Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về VHHT và xây

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học phổ thông ngọc hà tỉnh hà giang (Trang 42 - 62)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về VHHT và xây

dựng VHHT

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức về VHHT

Để khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về VHHT trong nhà trường phổ thông, từ đó có những giải pháp nhằm xây dựng thành công VH nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện chúng tôi tiến hành điều tra 3 CBQL, 39 GV và 355 HS bằng ankét và kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2 Bảng 2.2 : Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về VHHT ở trƣờng THPT Đối tƣợng điều tra Nhận thức về VHHT Nhận thức đúng Nhận thức chƣa đầy đủ Nhận thức sai SL % SL % SL % CBQL(n=3) 3 100 0 0 0 0 GV (n= 39) 25 64,1 14 35,9 0 0 HS (n= 355) 190 53,5 165 46,5 0 0 Một số nhận xét:

Qua khảo sát kết quả thu được chúng ta thấy nhận thức của CBQL, GV, HS đa số có nhận thức đúng về VHHT trong trường THPT cụ thể:

- 100% CBQL nhận thức đúng VHHT gồm các nội dung: VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác;

- 64,1% GV nhận thức đúng VHHT gồm các nội dung: VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 53,5% HS có nhận thức đúng VHHT gồm các nội dung: VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác;

Nhưng bên cạnh đó số nhận thức chưa đầy đủ về nội dung VHHT gồm: các quan niệm văn hoá nhà trường là một trong những nội dung sau: VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao: Nhận thức chưa đúng về VHHT trong nhà trường gồm các nội dung trên đối với GV chiếm 35,9%. Đối với HS chiếm 46,5%. Từ cách nhìn chưa đầy đủ về văn hoá nhà trường sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới việc xây dựng văn hoá nhà trường của cán bộ giáo viên, học sinh. Chính vì vậy mà nhà trường cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền GD để các đồng chí GV và các em HS thấy rõ nội dung VHHT từ đó có những giải pháp thiết thực xây dựng thành công VHHT trong nhà trường.

2.2.1.2. Thực trạng nhận thức về xây dựng VHHT

Thực trạng nhận thức về nội dung xây dựng VHHT ở nhà trường THPT thể hiện trình độ hiểu biết về lĩnh vực mới này trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường. Trong khi điều tra nhận thức về các nội dung xây dựng VHHT chúng tôi điều tra và thu được kết quả tại bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về nội dung xây dựng VHHT

Đối tƣợng điều tra

Nhận thức về nội dung xây dựng VHHT

Nhận thức đúng Nhận thức chƣa đầy đủ Nhận thức sai

SL % SL % SL %

CBQL(n=3) 1 33,3 2 66,7 0 0

GV (n= 39) 3 7,7 36 92,3 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số nhận xét:

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy, từ việc nhận thức về các nội dung VHHT trong nhà trường tỷ lệ nhận thức chưa đầy đủ còn cao dẫn đến tỷ lệ nhận thức về các nội dung xây dựng VHHT không được đồng đều. Tỷ lệ nhận thức đúng về xây dựng VHHT là xây dựng VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy- học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác rất thấp (33,3% đối với CBQL; 7,7% đối với GV; 0,0% đối với HS). Tỷ lệ nhận thức chưa đầy đủ về các nội dung xây dựng VHHT bao gồm: VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác chiếm đa số (66,7% đối với CBQL; 92,3% đối với GV; 95,2% đối với HS). Tỷ lệ nhận thức sai trong HS vẫn còn (4,8%).

