PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.3. Rủi ro tíndụng trong NHTM
1.3.5. Ảnh hưởng của RRTD
Đối với ngân hàng:
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể là:
- Khi RRTD phát sinh, NHTM không thực hiện được kế hoạch đầu tư cũng như kế
hoạch thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn. RRTD lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các bạn hàng và các Ngân hàng khác, buộc Ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của Ngân hàng giảm sút, dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản.
- Khi RRTD xảy ra sẽ làm cho ngân hàng giảm đi thu nhập, giảm lợi nhuận thêm vào đó chi phí lại tăng lên: Bản chất của hoạt động ngân hàng là đi vay để cho vay.
Khi RRTD xảy ra sẽ làm phát sinh các khoản nợ khó địi, ngân hàng sẽ không thu được vốn đã cho khách hàng vay đồng thời lại phát sinh thêm chi phí quản lý và chi phí giám sát thu nợ. Các khoản chi phí này thực tế còn cao hơn các khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì đây là khoản thu nhập ngân hàng khó có khả năng thu hồi, đồng thời vẫn trích lập dự phịng cho những rủi ro, làm gia tăng chi phí và dẫn đến việc giảm sút lợi nhuận của NHTM.
- Giảm khả năng thanh khoản: Các NHTM thường lập kế hoạch cân đối dịng tiền ra và dịng tiền vào, các món vay khơng được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến mất cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh tốn đúng kỳ hạn trong khi các món vay lại khơng hồn trả đúng hạn, do đó nếu ngân hàng khơng đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh tốn. Nếu món vay của Ngân hàng bị thất thốt, khách hàng sẽ thiếu lịng tin và tìm cách rút tiền khỏi Ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại.
- RRTD làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng: Khi tình trạng mất khả năng
chi trả tái diễn nhiều lần hoặc những thông tin về RRTD, nợ xấu của ngân hàng bị tiết lộ ra cơng chúng thì uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Đây là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh giành giật thị trường và khách hàng. Một khi đã mất uy tín thì ngân hàng rất khó có thể gây dựng lại hình ảnh tốt đẹp như trong quá khứ được.
Đối với nền kinh tế:
- RRTD mở đầu cho chu kỳ lạm phát mới, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp và các doanh nghiệp sẽ ngần ngại vay vốn để mở rộng sản xuất. RRTD còn gây tâm lý hoang mang cho quần chúng, khiến họ giảm lòng tin vào sự lành mạnh và vững chắc của hệ thống tài chính quốc gia, vào chính sách tiền tệ của nhà nước, dẫn đến quyết định tiêu dùng và tích lũy cho đầu tư khơng hiệu quả, gây ra những rối loạn về an ninh,
ố ư ợá ạ ổư ợ
chính trị, xã hội,… kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như thất nghiệp, tệ nạn xã hội nảy sinh,…
- Đồng thời, hoạt động của NHTM thường mạng tính xã hội hóa rất cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận cịn lại trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đổ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại.
Đối với khách hàng:
Những khoản nợ do không trả gốc và lãi đúng hạn bị chuyển xuống nhóm nợ khác sẽ càng tăng thêm áp lực và gánh nặng cho người đi vay nếu họ đang gặp tình trạng khó khăn hoặc sự cố bất lợi trong khi sử dụng vốn vay. Khách hàng có thể sẽ phải chịu chi phí phạt và sự giám sát ngặt nghèo của ngân hàng. Nếu RRTD xảy ra nhiều, ngân hàng sẽ thắt chặt quy trình tín dụng hơn, khiến cho nhiều thủ tục cấp vốn ngày một thêm phức tạp, tốn thời gian và khách hàng khó tiếp cận vốn vay hơn.