được đánh giá là nợ khó có thể thu hồi vốn được.
Nhìn vào bảng 2.6 ta có thể thấy được rằng tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh khơng q cao, song khơng phải là thấp. Vì vậy, ngân hàng cần chú trọng trong việc thu hồi nợ và cơng tác xét duyệt thẩm định, kiểm sốt khi cho vay để hạn chế nợ xấu ở mức tối thiểu.
Bảng 2.6: Bảng dư nợ tín dụng theo nhóm nợ
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 SO SÁNH
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Nhóm 1 68,522 98.25 77,137 98.14 146,389 97.82 8,614 12.57 69,253 89.78 Nhóm 2 582 0.83 543 0.69 2,098 1.40 -38 -6.58 1,555 286.26 Nhóm 3 128 0.18 218 0.28 464 0.31 91 71.03 246 112.85 Nhóm 4 81 0.12 46 0.06 102 0.07 -35 -42.94 56 119.97 Nhóm 5 427 0.61 656 0.83 593 0.40 229 53.68 -64 -9.68 Nợ xấu 636 0.91 921 1.17 1,159 0.77 285 44.79 238 25.89 Nợ quá hạn 1,218 1.75 1,464 1.86 3,258 2.18 247 20.25 1,794 122.50 TỔNG DƯ NỢ 69,740 100.00 78,601 100.00 149,647 100.00 8,861 12.71 71,046 90.39
(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2015, 2016, 2017 của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Huế)
Dựa vào cơ cấu dư nợ tín dụng theo nhóm của MSB Huế ta thấy, nợ quá hạn năm 2015 chiếm 1.75% và năm 2016 chiếm 1.86% tăng 247 triệu đồng so với năm 2015. Năm 2017 chiếm 2.18%, tổng nợ quá hạn năm 2017 cao nhất trong 3 năm, cao gấp đơi so với năm 2016. Nhìn chung thì tỷ lệ nợ quá hạn năm 2017 cao là do cơ cấu nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) trong tổng nợ quá hạn năm 2017 lớn, chiếm 1.4%. Nợ nhóm 2 phần lớn là do quá thời hạn trả lãi của khoản vay. Ngồi ra, ngun nhân nợ nhóm 2 năm 2017 cao là do tính cẩn trọng trong hoạt động cho vay của Maritime Bank Huế, để đảm bảo an tồn cho các món vay, chi nhánh sẽ theo dõi, để ý ngay khi món vay bị quá hạn lãi từ trên 7 ngày sẽ được Maritime Bank Huế xếp vào nhóm 2 (theo quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng thì q hạn lãi trên 10 ngày mới phải xếp vào nhóm 2).
2.2.1.4 Kiểm sốt rủi ro qua chỉ tiêu nợ q hạn và nợ q hạn khó địi
Có thể thấy được rằng chỉ tiêu nợ quá hạn cho biết cơ cấu của các nhóm nợ và mức độ rủi ro để ngân hàng đưa ra các cơng cụ, chính sách kịp thời trong việc thu hồi nợ.
Nợ quá hạn Nợ xấu Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0
Cịn chỉ tiêu nợ q hạn khó địi phản ánh số dư nợ báo động khó thu hồi có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Biểu đồ 2.4. Tình hình biến động giữa nợ quá hạn và nợ quá hạn khó địi tại Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai
đoạn 2015-2017
Dựa vào những số liệu trong bảng 2.6 kết hợp với quan sát biểu đồ 2.4 ta có thể nhận thấy rằng, nợ quá hạn và nợ quá hạn khó địi của MSB Huế đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Đồng thời vào giai đoạn từ năm 2015-2016, nợ quá hạn và nợ xấu của Maritime Bank huế hầu như biến đổi với tốc độ như nhau. Đến giai đoạn năm 2016- 2017, thì tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên so với nợ xấu nguyên nhân do dư nợ nhóm 2 năm 2017 chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ quá hạn của MSB Huế.