Từ những số liệu điều tra trên có thể nói rằng VHHT, xây dựng VHHT là những điều còn khá mới mẻ trong các nhà trường, đặc biệt là nhà trường khu vực vùng cao, vùng sâu, miền núi... Nhưng đây là những nội dụng quan trọng để gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học, ham học hỏi, tinh thần đoàn kết chia sẻ và hợp tác trong một môi trường đa dạng và luôn vận động không ngừng, hội nhập và phát triển đồng thời là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó vấn đề đặt ra đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh cần có nhận thức đúng về xây dựng văn hoá nhà trường từ đó có thái độ tích cực trong xây dựng văn hoá nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường THPT, đặc biệt là người HT cần xác định đây là nội dung quan trọng cần xây dựng và triển khai song song với kế hoạch năm học, có như vậy chất lượng GD mới được nâng cao và ổn định.

* Đánh giá nhận thức về vai trò của việc xây dựng VHHT

Để nắm được nhận thức của mỗi thành viên trong nhà trường trong việc xác định vai trò của việc xậy dựng VHHT chúng tôi tiến hành điều tra và thu được số liệu trong bảng 2.4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4 : Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về vai trò của việc xây dựng VHHT trong nhà trƣờng

Đối tƣợng điều tra

Nhận thức về vai trò của xây dựng VHHT trong nhà trƣờng

Nhận thức đúng Nhận thức chƣa đầy đủ Nhận thức sai SL % SL % SL % CBQL(n=3) 3 100 0 0 0 0 GV (n= 39) 30 76,9 9 23,1 0 0 HS (n= 355) 245 69,0 110 31,0 0 0 Một số nhận xét:

Nhận thức về vai trò xây dựng VHHT trong nhà trường THPT đa số CBQL, GV, HS đều nhận thức đúng và thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng VHHT trong các nhà trường. (100% đối với CBQL; 76,9% đối với GV; 69% đối với HS). Đây là nội dung nếu xây dựng thành công sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong các nhà trường. Mỗi thành viên trong trường cần phải xác định đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để xây dựng nhà trường chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó còn một bộ phận nhận thức chưa đầy đủ về vai trò xây dựng VHHT trong nhà trường (23,1% đối với GV; 31% đối với HS), để thống nhất về mặt nhận thức cần làm tốt khâu tuyên truyền, giáo dục nhằm giúp cho các thành viên trong nhà trường thấy được vai trò của việc xây dựng VHHT trong nhà trường thiết thực với người học, người dạy và truyền thống học tập của nhà trường. Mặc dù nhận thức về nội dung xây dựng văn hoá học tập trong nhà trường chưa được tốt nhưng có nhiều cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đã có nhận thức đúng và đủ về vai trò ý nghĩa của xây dựng văn hoá học tập trong nhà trường, đây là điểm mà các nhà quản lý cần quan tâm và khai thác một cách triệt để nhằm xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Thực trạng VHHT ở trường THPT Ngọc Hà - Tỉnh Hà Giang

2.2.2.1. Thực trạng văn hoá học hỏi của giáo viên, học sinh

VH học hỏi là một trong những nội dung của xây dựng VHHT trong nhà trường. Đây là nội dung đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi thành viên trong tập thể nhà trường vượt qua những mặc cảm cá nhân về trình độ, khả năng nhận thức của bản thân, luôn cầu thị, luôn tìm tòi và ham học hỏi. Thực trạng VH học hỏi của GV, HS được đánh giá thông qua bảng số liệu 2.5 và 2.6.

Bảng 2.5 : Thực trạng VH học hỏi của GV trong nhà trƣờng

TT Các hành vi Giáo viên ( n= 39) TX Không TX Chƣa bao giờ SL % SL % SL %

1 Sẵn sàng học hỏi đồng nghiệp khi họ có sáng

kiến hay 39 100 0 0 0 0

2

Sẵn sàng học ngay từ học sinh khi học sinh có suy nghĩ và giải quyết vấn đề thông minh, sáng tạo.

