Giải pháp kiểm soát RRTD tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hả

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 79 - 89)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng cơng tác kiểm sốt rủi ro tíndụng tại Chi nhánh Ngân hàng

2.2.2.5. Giải pháp kiểm soát RRTD tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hả

Hải Thừa Thiên Huế

Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những RRTD mà ngân hàng có thể gặp phải. Cụ thể là:

1. Né tránh rủi ro:

Bất kỳ ngân hàng nào cũng muốn tăng các khoản vay của khách hàng nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải bất kỳ khách hàng nào đến vay vốn đều nhận được sự đồng ý cho vay từ phía ngân hàng.

Bảng 2.7. Biến động tỷ trọng hồ sơ chấp nhận cho vay và từ chối cho vay trong giai đoạn từ năm 2015-2017.

Đơn vị tính: Phần trăm (%)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Hồ sơ chấp nhận cho vay 82% 79% 61%

Hồ sơ từ chối cho vay 18% 21% 39%

- RR từ phía khách hàng 4% 9% 9%

- RR từ hồ sơ và chứng từ 3% 3% 10%

- RRTD 11% 9% 20%

(Nguồn Phịng tín dụng chi nhánh ngân hàng Maritime Huế)

Nhìn vào bảng 2.7 ta có thể thấy được giai đoạn từ năm 2015-2017 thì tỷ lệ hồ sơ được chấp nhận có xu hướng giảm dần từ 82% xuống cịn 61% trong khi đó số hồ sơ bị từ chối lại tăng lên qua các năm. Điều này có thể lý giải vì sau những rủi ro gặp phải trong những giai đoạn trước đây làm cho chi nhánh càng thắt chặc hơn trong việc kiểm soát trước khi cho vay.

Trong giai đoạn từ năm 2015-2016 thì tỷ trọng giữa hồ sơ chấp nhận cho vay và hồ sơ từ chối cho vay của chi nhánh ngân hàng luôn giao động trong phạm vi 80%-20%. Nhưng trong năm 2017 thì tỷ trọng này có sự thay đổi khá rõ rệt và chuyển sang giao động trong phạm vi 60%-40%. Ta có thể phân tích và làm rõ hơn về sự biến động tỷ trọng của năm 2017 thông qua biểu đồ dưới đây:

20%

10%

61% 9%

HS không được phê duyệt do RR từ khách hàng HS không được phê duyệt do RR từ hồ sơ và chứng từ HS không được phê duyệt do RRTD

HS được phê duyệt

Năm 2017

ĐVT: Phần trăm (%).

Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng hồ sơ tín dụng được chấp nhận và từ chối năm 2017.

Qua biểu đồ 2.5 ta thấy số hồ sơ được phê duyệt và cấp tín dụng vào năm 2017 chiếm 61%, trong khi số hồ sơ bị từ chối cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn là 39%. Trong số hồ sơ bị Maritime Huế từ chối thì có đến 20% vì xuất hiện rủi ro tín dụng. Điều này nhận thấy rằng Maritime đang kiểm soát rất chặc chẽ khâu tiếp cận và thẩm định khách hàng hạn chế được những rủi ro từ việc cho vay tràn lan để tăng doanh số nhưng không thu hồi được nợ và lợi tức được hưởng.

Cụ thể rủi ro tín dụng dẫn đến quyết định từ chối của chi nhánh xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản:

Một là, lịch sử tín dụng của khách hàng khơng đẹp, ví dụ như khách hàng đang vay vốn nhiều ngân hàng cũng một lúc trong khi khả năng thanh tốn là có hạn hoặc dư nợ của khách hàng đang nằm trong nhóm 2 đến nhóm 5…

Hai là, mức độ trung thực của khách hàng với hồ sơ cung cấp, khách hàng cung cấp cho chi nhánh bộ hồ sơ thiếu trung thực gây khó khăn trong việc xác minh.

Đồng thời, dựa vào biểu đồ ta thấy những hồ sơ không được phê duyệt cho vay của chi nhánh ngân hàng cịn vì xuất hiện rủi ro từ phía khách hàng chiếm đến 9% và

10% còn lại là rủi ro từ hồ sơ và chứng từ. Rủi ro từ phía khách hàng dẫn đến khơng được cấp tín dụng là do khách hàng khơng chứng minh được năng lực tài chính của mình, khách hàng làm việc trong những ngành nghề ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe (như: khai thác khống sản, hóa chất,…), khách hàng có nguồn thu nhập khơng ổn định hoặc bị vướng vào kiện tụng chưa được giải quyết,…Còn rủi ro từ hồ sơ và chứng từ là bộ hồ sơ xin cấp tín dụng khơng hợp lý, chưa đáp ứng được những điều kiện trong quy định của ngân hàng.

