Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng TMCP Hàng Hải ch

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 48 - 52)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Hàng Hải, Chi nhánh ngân hàng Hàng Hải Thừa

2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng TMCP Hàng Hải ch

nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2015-2017

Tổng tài sản và nguồn vốn của chi nhánh NH tăng trưởng khá ổn định từ năm 2015 đến năm 2017. Trong năm 2015, tổng tài sản là 326,459 triệu đồng đến năm 2016 chỉ tiêu này đạt mức 340,278 triệu đồng tăng 13,819 triệu đồng tương ứng tăng 4.233% so với năm 2015. Đến năm 2017 thì chỉ tiêu này tăng thêm 86,231 triệu đồng và đạt mức 426,509 triệu đồng. Để thấy rõ hơn về sự biến động về tài sản và nguồn vốn của MSB Huế ta sẽ phân tích sự biến động của một vài chỉ tiêu sau đây:

Tổng tài sản:

- Tiền mặt, vàng bạc, đá quý: Năm 2015, tổng tiền mặt, vàng bạc, đá quý của

ngân hàng là 8,008 triệu đồng chiếm 2.453% trong tồng số tài sản của đơn vị. Đến năm 2016, tiền mặt tăng 1,732 triệu đồng (tăng 21.633%) so với năm trước. Sang năm 2017, tổng tiền mặt, vàng bạc, đá quý tại MSB Huế có xu hướng giảm đi 3,047 triệu đồng tương ứng chiếm 31.282% so với năm 2016.

- Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước: Có sự biến động khá lớn. MSB Huế đang

có xu hướng giảm dần tiền gửi tại NHNN. Cụ thể là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2016 tăng mức tiền gửi từ 1,770 triệu đồng lên 2,605 triệu đồng, tăng 834 triệu đồng (chiếm 47.127%). Tuy nhiên, đến năm 2017, MSB Huế hầu như hoàn toàn rút hết tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, giảm 2,565 triệu đồng (chiếm 98.457%) so với năm 2016.

- Tiền gửi và cho vay các TCTD khác: Có xu hướng giảm dần qua các năm từ

năm 2015 đến năm 2017 giảm từ 12 triệu đồng xuống 9 triệu đồng tương ứng giảm 3 triệu đồng. Điều này, ta có thể thấy được rằng tiền gửi và tiền cho vay các TCTD khác chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ trong tổng tài sản của MSB Huế.

- Cho vay khách hàng: Doanh số cấp tín dụng với khách hàng có xu hướng

tăng qua ba năm. Có thể nói đây là kết quả làm việc của cả đội ngũ nhân viên có trình độ và nhiệt huyết hết mình vì cơng việc, nhất là các cán bộ cơng tác tại các phịng tín dụng. Cụ thể là: năm 2015, MSB Huế đã cho vay được 69,097 triệu đồng chiếm 21.166% trong tổng tài sản. Năm 2016, chỉ tiêu này tăng thêm 738 triệu đồng hay tăng 12.646% so với năm 2015. Khoản mục này đang có xu hướng tăng dần qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, với nhiều sản phẩm có chất lượng cao đi kèm với cơng tác tiếp thị tốt nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. Trong đó, đặc biệt là giai đoạn 2017 chỉ tiêu này có sự thay đổi đáng kể tăng gần như gấp đôi năm trước tăng 70,348 triệu đồng (hay 90.381%).

- Tài sản cố định: Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy tỷ trọng của tài sản cố

định đang có xu hướng giảm dần từ năm 2015 đến năm 2017 giảm từ 1,243 triệu đồng xuống còn 731 triệu đồng, giảm đi 512 triệu đồng.

- Tài sản có khác: Các tài sản có khác trong đơn vị tăng dần qua các năm.

Năm 2015, chỉ tiêu này đạt 246,329 triệu đồng chiếm 75.455% trong tổng tài sản. Năm 2016, tài sản này tăng lên 2,771 triệu đồng đến năm 2017 thì tiếp tục tăng thêm 8,732 triệu đồng so với năm trước. Qua đó, ta có thể thấy được trong tổng tài sản của MSB Huế thì tỷ trọng của tài sản có chiếm phần lớn trong tổng tài sản của đơn vị.

