Tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh trong 3 năm (2009-2011)

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp phát triển loại hình cho vay tiêu dùng tín chấp đối với cán bộ công nhân viên có lương trả qua thẻ ATM của ngân hàng BIDV chi nhánh quảng nam (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH QUẢNG NAM

2.1.8. Tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh trong 3 năm (2009-2011)

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam với đặc thù là cho vay các đối tượng chủ yếu thuộc lĩnh vực đầu tư - xây dựng để phục vụ sản xuất kinh doanh và cho vay đời sống để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trong tình hình kinh tế hiện nay, do nền kinh tế ngày càng phát triển và nhu cầu con người cũng tăng lên như: nhu cầu đi lại, nhu cầu sửa chữa, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, con người cần phải có nhiều kinh phí, từ đó nhu cầu vay vốn cũng được nâng cao. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu của xã hội thì hoạt động của ngân hàng phải từng bước thích nghi với sự phát triển kinh tế của địa phương. Với thị phần tương đối khá, Chi nhánh ngày càng mở rộng quan hệ tín dụng đồng thời đa dạng hố các loại hình tín dụng để đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho khách hàng.

Địa bàn hoạt động của chi nhánh là Thành phố Tam kỳ, là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam được tách ra từ năm 1997, nhưng nhìn chung vẫn là một tỉnh chưa phát triển cao so với các tỉnh lân cận. Là nơi mà thành phần kinh tế gia đình, hộ sản xuất chiếm phần lớn. Trong thời gian qua Chi nhánh đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy đối với nhiều đơn vị kinh tế và người dân trên địa bàn.

Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, Chi nhánh đã không ngừng khai thác và mở rộng quy mơ tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn trên thị trường. Các thành phần kinh tế đã mạnh dạn trong việc vay vốn để sản xuất kinh doanh. Chi nhánh đã áp dụng chính sách kích thích cho vay với lãi suất linh hoạt, các chương trình khuyến mại, giảm bớt các thủ tục không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Vì vậy, kết quả cho vay của Chi nhánh trong 3 năm gần đây như sau:

Bảng 3 : Tình hình cho vay tại Chi nhánh trong 2 năm 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) I. Tổng dư nợ 1.351.297 1.529.236 2.203.204 +177.939 13,17 673.968 44,07 - Dư nợ ngắn hạn 598.422 720.350 1.249.216 +121.928 20,37 1.177.181 136,42

- Dư nợ trung, dài hạn 752.875 808.887 953.987 +56.012 7,44 145.100 17,94

III.Tỷ lệ nợ xấu 5,19% 0,16% 4,46%

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình cho vay tại Chi nhánh năm 2010 tăng 177.939 triệu so với năm 2009, tương ứng tăng là 13,17% tốc độ tăng trưởng này cũng phù hợp với định hướng chung về tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch năm 2010 đề ra. Đối với năm 2011, dư nợ cho vay tăng tương đối cao, cụ thể tổng dư nợ là 2.203.204 triệu đồng tương ứng tăng 44,07% so với năm 2010. Mặc dù dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng nhiều so với cuối năm 2010 nhưng thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu do lãi vay không thu được do nợ quá hạn, nợ xấu, lãi treo phát sính nhiều trong năm.

Nguyên nhân làm cho dư nợ bình quân tại chi nhánh tăng là do năm qua Chi nhánh đã tích cực cho vay và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng truyền thống có vay thêm. Ngồi ra Chi nhánh cịn tích cực chủ động trong cơng tác tìm kiếm khách hàng mới để tăng trưởng tín dụng. Tại Chi nhánh đã đưa ra chỉ tiêu kế hoạch giao khốn cho từng các bộ tín dụng một cách hợp lý để động viên, thúc đẩy kinh doanh mở rộng tín dụng.

Nhìn chung trong năm 2009 và 2010 thì cho vay trung, dài hạn có biến động tăng nhưng theo định hướng của HSC, chi nhánh đã dần tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay TDH đồng thời tặng mạnh hoạt động cho vay bán lẻ đó cũng là nguyên nhân vì sao tốc độ tăng trưởng trong 2 năm 2009-2010 thì cho vay ngắn hạn lớn hơn chiếm 20,37% so với trung, dài hạn là 7,44%. Tuy nhiên đến năm 2011 thì cơ cấu tín dụng đã nghiêng hẳn về cho vay ngắn hạn, cụ thể dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.249.216 triệu đồng tương ứng tăng 136.42% so với năm 2010 trong khi dư nợ cho vay TDH là 953.987 triệu đồng tương ứng tăng 17,94% so với năm 2010. Nguyên nhân là chi nhánh đang tăng cường quản lý chặt chẽ công tác chất lượng tín dụng nhằm hạn chế nợ xấu vì vậy mà hạn chế cho vay TDH.

Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh trong năm 2010 là 2.402 triệu giảm 66.674 triệu tương ứng giảm 96,52% so với đầu năm. Trong đó nợ xấu ngắn hạn giảm mạnh hơn so với nợ xấu trung, dài hạn, nguyên nhân giảm nợ xấu là do nền kinh tế nước ta trong năm 2010 có sự phục hồi và tăng trưởng. Các doanh nghiệp và cá thể, cá nhân kinh doanh sản xuất sinh lời dẫn đến khả năng trả nợ lớn. Mặc dù năm 2009 tình hình kinh tế khó khăn đã dẫn tới nợ xấu chiếm tỷ lệ cao, xong năm 2010 đã có sự giảm mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2011 thì tỉ lệ nợ xấu lại tăng trở lại, do ảnh hưởng của những biến

động tình hình kinh tế trong nước, doanh nghiệp đi vay làm ăn thua lỗ, thị trường bất động sản bị đóng băng…nhưng nhìn chung so với các NHTM khác trên cùng địa bàn thì chất lượng tín dụng tại chi nhánh tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm có thể chấp nhận, đội ngũ cán bộ Chi nhánh ln tích cực trong cơng tác thẩm định và kiểm tra kiểm soát hồ sơ vay vốn trước trong khi cho vay, các sai phạm qua kiểm tra được sửa chữa kịp thời, sự nổ lực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng đã làm cho chất lượng tín dụng ngày một nâng cao.

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp phát triển loại hình cho vay tiêu dùng tín chấp đối với cán bộ công nhân viên có lương trả qua thẻ ATM của ngân hàng BIDV chi nhánh quảng nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)