Một số chỉ tiêu phản ánh RRTD

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 33 - 39)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. Rủi ro tíndụng trong NHTM

1.3.6. Một số chỉ tiêu phản ánh RRTD

1.3.6.1. Nợ quá hạn (NQH)

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc

toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn”. Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD; nó

cịn là kết quả của mối quan hệ tín dụng khơng hồn hảo, thể hiện sự yếu kém về tài chính của khách hàng, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng với người nhận tín dụng.

Tỷ lệ NQH = 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn ngầm chỉ ra rủi ro đối với các khoản vay, cho biết tỷ lệ dư nợ có nguy cơ mất vốn một phần hoặc tồn bộ trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này thấp biểu hiện độ an tồn tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại, tỷ lệ cao tức ngân hàng đang có rủi ro và có thể gây mất vốn. Điều này ảnh hưởng tới tình hình chung của ngân hàng, ảnh hưởng tới chất lượng cho vay. Bất kỳ ngân hàng nào cũng có tỷ lệ này và ở các ngân hàng khác

nhau là khác nhau. Các ngân hàng ln tìm cách giảm thiểu tối đa nợ quá hạn của ngân hàng mình. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay càng thấp.

1.3.6.2. Nợ xấu

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể là 5 nhóm:

Nhóm 1 (Nợ tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều này.  Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 3 điều này.  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại điểm b khoản nay.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 điều này.  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

ợ ấ ổư ợ

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều này.  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

- Các khoản nợ khoanh nợ chừ xử lý.

- Các khoản nợ được phân lọai vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 điều này.  Cũng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu = 100%  Tỷ lệ trích lập dự phịng đối với 5 nhóm nợ: Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%

1.3.7. Giải pháp nhằm kiểm sốt RRTD

sau:

Để cơng tác né tránh RRTD được hiệu quả, NHTM thường sử dụng các biện pháp

- Từ chối cho vay

Thông qua công tác thu thập thông tin, xếp loại, sàn lọc khách hàng CBTD sẽ chấp nhận hoặc từ chối cho vay đối với những khách hàng không đảm bảo tiêu chuẩn vay vốn.

- Giới hạn tỷ lệ dư nợ những lĩnh vực, ngành có RRTD cao trên tổng dư nợ

Giới hạn cấp tín dụng trên một khách hàng là số dư tín dụng tối đa ngân hàng cấp cho khách hàng trong một thời kỳ

- Cho vay đồng tài trợ

Cho vay đồng tài trợ hay còn gọi là cho vay hợp vốn là hình thức cấp tín dụng thơng qua việc tham gia tài trợ vốn của từ hai tổ chức tín dụng trở lên, trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối.

1.3.7.2. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay - Thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các NHTM trong hoạt động tín dụng đầu tư. Một trong những đặc trưng của hoạt động đầu tư là diễn ra một thời gian dài nên có thể gặp nhiều bất lơi, rủi ro, muốn cho vay một cách an toàn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi đầu tư thì quyết định cho vay của ngân hàng là dựa trên cơ sở thẩm định dự án đầu tư.

Thẩm định dự án đầu tư sẽ rút ra được những kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro ngân hàng có thể gặp phải khi quyết định cho vay.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát khoản vay

Kiểm tra và giám sát khoản vay là q trình thực hiện các bước cơng việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.

Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của ngân hàng dùng các loại tài sản của mình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng. Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp thì sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay khơng trả được nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng.tất nhiên tài sản cầm cố, thế chấp cũng phải đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của ngân hàng. Đây không phải là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay hay khơng mà nó được xem là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn.

1.3.7.3. Giảm thiểu tốn thất trong vay vốn - Đa dạng hóa danh mục cho vay

NTTM cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều đối tượng khách hàng, không tập trung cho vay vào một loại sản phẩm, một nhóm đối tượng khách hàng hay tập trung vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, hình thức cấp vốn để phân tán và trung hịa rủi ro.

- Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro

Đây là giải pháp rất chủ động của các NHTM trong việc xử lý nợ xấu nên tất cả các ngân hàng đều áp dụng và sử dụng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những ngân hàng có quy mơ nhỏ, vốn ít, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh thì việc lập quỹ DPRR là rất hạn chế, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Cơ cấu lại nợ

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng theo 2 phương thức:

 Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp nhận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.

 Gia hạn nợ vay là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/ hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong HĐTD.

1.3.7.4. Chuyển giao rủi ro tín dụng - Mua bảo hiểm

Là một biện pháp góp phần chuyển giao rủi ro cho cơng ty bảo hiểm. Các NHTM thường yêu cầu hoặc khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay hoặc TSĐB vốn vay.

- Bán nợ

Trong quá trình giám sát khoản vay, NHTM thấy món vay đã giải ngân có dấu hiệu RRTD và được đánh giá có khả năng xảy ra tổn thất hoặc khoản vay đó làm cho danh mục cho vay của ngân hàng rủi ro hơn thì NHTM sẽ tiến hành việc bán nợ. Ngân hàng sẽ chuyển nhượng quyền đòi nợ cho một tổ chức kinh tế, cá nhân có chức năng theo quy định để có thể sớm thu hồi vốn của mình.

- Bảo lãnh của bên thứ ba

Trong hoạt động cho vay, để tạo ra thêm cá nhân, tổ chức gánh chịu trách nhiệm trả nợ vay ngồi khách hàng vay vốn, NHTM thường có yêu cầu khách hàng vay vốn phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

- Chứng khốn hóa

Chứng khốn hóa là một q trình tập hợp lại và tái cấu trúc tài sản mà thiếu tính thanh khoản nhưng có thu nhập bằng tiền lớn trong tương lại gồm các khoản phải thu, khoản nợ rồi sau đó chuyển đổi chúng thành trái phiếu, sau đó đưa ra giao dịch trên thị trường tài chính. Cịn chứng khốn hóa các khoản nợ là chuyển đổi một tập hợp một cách có chọn lọc các khoản vay có thể thể chấp được của ngân hàng mà trước đó khơng hề có thị trường thứ cấp để giao dịch thành các chứng khốn khả mại, có thể giao dịch trên thị trường thứ cấp. Ngân hàng có thể sử dụng biện pháp này để xử lý các khoản nợ xấu của mình song cần có sự hỗ trợ phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cùng các giao dịch mua bán nợ.

CHƯƠNG 2: KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)