9. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Nội dung xây dựng văn hoá học tập ở trường THPT
1.3.3.1. Các thành tố cấu thành văn hoá học tập
Văn hoá học tập là một thành tố của văn hoá nhà trường và nó được cấu thành bởi các thành tố sau đây:
- VH nề nếp - VH chia sẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Truyền thống nhà trường - VH kiểm định chất lượng.
- Tính tự giác, tích cực của học sinh trong học tập - Vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình lên lớp
* Văn hoá nề nếp:
Cán bộ GV, HS nhận thức đầy đủ về nội quy, quy chế hoạt động dạy - học trong nhà trường, tự giác chấp hành nội quy, quy chế đó. Biến được yêu cầu về việc thực hiện nội quy, quy chế học tập thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen của người dạy và người học.
+ GV chấp hành quy chế chuyên môn một cách tự giác. + HS chấp hành nội quy lớp học và nội quy nhà trường. + Sử dụng thời gian dạy - học có hiệu quả.
* Văn hoá chia sẻ trong học tập:
- GV sẵn sàng chia sẻ với HS giúp đỡ HS cả khi HS mắc sai lầm. Tạo mối quan hệ thân thiện và là nhà hỗ trợ tâm lý tốt nhất cho HS.
- HS sẵn sàng chia sẻ tri thức, kinh nghiệm học tập trong môi trường lớp học với thầy cô và bạn bè.
* Môi trƣờng sƣ phạm:
Môi trường học tập thân thiện, có đủ các điều kiện vật chất và tinh thần để hoạt động dạy - học có hiệu quả:
+ GV thân thiện, nhiệt tình, trách nhiệm với HS.
+ HS tích cực, hăng hái xây dựng bài, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Hoạt động nhóm, lớp có hiệu quả.
+ Lớp học thoáng mát có đủ ánh sáng.
* Truyền thống nhà trƣờng:
Nhà trường có truyền thống dạy - học có kết quả học tập tốt, có những gương người tốt, việc tốt điển hình để HS học tập và làm theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Văn hoá kiểm định:
- Dạy học phải đạt chuẩn mực về mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp.
- Kết quả đạt được của HS phải đạt chuẩn về tri thức, kỹ năng, thái độ. - Người dạy và người học phải thường xuyên tự đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động dạy và học.
- Tính tự giác, tích cực chủ động của học sinh trong học tập là yếu tố cơ bản tạo nên văn hoá học tập và chất lượng học tập trong nhà trường.
- Vai trò chủ đạo của giáo viên là nhân tố đảm bảo chất lượng học tập của học sinh, giáo viên là người hỗ trợ tốt nhất để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả.
1.3.3.2. Mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản trong văn hoá học tập
Giữa các thành tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó hỗ trợ và bổ sung kết quả cho nhau, nhưng thành tố có tính chất quyết định tạo nên VHHT của nhà trường đó là VH nề nếp, VH chia sẻ và VH kiểm định chất lượng . Mọi hoạt động dạy và học trong nhà trường đều phải hướng tới đích cuối cùng đó là đạt chuẩn về sản phẩm GD nhằm đáp ứng mục tiêu GD và yêu cầu mà XH đặt ra. VH kiểm định sẽ giúp GV, HS luôn luôn ý thức về điều đó và đạt được những yêu cầu đặt ra. Còn 2 thành tố VH nề nếp và VH chia sẻ là yếu tố then chốt nhằm tạo ra VH chất lượng và kiểm định. Giáo viên và học sinh là hai thành tố quyết định văn hoá học tập trong nhà trường.
1.4. Hiệu trƣởng nhà trƣờng với việc xây dựng VHHT
Hiệu trưởng (HT) nhà trường là người đại diện trước pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường THPT, các quy chế, quy định của bộ GD&ĐT, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường đã được cơ quan chủ quản phê duyệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
HT trong các nhà trường thực hiện phân quyền cần phải giữ cán cân cân bằng của rất nhiều vai trò. Ngoài vai trò tổ chức, lãnh đạo trực tiếp và điều khiển đội ngũ GV, HT làm việc với nhiều đối tượng khác nhau như các thành viên của cộng đồng hay các nhà tài trợ, liên minh với thế giới bên ngoài nhằm tìm kiếm các nguồn hỗ trợ kinh phí và vật chất, khuyến khích đội ngũ tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để tăng thêm nguồn lực cho nhà trường. Trách nhiệm và quyền hạn của HT trong các quyết định về nhân sự, chương trình, ngân sách và đồng thời cũng nâng cao chất lượng học tập của HS. Họ là người lãnh đạo tập thể xuất sắc và đồng thời cũng là người đại diện, thương thuyết giỏi. Trong nhà trường các giá trị, niềm tin đều hướng tới lợi ích của GV, công nhân viên và HS. Vì vậy, HT cần đặt lợi ích của HS và chất lượng GD lên vị trí hàng đầu, làm việc hợp tác để nâng cao chất lượng GD và quảng bá thương hiệu của nhà trường. Chính mục đích này sẽ tạo nên sự gắn kết các thành viên trong nhà trường với nhau, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, tạo bầu không khí làm việc tích cực, cởi mở, thân thiện trong nhà trường.