2.2.2. Hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCPHàng Hải Thừa Thiên Huế Hàng Hải Thừa Thiên Huế
2.2.2.1. Đánh giá qui trình cấp tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế
Có thể nói quy trình tín dụng được xem là bảng tổng hợp mô tả những bước cụ thể từ khi tiếp nhận như khâu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết điịnh cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh được thực hiện theo tiến trình như sau:
Bước 1: Tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng.
- Đối tượng khách hàng mà CBTD hướng đến là những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn hay những khách hàng tiềm năng.
- CBTD sẽ tìm hiểu nhu cầu vay và thời gian vay vốn của khách hàng.
- Tìm hiểu xem mục địch vay vốn của khách hàng (Vay để sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản, vay kinh doanh…)
- Tiếp cận tài sản đảm bảo của khách hàng. Đối với bất động sản như nhà cửa, nhà xưởng,… còn đối với động sản như xe máy, ô tô, thiết bị máy móc…
- Tìm hiểu kỹ về nguồn thu nhập của khách hàng, thơng thường có 3 nguồn, bao gồm:
+ Nguồn đi làm: cán bộ công nhân viên hưởng lương từ cơng ty, cơ quan hành chính sự nghiệp,…
+ Nguồn kinh doanh: cá nhân kinh doanh thực hiện các giao dịch buôn bán,… + Cho thuê tài sản: cho thuê nhà, xe, …
Bước 2: Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ và thủ tục cần thiết.
Mẫu hồ sơ xin cấp tín dụng đã được ngân hàng lập sẵn, trong đó yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin một cách chi tiết phục vụ cho việc thẩm định tín dụng sau này [Phụ lục 1]. Cần có đầy đủ 4 loại hồ sơ sau:
- Hồ sơ pháp lý: chứng minh nhân dân, hộ chiếu của khách hàng, sổ hộ khẩu, KT3, giấy đăng ký kết hôn.
- Hồ sơ tài chính:
+ Nếu khách hàng nhận nguồn thu nhập từ lương cần có hợp đồng lao động cịn thời hạn, bảng lương, sao kê lương,…
+ Nếu khách hàng nhận nguồn thu nhập từ kinh doanh cần có giấy phép đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn để từ đó CBTD có thể ước tính được doanh thu lợi nhuận hàng tháng, hàng năm từ hoạt động kinh doanh của khách hàng.
+ Nếu khách hàng nhận nguồn thu nhập từ hoạt động cho th tài sản thì cần có giấy chứng minh quyền sở hữu tài sản…
- Hồ sơ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng
+ Nếu khách hàng vay vốn để mua sắm nhà cửa, xe cộ thì cần có hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng mua bán xe, giấy đặt cộc nhà, thông báo nộp tiền, dùng để xây nhà thì cần cung cấp cho phía ngân hàng các giấy tờ cần thiết như dự toán xây nhà, bản vẽ nhà… + Nếu khách hàng muốn dùng vốn vay để kinh doanh thì phải cung cấp hay trình bày cho CBTD các phương án kinh doanh hợp lý, BCTC, báo cáo thu chi năm trước…
+ Nếu khách hàng vay vốn để tiêu dùng thì cần liệt kê cho bên phía ngân hàng thấy được những phương án tiêu dùng cụ thể.
