Lư uý khi thực hiện cơng tác kiểm sốt

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 75 - 79)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng cơng tác kiểm sốt rủi ro tíndụng tại Chi nhánh Ngân hàng

2.2.2.4. Lư uý khi thực hiện cơng tác kiểm sốt

- Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm:

Chi nhánh đã tiến hành việc phân chia cơng việc một cách thích hợp cho các cán bộ công nhân viên, đảm bảo được ngun tắc bất kiêm nhiệm. Quy trình tín dụng bao gồm nhiều hoạt động khép kín, liên tục và cơng việc được phân chia cho nhiều bộ phận khác nhau (bộ phận tín dụng, ban giám đốc, hội sở,…), nhiều người trong bộ phận (CBTD, Trưởng bộ phận tín dụng, Giám đốc, bộ phận phê duyệt và thẩm định,…). Việc phân công phân nhiệm một cách rõ ràng tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp đồng thời hạn chế được những sai sót có thể xảy ra. Từ đó, những rủi ro, nhầm lẫn hay cố tình gian lận sẽ dễ dàng bị phát hiện ra và ngăn chặn kịp thời. Ngoài ra MSB còn quy định về việc xử lý vi phạm của cán bộ ngân hàng theo các quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn cụ thể.

Mặc khác, để q trình kiểm sốt được hoạt động hiệu quả và tối ưu, mọi nghiệp vụ kinh tế được phê chuẩn một cách đúng đắn. Tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều phải được người có thẩm quyền, trách nhiệm phê chuẩn trước khi thực hiện. Tùy theo mức độ vốn vay, mà người xét duyệt cho vay tại chi nhánh có thể là trưởng bộ phận, PGĐ chi nhánh, Giám đốc chi nhánh. Tuân thủ nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn đã tạo được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong cơng việc của ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên, đảm bảo an toàn chất lượng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Tất cả các nghiệp vụ đều được những người có trách nhiệm và đầy đủ năng lực phê chuẩn trước khi thực hiện theo quy định của ngân hàng. Với những vấn đề chung thì do giám đốc chi nhánh phê duyệt, còn những vấn đề thuộc nghiệp vụ phát sinh hằng ngày thì do các phó giám đốc hoặc các trưởng bộ phận, trưởng phịng có chức năng phê duyệt.

- Chứng từ và sổ sách phải đầy đủ:

MSB quy định chung đối với hoạt động cho vay để hạn chế rủi ro là phải đảm bảo thu thập cũng như cung cấp đầy đủ mọi chứng từ, sổ sách, các tài liệu liên quan đến việc vay vốn để thuận lợi cho việc kiểm tra và thẩm định phê duyệt sau này.

Ví dụ: khách hàng đến xin cấp tín dụng thì phải cung cấp cho CBTD đầy đủ các bộ hồ sơ: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ mục đích vốn vay, hồ sơ TSĐB. CBTD lập tờ trình thẩm định,…

MSB sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến khoản vay như thông tin về khách hàng vay, TSĐB, chủ sở hữu TSĐB, nhân viên thẩm định khách hàng, nhân viên thẩm định tài sản… Từ đó có thể dễ dàng trong việc quản lý, tìm kiếm thơng tin cũng như truy cứu trách nhiệm mỗi khi có sai sót xảy ra.

- Kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách

Mọi tài sản trong chi nhánh được bảo quản một cách cẩn thận, các TSĐB luôn được theo dõi và quản lý một cách cẩn thận. Mọi hồ sơ, tài liệu về khoản tín dụng đều được cất giữ cẩn thận đảm bảo an toàn.

Tại ngân hàng, bộ hồ sơ cho vay đều được lưu giữ cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, bảo đảm an tồn tuyệt đối, có danh mục theo dõi đối với mỗi khách hàng vay vốn. Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để mất, thất lạc hoặc bị sửa chữa nội dung của hồ sơ.

CBTD lưu trữ hồ sơ tín dụng, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các tài liệu liên quan đến khoản vay.

- Kiểm soát độc lập việc thực hiện

Mặc dù chưa xây dựng bộ phận kiểm soát nội bộ tại chi nhánh nhưng vẫn có nhân viên quản trị rủi ro do hội sở cử đến độc lập thực hiện thủ tục kiểm soát tại chi nhánh nhằm phát hiện ra các sai phạm liên quan đến quy trình, thủ tục đã quy định, ban hành.