Từ những sai lầm gây ra nhiều thiệt hại trong những năm vừa, hiện nay chi nhánh ngân hàng đang dần thay đổi theo hướng tích cực trong việc kiểm soát những rủi ro từ việc lựa chọn khách hàng, sẵn sang từ chối khách hàng khi không đáp ứng đồng thời nhiều điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Điều này có thể làm mất đi khá nhiều nguồn thu từ việc cho vay nhưng nó đem lại cho chi nhánh ngân hàng một sự đảm bảo chắc chắn hơn về lợi ích mà ngân hàng sẽ đạt được trong tương lai.

Xếp loại, sàn lọc khách hàng.

Chi nhánh luôn tuân thủ những tiêu chuẩn cũng như điều kiện của Maritime và luôn thực hiện đúng những quy định về an tồn tín dụng của NHNN. Chi nhánh đã thực hiện xếp loại tín dụng cho tồn bộ khách hàng.

Bảng 2.8. Phân loại xếp hạng chấm điểm tín dụng nội bộ.

Tổng số điểm Xếp hạng Khuyến nghị Từ Đến 96 100 R1 Nên cấp tín dụng 92 96 R2 Đồng ý cấp tín dụng 88 92 R3 Xem xét cấp tín dụng 84 88 R4 Hạn chế cấp tín dụng 80 84 R5 Từ chối cấp tín dụng (Nguồn: Phịng tín dụng MSB Huế)

Theo quy định của Maritime bank, chi nhánh sẽ tiến hành xếp loại khách hàng dựa trên hệ thống bộ câu hỏi SCORE để cho ra kết quả chấm điểm và ý kiến cụ thể đối với từng bộ hồ sơ tín dụng trên cơ sở lượng hóa rủi ro đối với từng khoản vay thơng qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân.

Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, chi nhánh sẽ đưa ra quyết định hạn chế hoặc không cho vay đối với những khách hàng có kết quả xếp hạng khơng đạt tiêu chuẩn theo quy định chung của Maritime.

Trên thực tế, MSB Huế sẽ chấp nhận cho vay nếu sau khi xếp hạng chấm điểm khách hàng đạt từ 92 điểm trở lên tức là xếp hạng từ R2. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng này vẫn cịn xuất hiện những sai xót, nó phụ thuộc tương đối nhiều vào ý kiến chủ quan của CBTD. Đồng thời, chưa có một bộ phận nào kiểm tra lại q trình xếp hạng tín dụng. Vì vậy nếu trường hợp CBTD xếp hạng sai hoặc cấu kết với khách hàng thì rất khó để ngân hàng phát hiện và kiểm sốt. Do đó, nếu khâu xếp hạng tín dụng xảy ra vấn đề thì chi nhánh ngân hàng có thể bỏ lỡ đi những khách hàng tốt nhưng lại chấp nhận những khoản vay đầy rẫy những rủi ro.

Giới hạn tỷ lệ dư nợ

Thơng thường vì đối tượng mà MSB ln hướng đến là những cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, các cán bộ ngoài chuyên doanh,… nên khả năng mất thanh tốn của họ khơng cao. Chính vì vậy chi nhánh chưa quy định giới hạn dư nợ trong từng chỉ tiêu cụ thể. Tuy nhiên để đảm bảo cho nguồn vốn cho vay của mình MSB đã ban hành một số quy định và giới hạn cụ thể cho một số trường hợp đặc biệt, tạm dừng hoặc hạn chế cho vay đối với những lĩnh vực có độ rủi ro cao như:

- Đối tượng là những cá nhân hoạt động trong đơn vị lực lượng vũ trang tỷ lệ dự nợ tối đa là 5% cho những cá nhân không trực tiếp tham gia chiến đấu, đối với những cá nhân (cán bộ, chiến sĩ cơng an,…) trực tiếp tham gia chiến đấu thì khơng cho vay.

- Đối tượng là những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lưu thông như: tài xế, phi công,… tỷ lệ dư nợ tối đa là 5%.

- Đối tượng là những cá nhân hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực có độ rủi ro cao như: khai khống, dầu mỏ, khi đốt,…tỷ lệ dư nợ tối đa là 5%.