33 84,6 6 15,4 0 0

3 Luôn luôn có thái độ và hành vi tích cực để

bổ sung tri thức 36 92,3 3 7,7 0 0

4 Mời đồng nghiệp đến dự giờ để nghe góp ý

xây dựng 21 53,8 18 46,2 0 0

5 Xin dự giờ đồng nghiệp có kinh nghiệm để

học hỏi 21 53,8 18 46,2 0 0

6 Tích cực tự bồi dưỡng nâng cao trình độ,

chuyên môn 38 97,4 1 2,6 0 0

7 Tích cực học hỏi kinh nghiệm hay từ đồng nghiệp 37 94,9 2 5,1 0 0

8 Thường xuyên tự đánh giá bản thân để điều chỉnh 31 79,5 8 20,5 0 0

9 Thờ ơ trước sáng kiến của đồng nghiệp và HS 0 0 2 5,1 37 94,9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số nhận xét:

Qua số liệu điều tra chúng tôi nhận thấy ý thức học hỏi trong nghiên cứu hoàn thiện công tác chuyên môn của cán bộ GV ở mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ cao như: Sẵn sàng học hỏi đồng nghiệp khi họ có sáng kiến hay chiếm 100%; Luôn luôn có thái độ và hành vi tích cực để bổ sung tri thức chiếm 92,3%; Tích cực tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn chiếm 97,4%; Tích cực học hỏi kinh nghiệm hay từ đồng nghiệp chiếm 94,9%; Sẵn sàng học ngay từ HS khi HS có suy nghĩ và giải quyết vấn đề thông minh, sáng tạo chiếm 84,6%. Điều đó cho thấy GV nhà trường luôn có ý thức học hỏi đồng nghiệp, HS và tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Trong một môi trường VHHT điều đó có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao chất lượng GD của nhà trường.

Ở mức không thường xuyên học hỏi có nhưng được đánh giá ở tỷ lệ thấp. Hai mức độ được điều tra về: Mời đồng nghiệp đến dự giờ để nghe góp ý xây dựng và xin dự giờ đồng nghiệp có kinh nghiệm để học hỏi mức độ không thường xuyên chiếm 46,2% điều đó khi tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi thấy đại bộ phận GV được hỏi đều trả lời ngại và không có thời gian. Thực ra trong nhà trường THPT đặc biệt ở vùng cao còn thiếu GV việc lên liền giờ không có giờ trống để dự giờ, mời đồng nghiệp dự giờ luôn xảy ra, nguyên nhân thứ 2 là do tâm lý e ngại, thiếu cầu thị bằng lòng với những gì mình đã có, tính thiếu chủ động trong tự bồi dưỡng của giáo viên. Đồng thời dự giờ rút kinh nghiệm còn nặng nề về tính hình thức chưa có tác dụng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao trình độ chuyên môn. Tỷ lệ giáo viên mời đồng nghiệp đến dự giờ thường xuyên chỉ chiếm có 53,8% con số này phản ánh tính chủ động trong học hỏi của giáo viên trường THPT Ngọc Hà là chưa cao, một phần do tâm lý một phần do hiệu quả và tác dụng của việc dự giờ đối với cá nhân là chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vì vậy Hiệu trưởng, nhà quản lý luôn đổi mới công tác quan lý tổ chuyên môn nhà trường một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, bầu không khí làm việc thoải mái, đoàn kết với tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp trong chuyên môn nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Khuyến khích giáo viên dự giờ thăm lớp và động viên giáo viên mời người khác đến dự giờ để rút kinh nghiệm giảng dạy.

Khảo sát về văn hoá học hỏi của học sinh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Thực trạng văn hoá học hỏi của HS trong nhà trƣờng

TT Các hành vi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học sinh ( n= 355)