- Hồ sơ tài sản đảm bảo: tùy vào khoản vay lớn nhỏ của khách hàng để MSB Huế
sẽ yêu cầu cung cấp những bằng chứng về quyền sở hữu tài sản của khách hàng như giấy đăng ký quyền sử dụng đất, giấy đăng ký quyền sử dụng xe,…
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tín dụng
Cán bộ tín dụng sau khi hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng sẽ tiến hành xem xét lại toàn bộ hồ sơ mà khách hàng cung cấp, tiến hành xác minh thực tế lại những thông tin mà khách hàng cung cấp và thực hiện thẩm định sơ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng đó thơng qua bộ câu hỏi thẩm định dành cho CVBH [Phụ lục 2]. Sau khi CBTD tiến hành thẩm định sơ bộ nhận thấy khách hàng thỏa mãn những yêu cầu theo quy định của ngân hàng và đồng thời sau khi thực hiện xếp hạng tín dụng qua bộ câu hỏi SCORE, khách hàng phải đạt từ 92 điểm trở lên tức là xếp loại từ R2 thì CBTD tiếp tục lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng [Phụ lục 3]. Sau đó, CBTD sẽ lập báo cáo tái thẩm định kiêm biên bản phê duyệt [Phụ lục 4] cùng với tờ trình đề xuất cấp tín dụng hồ sơ đến cho những người có thẩm quyền (trưởng phòng, bộ phận thẩm định và phê duyệt của hội sở…) để thẩm định lại một lần nữa trong đó CBTD ghi rõ ý kiến đề xuất là cho vay hay
khơng cho vay, các điều kiện kèm theo và trình lên cho trưởng bộ phận, giám đốc chi nhánh. Đồng thời, giám đốc chi nhánh kiểm tra lại các thông tin của tờ trình (có chữ ký của CBTD, của trưởng bộ phận tín dụng), định giá TSĐB, căn cứ vào phạm vi quyền hạn được phán quyết, ra quyết định, ghi rõ nội dung, điều kiện cho vay trên tờ trình thẩm định. Đây được xem là một khâu vơ cùng quan trọng quyết định đến việc cho vay hay từ chối cho vay đối với khách hàng.
Có 2 phương pháp thẩm định tại Maritime Bank:
- Thẩm định tại đơn vị: hội sở sẽ phân quyền cho giám đốc chi nhánh một hạn
mức tín dụng phù hợp để có thể quyết định cho vay hay khơng mà không cần thông qua hội sở. Riêng đối MSB Huế thì giám đốc chi nhánh có thể phê duyệt hạn mức tín dụng là nhỏ hơn 200 triệu đồng, thời gian phê duyệt là 8h làm việc. Giám đốc ngân hàng sẽ phân quyền cho từng trưởng bộ phận từng hạn mức cho vay cụ thể để phê duyệt cho khoản vay. Ngân hàng đã đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng để phân tích, thẩm định về dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá TSĐB và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ cấp tín dụng một cách hiệu quả.
- Thẩm định tập trung: trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết thì CBTD sẽ lập
tờ trình vượt mức phán quyết (có chữ ký của giám đốc chi nhánh) cùng với tiến hành scan hồ sơ gửi qua hệ thống CPCservicedesk hoặc gửi mail đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng đến bộ phận thẩm định và phê duyệt của hội sở để tiến hành thẩm định và phê duyệt. Bộ phận này sẽ rà sốt lại những thơng tin, kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của nó trong vịng một ngày làm việc. Sau khi thẩm định tín dụng bộ phận phê duyệt tại hội sở sẽ gửi lại tờ trình đã thẩm định kèm thêm với những đề xuất biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro đối với khoản vay này. Thời hạn phê duyệt của phương pháp này là 24h làm việc.
Về việc định giá TSĐB: MSB Huế sẽ tiến hành định giá cho vay 70% trên TSĐB
để có thể hạn chế bớt những rủi ro không mong muốn cũng như việc định giá khơng trung thực của khách hàng. Có 2 hình thức định giá TSĐB:
+ Chi nhánh NH sẽ tự định giá: Cán bộ định giá trong ngân hàng sẽ tiến hành định giá để đảm bảo việc thu hồi đầy đủ khoản vay.
+ Thuê bên thứ 3 định giá nhằm giúp cho việc định giá lại tài sản một cách chính xác hơn. Thơng thường những tài sản đảm bảo có giá trị lớn thường sẽ dùng đến hình thức định giá này như nhà, đất, xe ô tô,…
Bước 4: Phê duyệt khoản vay
- CBTD sẽ gọi điện thơng báo và giải thích rõ cho khách hàng hiểu về quyết định của đơn vi. Nếu đồng ý cho vay thì CBTD sẽ liên hệ và sắp xếp với khách hàng thực hiện ký kết Hợp đồng cho vay và các văn bản khác theo quy định.