- Đối tượng là những cá nhân hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: nhân viên cứu hỏa, nhân viên môi trường đô thị, cầu đường,… tỷ lệ dư nợ tối đa là 5%.

Tóm lại, chi nhánh ngân hàng đang dần nhận thức rõ ràng hơn trong việc kiểm soát những rủi ro mà đơn vị có thể gặp phải đặc biệt là kiểm soát trước khi cho vay. Hạn chế được những trường hợp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, chạy theo chỉ tiêu dư nợ mà bỏ qua một số quy định dẫn đến việc lựa chọn sai khách hàng. Vì vây, biện pháp né tránh rủi ro là một biện pháp khá hiệu quả không chỉ được MSB sử dụng mà nhiều ngân hàng khác cũng đang sử dụng có hiệu quả biện pháp này.

2. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng:

Kiểm tra, kiểm sốt việc sử dụng vốn vay

Sau khi cấp tín dụng, để tránh nợ xấu phát sinh thì khoản vay cần phải được kiểm tra và theo dõi thường xun. Mục đích chính của cơng việc này là theo dõi khoản vay của khách hàng có được sử dụng đúng mục đích hay không. Maritime Bank Huế luôn muốn đảm bảo đồng tiền của mình thực sự được an tồn trong suốt q trình khách hàng sử dụng.

Tuy nhiên thực tế, viêc kiểm sốt sau khi giải ngân cịn bị hạn chế, CBTD chỉ kiểm soát qua chứng từ hồ sơ khách hàng cung cấp. Một phần do phạm vi địa bàn tỉnh thừa thiên huế trải dài, mỗi CBTD phải quản lý số lượng khách hàng vay vốn lớn lại còn ở phân tán khắp tỉnh nên việc đi kiểm tra thực tế từng khách hàng khá khó khăn. Một phần khác là do thói quen, tâm lý làm việc tồn tại đã lâu của mỗi cán bộ của chi nhánh, cho rằng chỉ cần thẩm định trước cho vay là cơ bản hồn thành, cịn việc sử dụng vốn ra sao là việc của khách hàng. Tâm lý chủ quan này là vô cùng nguy hiểm bởi giai đoạn sau

cho vay là giai đoạn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, mặc dù rủi ro xảy ra với khách hàng nhưng nó liên quan trực tiếp đến khả năng thanh tốn trong tương lai cho ngân hàng.

Chính vì vậy việc tìm hiểu tình hình khách hàng sau khi vay vốn là điều thiết yếu để ngân hàng có thể phát hiện các dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh sau khi cho vay để có hướng xử lý kịp thời nhất. Điều này rất quan trọng mà các ngân hàng cần quan tâm tuy nhien thực tế thì các CBTD của chi nhánh ngân hàng chưa thực sự xem trọng lắm.

Tài sản đảm bảo tiền vay

Chi nhánh chỉ áp dụng cho vay khơng có tài sản đảm bảo với các khách hàng lớn, uy tín, quan hê lâu năm với chi nhánh, có mức xếp hạng tín dụng từ R2 trở lên. Còn chủ yếu chi nhánh đều yêu cầu khách hàng vay vốn có tài sản đảm bảo.

Bảng 2.9. Rủi ro tín dụng trong cho vay phân theo hình thức đảm bảo.

Đơn vị tính: Triệu đồng; % CHỈ TIÊU NĂM 2015 TT (%) NĂM 2016 TT (%) NĂM 2017 TT (%) 1. Dư nợ cho vay 21,867 23,185 59,169

- Có tài sản đảm bảo 14,870 68 16,229 70 43,785 74

- Khơng có Tài sản đảm bảo 6,997 32 6,955 30 15,384 26

2. Nợ xấu 254 328 630

- Có Tài sản đảm bảo 135 53 181 55 403 64

- Khơng có Tài sản đảm bảo 120 47 148 45 227 36

(Nguồn: Phịng tín dụng MSB Huế)

Bảng số liệu 2.9 cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2015-2017, dư nợ cho vay có tài

sản đảm bảo ln chiếm hơn 60% trong tổng dư nợ và đang có xu hướng tăng dần thêm qua các năm. Đồng thời, phần lớn những khoản nợ xấu của chi nhánh thuộc loại cho vay có tài sản đảm bảo và đều chiếm tỷ trọng cao hơn nợ xấu cho vay khơng có tài sản đảm bảo. Điều này đem lại sự đảm bảo cho ngân hàng trong khi ra quyết định cho vay. Tuy tài sản đảm bảo cho khoản vay không giúp tránh được việc phát sinh nợ xấy tuy nhiên nó là cơ sở để chi nhánh có thể thu hồi được nợ gốc và lãi của món vay đó.