TX Không TX Chƣa bao

giờ

SL % SL % SL %

1 Sẵn sàng học hỏi bạn bè khi họ có sáng

kiến hay, cách giải quyết vấn đề sáng tạo. 248 69,9 97 27,3 10 2,8

2 Lắng nghe góp ý xây dựng của thầy cô

và bạn bè 300 84,5 49 13,8 6 1,7

3 Sẵn sàng học hỏi từ những người ít tuổi

hơn mình 108 30,4 207 58,3 40 11,3

4 Sẵn sàng học ngay từ bạn bè khi bạn bè

có suy nghĩ thông minh, sáng tạo. 254 71,6 92 25,9 9 2,5

5 Thường xuyên tự học tập để củng cố và

nâng cao kiến thức. 198 55,8 102 28,7 55 15,5

6 Không tự ái khi nghe bạn bè góp ý 226 63,7 75 21,1 54 15,2

7 Luôn luôn tự học để hoàn thiện nhân

cách bằng mọi hình thức 220 62,0 118 33,2 17 4,8

8 Luôn sưu tầm, mượn tài liệu học tập của

bạn bè 201 56,6 112 31,6 42 11,8

9 Theo học các lớp do nhà trường tổ chức 228 64,2 114 32,1 13 3,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số nhận xét:

Qua số liệu điều tra chúng tôi thấy VH học hỏi trong các em HS đã được hình thành và nâng cao. Các hành vi thường xuyên học hỏi chiếm tỷ lệ trên 50% như: Hành vi lắng nghe góp ý xây dựng của thầy cô và bạn bè chiếm 84,5%; Sẵn sàng học ngay từ bạn bè khi bạn bè có suy nghĩ thông minh, sáng tạo chiếm 71,6%; Thường xuyên tham gia các lớp do nhà trường tổ chức chiếm 64,2%; Không tự ái khi nghe bạn bè góp ý chiếm 63,7%... Riêng hành vi sẵn sàng học tập từ những người ít tuổi hơn mình còn chiếm tỷ lệ thấp (30,4%), nguyên nhân có thể do suy nghĩ lạc hậu của một bộ phận HS cho rằng: hơn tuổi là hơn tất cả. Vì vậy người lãnh đạo và GV luôn có tư tưởng tiến bộ học hỏi cả thế hệ trẻ và GD tuyên truyền để HS nhận thức rằng một XH mà nền kinh tế trí thức ngày càng phát triển thì thế hệ sau luôn phải giỏi hơn thế hệ trước.

- Các hành vi VH học hỏi không thường xuyên đa số chiếm tỷ lệ dưới 30%. Hành vi không thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là hành vi không thường xuyên sẵn sàng học tập từ những người ít tuổi hơn mình chiếm 58,3%. Điều quan trọng là tỷ lệ học sinh luôn tự học để nâng cao trình độ và tự hoàn thiện nhân cách là chưa cao chiếm tỷ lệ 62% (theo tự đánh giá của học sinh), đối chiếu với lời nhận xét đánh giá của giáo viên thì con số này cao hơn (giáo viên đánh giá qua phỏng vấn là gần 50%). Đây là vấn đề mà giáo viên và nhà quản lý cần quan tâm xây dựng các biện pháp nhằm hình thành phát triển nhu cầu, hứng thú, năng lực tự học tự hoàn thiện cho học sinh.

- Các hành vi chưa bao giờ thực hiện chiếm tỷ lệ thấp. Điều đó khẳng định VH học hỏi đang được xây dựng và duy trì khá tốt trong nhà trường, đặc biệt là trong các em HS. Nhưng bên cạnh đó HT luôn phải chú trọng công tác tổ chức tuyên truyền và nhân rộng, duy trì và phát huy truyền thống VH học hỏi trong nhà trường để VHHT đạt kết quả nhằm nâng cao chất lượng GD của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2.2. Thực trạng văn hoá thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian, nguồn lực học tập của GV, HS

Một nội dung trong VHHT nhà trường đó là VH thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian, nguồn lực học tập của GV, HS. Để đánh giá đúng thực trạng nội dung trên chúng tôi tiến hành điều tra CBQL, GV và hơn 300 em HS kết quả thu được thể hiện ở trong bảng 2.7 và 2.8.

Bảng 2.7: Thực trạng văn hoá thực hiện nề nếp dạy - học,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học phổ thông ngọc hà tỉnh hà giang (Trang 42 - 62)