Ngoài ra HT là người có vai trò quyết định, chi phối sự phát triển VHNT. Đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc xây dựng VHHT trong các nhà trường THPT. Tư duy phát triển giáo dục của người HT ảnh hưởng lớn đến VHHT tại các trường học. HT có vai trò quan trọng trong việc hình thành VHHT. HT coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để không ngừng phát triển đội ngũ; khuyến khích GV tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài trường để nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. HT phải là tấm gương về sự tự học và là người học dẫn đầu, HT tạo điều kiện để mỗi HS đều có cơ hội thể hiện năng lực, sự sáng tạo và khả năng học tập của bản thân. Tạo ra môi trường học tập để GV và HS học tập một cách chủ động, sáng tạo. Tạo môi trường sư phạm làm việc có chất lượng, hiệu quả thông qua việc: Xây dựng nề nếp dạy học, xây dựng môi trường sư phạm, xây dựng VH chia sẻ, xây dựng truyền thống nhà trường, xây dựng VH chất lượng, VH kiểm định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
VHNT là môi trường GV thuận lợi nhất cho GV và học sinh trong hoạt động dạy và học. VHNT có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm đáp ứng mục tiêu GD trong từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử. Đặc biệt ngày nay trước xu thế hội nhập, GD phải đổi mới, tạo điều kiện để đào tạo nên những con người có những phẩm chất, năng lực đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
Đã có nhiều tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu về VHNT. Nhưng việc vận dụng và phát huy tác dụng của hoạt động này trong các nhà trường THPT ở Việt Nam còn hạn chế, chưa được chú trọng. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, ý thức và tinh thần học tập của người học chưa cao vì vậy cần chú trọng việc xây dựng một môi trường VHHT ở trong nhà trường là điều cần thiết. Môi trường VH rất cần thiết đối với lứa tuổi HS THPT và là môi trường thuận lợi cho GV trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Môi trường VHHT trong nhà trường chịu sự chi phối bởi các nhân tố khách quan (Môi trường chính trị XH, khoa học, công nghệ, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng, nhóm nhỏ...) và yếu tố chủ quan (Thái độ thân thiện tự chịu trách nhiệm của cán bộ, GV, HS, tinh thần tự giác, tích cực của HS trong học tập, nội quy, quy chế học tập của nhà trường...). Trong 2 nhân tố trên nhân tố chủ quan là nhân tố có tính chất quyết định đến môi trường VHHT trong nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VĂN HOÁ HỌC TẬP VÀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC TẬP Ở TRƢỜNG THPT NGỌC HÀ - TỈNH HÀ GIANG
2.1. Một vài nét về khách thể điều tra
2.1.1. Lịch sử thành lập
Trường THPT Ngọc Hà - Hà giang nằm cách Trung tâm Thị xã Hà Giang khoảng 5 km về phía Bắc. Do yêu cầu của nhân dân và nhu cầu học tập của người học ngày càng phát triển nên trường được thành lập từ 10/7/1999.Tập trung GD cho HS của các xã phường xung quanh thị xã và các xã lân cận thuộc Huyện Vị Xuyên của Tỉnh Hà Giang. Đồng thời tham gia GD gần 100 HS trường Quân sự Tỉnh nằm rải rác ở 11 huyện thị trên địa bàn toàn tỉnh. Đến năm học 2009-2010 nhà trường có tổng số 22 lớp với số lượng hơn 900 em HS gồm 11 dân tộc khác nhau. Trường được thành lập đến nay tròn 11 năm, tuy còn non trẻ nhưng truyền thống nhà trường luôn được giáo dục và gìn giữ qua các thế hệ, ngày càng được xây dựng, phát triển.
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
Trường THPT Ngọc Hà - Hà Giang thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Điều 3 Điều lệ trường trung học [2] ban hành theo quyết định số 07/2007/ QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động GD khác của chương trình GD phổ thông;
2. Quản lý GV, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động GV, cán bộ, nhân viên.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận HS, vận động HS đến trường,quản lý HS theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động GD. Phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong hoạt động GD;
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước;
7. Tổ chức cho GV, nhân viên, HS tham gia hoạt động XH;
8. Tự đánh giá chất lượng GD và chịu sự kiểm định chất lượng GD của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng GD;
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của phát luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường
Trường THPT Ngọc Hà - Hà Giang có bộ máy tổ chức hoạt động đồng đều, tập trung, dân chủ cụ thể gồm:
- Chi bộ Đảng
- Ban giám hiệu nhà trường
- 3 tổ chuyên môn: KHTN - KHXH - Tổ tổng hợp - 1 tổ văn phòng
- Các tổ chức đoàn thể nhà trường : Công đoàn, Đoàn thanh niên CSHCM, Hội Chữ thập đỏ, Hội khuyến học...