MSB đã ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát cũng như các quy định, thủ tục bằng văn bản cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho việc giám sát khoản vay. Quy chế kiểm sốt được thực hiện thống nhất trong tồn hệ thống, từ Hội sở đến tất cả các điểm giao dịch thuận lợi trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt.

Hệ thống chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động của ngân hàng. Để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi

ro, phát triển bền vững thì địi hỏi cần có chính sách tín dụng nhất qn, hợp lý, thích ứng với mơi trường kinh doanh, phù hợp với điều kiện của ngân hàng để có thể phát huy được thế mạnh, khắc phục được nhưng điểm yếu kém.

Một số quy định về cho vay đối với KHCN [10].

 Điều kiện cho vay đối với khách hàng cá nhân:

Khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và của Maritime Bank và các điều kiện cơ bản sau:

 Là cá nhân có quốc tịch Việt Nam và sinh sống, làm việc tại Việt Nam

 Là cá nhân từ đủ 20 tuổi tại thời điểm vay vốn và không quá 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với năm tính đén thời điểm kết thúc khoản vay.

 Khách hàng cư trú hoặc làm việc tại cùng địa bàn tỉnh, thành phố hoặc trogn phạm vi tỉnh thành phố giáp ranh với đơn vị kinh doanh tiếp nhận hồ sơ tín dụng.

 Khách hàng cư trú hoặc làm việc tại cùng đia bàn tỉnh, thành phố hoặc trong phạm vi tỉnh thành phố giáp ranh với đơn vị kinh doanh tiếp nhận hồ sơ tín dụng.

 Khơng nằm trong danh sách đen (black-list) của Maritime Bank.

 Uy tín tín dụng: theo quy định tại chính sách tín dụng QD.TD.068 được ban hành theo từng thời kỳ.

 Điều kiện khác theo quy định trong thể lệ sản phẩm tương ứng với từng đối tượng khách hàng.

 Quy định chung đối với sản phẩm:

 Loại tiền cho vay: Đồng Việt Nam (VNĐ)

 Mục địch cho vay: phục vụ các nhu cầu tiêu dung cá nhân không trái với quy định của pháp luật và của Maritime Bank

 Tổng hạn mức tín dụng khơng vượt quá 24 lần thu nhập của khách hàng hoặc mức tối đa theo quy định tại chính sách tín dụng được ban hành trong từng thời kỳ.

 Số tiền vay tối thiểu: 10 triệu đồng

 Thời hạn cho vay: tối thiểu 03 tháng tối đan 60 tháng  Hệ số trả nợ:

+ Cách tính hệ số trả nợ tuân theo chính sách tín dụng ngân hàng bán lẻ QĐ. TD.068 được ban hành trong từng thời kỳ.

+ Thu nhập còn lại của khách hàng:

Thu nhập cịn lại= Thu nhập bình qn hàng tháng- Nghĩa vụ trả nợ hàng tháng  Phương thức nhận nợ và trả nợ:

+ Hình thức cho vay: cho vay từng lần

+ Số lần rút vốn: một lần duy nhất. Khách hàng phải thực hiện rút vốn vay tối đa trong vòng 120 ngày kể từ ngày khoản vay được Maritime Bank Huế phê duyệt. Quá thời hạn rút vốn này, khoản vay phải thực hiện trình lại như hồ sơ mới.

+ Phương thức nhận nợ: giải ngân bằng tiền mặt/ chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng/ người thụ hưởng theo phương án vay vốn của khách hàng và tuân thủ quy định của ngân hàng nhà nước, Maritime Bank về phương tiện giải ngân vốn vay.

+ Phương thức trả nợ: tiền mặt hoặc chuyển khoản hoặc Maritime Bank chủ động thu nợ của khách hàng hoặc đơn vị công tác hỗ trợ thu nợ cho Maritime Bank theo hợp đồng hợp tác đã ký.

+ Hình thức trả nợ gốc và lãi: chọn 1 trong 2 hình thức

Nợ gốc trả đều hằng tháng, lãi trả hằng tháng giảm dần tính trên dư nợ thực tế hoặc Tổng nợ gốc và lãi trả đều (cố định) hàng tháng, tính lãi trên dư nợ thực tế.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thừa thiên huế (Trang 75 - 79)