Bảng 2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 SO SÁNH

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) A TÀI SẢN

1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 8,008 2.453 9,741 2.863 6,694 1.569 1,732 21.633 -3,047 -31.282

2 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 1,770 0.542 2,605 0.765 40 0.009 834 47.127 -2,565 -98.457

3 Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 12 0.004 10 0.003 9 0.002 -2 -15.610 -1 -12.956

4 Cho vay khách hàng 69,097 21.166 77,835 22.874 148,183 34.743 8,738 12.646 70,348 90.381 5 Tài sản cố định 1,243 0.381 987 0.290 731 0.171 -256 -20.581 -256 -25.914 6 Tài sản Có khác 246,329 75.455 249,100 73.205 270,852 63.504 2,771 1.125 21,752 8.732 TỔNG TÀI SẢN 326,459 100.000 340,278 100.000 426,509 100.000 13,819 4.233 86,231 25.341 B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU B1 NỢ PHẢI TRẢ

1 Tiền gửi của khách hàng 312,257 95.650 322,668 94.825 396,135 92.879 10,411 3.334 73,467 22.769

2 Phát hành giấy tờ có giá 3,550 1.087 4,095 1.203 9,550 2.239 545 15.352 5,455 133.211

3 Các khoản nợ khác 4,251 1.302 5,327 1.565 16,115 3.778 1,076 25.298 10,788 202.530

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 320,058 98.039 332,090 97.594 421,800 98.896 12,031 3.759 89,711 27.014 B2 VỐN CHỦ SỞ HỮU 6,401 1.961 8,188 2.406 4,708 1.104 1,787 27.922 -3,480 -42.499 TỔNG NGUỒN VỐN 326,459 100.000 340,278 100.000 426,509 100.000 13,819 4.233 86,231 25.341

(Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Bảng cân đối kế toán tại chi nhánh từ năm 2015 đến năm 2017)

Nguồn vốn: Chủ yếu vẫn tập trung vào 2 nguồn chính là vốn huy động và các

khoản vay.

- Tiền gửi của khách hàng: Đây là chỉ tiêu có giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong cơ cấu nguồn vốn của MSB Huế. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm. Điều này thể hiện MSB Huế luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp với những chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng góp phần tăng quy mơ huy động vốn của ngân hàng. Năm 2015, nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng là 312,257 triệu đồng chiếm 95.650% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2016, chỉ tiêu này tăng thêm 10,411 triệu đồng (tương ứng tăng thêm 3.334%) và đạt mức 322,668 triệu đồng. Cịn năm 2017 thì tiền gửi của khách hàng chiếm 92.879% trong tổng nguồn vốn, tăng nhanh và dừng lại ở 396,135 triệu đồng, tăng 22.769% so với năm trước. Nguồn vốn huy động của ngân hàng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, cho thấy được vốn huy động được của ngân hàng ngày càng nhiều thêm, khả năng cho vay ngày càng cao, từ đó có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh. Điều này chứng minh Chi nhánh NH đã thực hiện công tác đi vay thông qua huy động trong nhân dân. Đây là nguồn vốn rất ổn định để Chi nhánh NH chủ động được trong việc đầu tư.

- Phát hành giấy tờ có giá: Nhằm phục vụ cho hoạt động của mình, Chi

nhánh NH đã phát hành giấy tờ có giá tăng đều qua các năm. Năm 2015, phát hành 3,550 triệu đồng giấy tờ có giá chiếm 1.087% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2016, ngân hàng tiếp tục huy động nguồn vốn từ việc phát hành 4,095 triệu đồng giấy tờ có giá tăng 15.352% so với năm 2015. Cịn năm 2017, phát hành 9,550 triệu đồng giấy tờ có giá tăng 5,455 triệu đồng so với năm trước nhằm gia tăng nguồn vốn của mình.

- Các khoản nợ khác: Là chỉ tiêu dùng để chỉ các nghĩa vụ nợ của ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta có thể thấy các khoản nợ tăng dần qua các năm. Năm 2015, chỉ tiêu này là 4,251 triệu đồng chiếm 1.302% trong tổng nguồn vốn. Năm 2016, tăng 1,076 triệu đồng so với năm 2015. Đến năm 2017, chỉ tiêu này tăng lên một cách nhanh chóng chiếm 3,778% trong tổng nguồn vốn, cụ thể là 16,115 triệu đồng tăng 10,788 triệu đồng so với năm trước.

Nhìn chung, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng có sự tăng lên rõ rệt qua các năm. Đó được xem là một dấu hiệu tốt của ngân hàng. Do đó, Chi nhánh NH cần đẩy mạnh những ưu điểm của mình để giúp cho ngân hàng gặt hái nhiều thành quả khả quan hơn nữa trong tương lai và tăng khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 48 - 52)