- Tổng CBGV - CNVC LĐ: 60 . Trong đó + Giới tính: Nam:10 Nữ: 50
+ Trình độ: Sau ĐH: 0; ĐH: 57; Cao đẳng: 0; Trung cấp: 03 + Độ tuổi: Dưới 30: 14; Từ 31 - 40: 39; Từ 41- 50: 05; Trên 50: 02
2.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Diện tích mặt bằng: Diện tích nhà trường hơn 1 nghìn mét vuông. Có khu khuân viên dành cho các hoạt đông tập thể riêng; Xung quanh có tường rào trồng cây xanh; Sân trước trồng sấu công trình Đoàn thanh niên đang phát triển xanh tốt. Cảnh quan môi trường luôn " Xanh- Sạch- Đẹp"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tổng số lớp học trong năm học 2009- 2010: 22 lớp với tổng hơn 900 HS đang học tại trường.
- Nhà hiệu bộ: Gồm 1 dãy nhà 2 tầng
- Tổng số lớp học được xây dựng: 2 dãy nhà 3 tầng với 30 phòng học. Trong đó có: 02 phòng máy vi tính; 03 phòng học chức năng; 02 phòng học bộ môn; 01 phòng đọc + Thư viện
- 02 dãy nhà ký túc xá cho các em học xa lưu trú. - 01 phòng y tế
- 02 phòng kho và chứa trang thiết bị giảng dạy
2.1.5. Quy mô chất lượng đào tạo qua các năm (2005- 2010)
Bảng 2.1: Biểu quy mô và chất lƣợng hai mặt GD của nhà trƣờng từ năm 2005 đến 2010 Chỉ tiêu xếp loại Năm học 2005-2006 Năm học 2006-2007 Năm học 2007-2008 Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Tổng số học sinh/số lớp 771/19 808/19 857/20 925/21 916/22 Xếp loại hạnh kiểm (Khá-Tốt) 84.7% 81.6% 90% 92.7% 92.6% Xếp loại hạnh kiểm (Yếu - TB) 15.3% 18.4% 10% 7.3% 7.4% Xếp loại học lực (Khá - TB) 88% 69.6% 76.6% 66.8 69.9% Xếp loại học lực (Yếu) 12% 30.4% 23.4% 33.2% 30.1% Tỷ lệ đỗ Tốt nghiệp 83.19% 45% 89.2% 87.8% 97.4%
- Chất lượng Giáo dục của nhà trường trong những năm qua đã có sự vươn lên. Tỷ lệ chuyển lớp đạt từ 85 - 90%; Tỷ lệ học sinh tiên tiến đạt từ 4 - 5%; Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt từ 80 - 85 %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.6. Công tác đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
Trong nhà trường tổ chức Đoàn thanh niên CSHCM là bộ phận của công tác GD, gắn bó hữu cơ với hoạt động dạy và học trên lớp, đồng thời củng cố, phát huy, bổ sung và nâng cao kết quả GD toàn diện. Tổ chức Đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp cho BGH nhà trường trong các hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khoá và tham gia duy trì nề nếp dạy và học trong nhà trường... Hoạt động Đoàn được kế hoạch hoá song song với chương trình năm học, hướng HS vào thực hiện tốt các yêu cầu trọng tâm theo nhiệm vụ từng năm học, giúp cho việc dạy và học trên lớp đạt hiệu quả cao. Ngay từ đầu mỗi năm học Đoàn trường đã lập kế hoạch hoạt động cho HS toàn trường theo các mặt chủ yếu sau:
- Thực hiện tốt các chủ đề, chủ điểm năm học theo hướng dẫn của Tỉnh đoàn, Thị đoàn, BGH nhà trường.
- Tổ chức tốt phong trào hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao theo từng đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học.
- Tổ chức tốt công tác lao động vệ sinh môi trường, các hoạt động tình nguyện tại địa phương.
- Tổ chức phát động phong trào tự quản trong học tập, phát động phong trào chống tiêu cực trong thi cử, kiểm tra...
Để phát huy hiệu quả của phong trào Đoàn thanh niên CSHCM, đoàn trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, GD tới tất cả các đoàn viên thanh niên về mục đích, ý nghĩa của từng phong trào, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khác trong nhà trường như: Chi Bộ, BGH, Công Đoàn, Hội khuyến học, Hội chữ Thập đỏ... để phong trào được phát động và tổ chức thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS cấp THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2. Thực trạng VHHT ở trƣờng THPT Ngọc Hà - Tỉnh Hà Giang
2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về VHHT và xây dựng VHHT dựng VHHT
2.2.1.1. Thực trạng nhận thức về VHHT
Để khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về VHHT trong nhà trường phổ thông, từ đó có những giải pháp nhằm xây dựng thành công VH nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện chúng tôi tiến hành điều tra 3 CBQL, 39 GV và 355 HS bằng ankét và kết quả thu được thể