3. Giảm thiểu tổn thất trong cho vay

Trích lập dự phịng

Bảng 2.10. Biến động tỷ lệ trích lập dự phịng chung, dự phịng cụ thể của Maritime Bank chi nhánh Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017.

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 SO SÁNH

Sô tiền Sô tiền Sô tiền 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%)

Dự phòng chung 516 598 1,101 82 16 503 84

Dự phòng cụ thể 127 167 362 40 32 195 117

Số trích lập

DPRR 643 765 1,463 123 19 698 91

(Nguồn: Phịng tín dụng của MSB Huế)

Cũng như các ngân hàng khác, Maritime bank Huế thực hiện trích lập dự phòng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”. Dựa vào bảng số liệu 2.10 ta thấy số trích quỹ dự phịng cụ thể tại chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm, năm 2015 chi nhánh trích 127 triệu đồng cho quỹ dự phịng rủi ro tín dụng đến năm 2016 tăng thêm 32% so với năm trước. Đến năm 2017 thì chỉ tiêu này tăng lên nhanh chóng gần như gấp đơi quỹ trích lập dự phịng của năm 2016 đạt 362 triệu đồng.

Như vậy nhìn chung số trích lập DPRR của MSB Huế tăng qua các năm nhưng nổi bậc nhất là năm 2017, số trích lập DPRR là 1,463 triệu đồng tăng 91% so với năm 2016. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ngày càng tăng rõ hơn trong từng nhóm nợ. Chính vì vậy mà MSB Huế phải tăng quỹ trích lập dư phịng nhằm làm cơ sở để chi nhánh có thể thu hồi được tồn bộ hoặc một phần nợ gốc và lãi trong tương lai nếu những trường hợp những khách hàng có món nợ xấu mất khả năng thanh tốn. Chứng tỏ rằng công tác kiểm soát RRTD của chi nhánh ngân hàng chưa thật sự hiệu quả và cần có những hướng giải pháp cụ thể để khắc phục kịp thời.

Quỹ trích lập DPRR được chi nhánh sử dụng vào việc xử lý những rủi ro xảy ra trong một số trường hợp nợ xấu theo quy định của NHNN như sau:

- Những món vay quá hạn trên 365 ngày khơng có tài sản đảm bảo.

- Các khoản tổn thất khơng có khả năng thu hồi khác như: các khoản cá nhân, tổ chức bồi thường theo kết luận của cơ quan pháp luật, thống đốc ngân hàng nhà nước nhưng sau khi đương sự đã thực hiện việc bồi hồn vẫn khơng có khă năng bồi thường đủ theo kết luận.

- Những khoản nợ vay khách hàng được chính phủ cho xóa nợ nhưng khơng được cấp nguồn để bù đắp và chưa được sử dụng dự phòng để xử lý.

4. Chuyển giao rủi ro

Mua bảo hiểm

Trong những giai đoạn trước khi khách hàng vay vốn MSB Huế ln khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với chủ thể các khoản vay hay với TSĐB cho khoản vay. Nếu khi có rủi ro xảy ra bảo hiểm sẽ là người đứng ra thanh toán cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi vay tương ứng với hợp đồng bảo hiểm mà hai bên đã ký kết.

Trong giai đoạn vừa qua, chính nhờ khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm mà chi nhánh giảm bớt được những rủi ro xuất phát từ nhiều khoản vay do chủ thể vay không may gặp tai nạn, qua đời,.. hoặc rủi ro từ TSĐB bị hư hỏng, bị giảm giá trị do nhiều nguyên nhân khách quan.

Hiện nay, chi nhánh đang tuân thủ thực hiện theo quy định của Maritime Bank về giảm thiểu những rủi ro phát sinh từ khoản vay, kể từ 01/01/2017, chi nhánh bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm đối với khoản vay, các tài sản, hàng hóa vật tư hình thành từ vốn vay đặc biệt là với tài sản là động sản. Đây là bước đầu trong những tiến triển nhất định trong cơng tác kiểm sốt RRTD của chi nhánh.

Tuy nhiên, tại chi nhánh ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp như TSĐB đã mua bảo hiểm nhưng giá trị bảo hiểm khơng đủ đảm bảo cho mức cấp tín dụng của khách hàng, chưa chú trọng việc theo dõi bảo hiểm hết hạn để đôn đốc khách hàng mua

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 79 - 89)