+ Quyết định cho vay: nếu hồ sơ tín dụng của khách hàng đáp ứng đầy đủ những tiêu chí mà ngân hàng đưa ra cùng với việc kiểm tra trên hệ thống CIC nhận thấy khách hàng chưa tồn tại nợ xấu, hay luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng sẽ đáp ứng hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng.
+ Từ chối cho vay: nếu hồ sơ tín dụng của khách hàng khơng thỏa mãn được những yêu cầu mà ngân hàng đặt ra cùng với khả năng trả nợ không được ổn định.
Bước 5: Giải ngân và các thủ tục sau giải ngân
- CBTD sẽ hướng dẫn cho khách hàng ký các giấy tờ cần thiết (hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp TSĐB,…) và giải thích rõ cho khách hàng hiểu rõ đến các yếu tố liên quan đến khoản vay: lãi suất, thời hạn cho vay, phương thức cho vay, những ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của cả 2 bên, các cam kết trong hồ sơ tín dụng.
- Trưởng bộ phận tín dụng kiểm tra lại một lần nữa hồ sơ giải ngân, điều kiện giải ngân. Nếu đủ điều kiện giải ngân trong hợp đồng tín dụng và các quy định hiện hành của ngân hàng thì ký giấy nhận nợ và chuyển cho giám đốc chi nhánh. Giám đốc sẽ tiến hành kiểm tra lại giấy nhận nợ và hồ sơ khoản vay, nếu đủ điều kiện giải ngân thì ký duyệt giải ngân. Trường hơp khơng đồng ý phê duyệt giải ngân thì nêu rõ lý do và thơng báo rõ cho khách hàng hoặc hướng dẫn cho khách hàng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chứng từ cho đến khi đủ điều kiện để giải ngân.
- CBTD thực hiện quản lý, lưu trữ hồ sơ tín dụng của khách hàng theo quy định.
Bước 6: Quản lý, giám sát và thu hồi nợ
- Sau khi giải ngân thì CBTD sẽ theo dõi khách hàng qua nghĩa vụ trả nợ hàng tháng, hàng quý, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng như mục đích cam kết ban đầu hay không.
- CBTD nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh tốn hoặc những thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến khoản vay.
- Định kỳ 6 tháng, CBTD sẽ gọi điện thoại hay đến trực tiếp để kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, TSĐB khoản vay, sự biến động về giá trị của TSĐB
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản
- Khách hàng thanh toán đầy đủ các khoản nợ cho ngân hàng, CBTD sẽ tiến hành kiểm tra thông tin dư nợ của khách hàng trên hệ thống trước khi lập đề nghị giải chấp tài sản và trình cấp có thẩm quyền ký duyệt, chuyển đến nhân viên quản lý tài sản để xuất giải chấp tài sản cho khách hàng.
- Sau khi được phê duyệt tiến hành giải chấp TSĐB cho khách hàng.
2.2.2.2 Các bước và nội dung thực hiện kiểm soát rủi ro tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế.
Bước kiểm sốt
Rủi ro có thể gặp phải Thủ tục kiểm soát
1. Kiểm soát trước (bao gồm bước 1 đến bước 4 trong quy trình Khách hàng làm giả hoặc cung cấp thiếu bộ hồ sơ xin cấp tín dụng để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Khách hàng có hành vi gian lận trong việc khai báo các
Trong quy định của MSB đã nêu rõ các loại hồ sơ mà khách hàng cần cung cấp. CBTD phải kiểm tra tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ mà khách hàng cung cấp.
CBTD phải tiến hành đi thực tế tìm hiểu về khách hàng và báo cáo kết quả với trưởng bộ
cấp tín dụng)
thơng tin liên quan. phận hoặc những người có thẩm quyền đưa ra
những quyết định hợp lý.
CBTD đánh giá chưa đầy đủ, thiếu chính xác đối với bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng, hoặc có dấu hiệu liên kết với khách hàng để bỏ qua bước xác minh thực tế. CBTD thẩm định thiếu xót dẫn đến đưa ra những quyết định sai lầm gây tổn thất lớn cho ngân hàng.
CBTD chỉ được thẩm định hồ sơ ở bước