9. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp
Hiện nay trong nhà trường đang hình thành một môi trường VHHT với vai trò quan trọng là góp phần nâng cao chất lượng GD. Đội ngũ GV và HS là hai lực lượng đông đảo nhất và có tính chất quyết định đến sự thành công của việc xây dựng VHHT trong nhà trường. Mặc dù mới hình thành nhưng mỗi GV, HS đều thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng VHHT trong nhà trường và đã có những hành vi thể hiện việc tham gia xây dựng các nội dung của VHHT. Để xác định các hành vi của GV, HS chúng tôi tiến hành điều tra và thu được kết quả cụ thể trong bảng 2.14 và 2.15.
Bảng 2.14: Những hành vi của GV đã tham gia xây dựng VHHT trong nhà trƣờng TT Các hành vi Giáo viên ( n= 39) Kết quả trả lời Xếp loại SL %
1 Có tâm lý sẵn sàng học hỏi, chia sẻ 3 7,7 3
2 Thực hiện tốt nề nếp dạy học 11 28,2 2
3 Xây dựng phong trào học tập trong HS 0 0 5
4 Thường xuyên chia sẻ với HT để xây dựng VHHT 1 2,6 4
5 Luôn giữ quan hệ thân thiện với đồng nghiệp, cha
mẹ HS và HS 17 43,5 1
6 Xây dựng mối quan hệ thân thiện học hỏi, chia sẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một số nhận xét:
Số liệu điều tra trong bảng cho chúng ta thấy hành vi GV thực hiện khá tốt là luôn giữ quan hệ thân thiện với đồng nghiệp, cha mẹ HS và HS chiếm 43,5% đứng vị trí thứ nhất. Thực hiện tốt nề nếp dạy học chiếm 28,2% đứng vị trí thứ 2. Còn lại các hành vi góp phần xây dựng VHHT trong nhà trường có nhưng tỷ lệ rất thấp. Điều đó chứng tỏ xây dựng VHHT trong nhà trường chỉ mang tính chất ngẫu nhiên chưa xây dựng và triển khai theo một kế hoạch cụ thể và phát triển thành phong trào sâu rộng trong nhà trường. Qua kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy kế hoạch xây dựng VHHT của nhà trường; Các biện pháp tổ chức xây dựng VHHT của HT, chương trình, nội dung xây dựng VHHT của HT chưa được chuyển hoá thành ý thức tự giác, thành chương trình hành động của GV trong xây dựng VHHT nhà trường. Vì vậy đòi hỏi HT, nhà quản lý, mỗi cán bộ, GV cùng đồng lòng gánh vác trách nhiệm và nhiệm vụ quan trọng này để xây dựng thành công VHHT trong nhà trường.
Bảng 2.15: Những hành vi của HS đã tham gia xây dựng VHHT trong nhà trƣờng TT Các hành vi Học sinh ( n= 355) Kết quả trả lời Xếp loại SL %
1 Có tâm lý sẵn sàng học hỏi, chia sẻ 42 11,8 6
2 Thực hiện tốt việc tự quản lý thời gian và nề nếp
học tập 55 15,5 5
3 Tham gia các phong trào học tập trong nhà trường 90 25,4 3
4 Sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với thầy cô và bạn bè
để xây dựng VHHT 182 51,3 1
5 Luôn giữ mối quan hệ thân thiện với thầy cô, bạn bè 57 16,1 4
6 Xây dựng mối quan hệ thân thiện học hỏi, chia sẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một số nhận xét:
Đối với HS những hành vi tích cực góp phần xây dựng VHHT trong nhà trường đã dần được hình thành. Hành vi sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với thầy cô và bạn bè để xây dựng VHHT chiếm 51,3%; Hành vi xây dựng mối quan hệ thân thiện học hỏi, chia sẻ trong tập thể lớp, nhà trường chiếm 31%; Tham gia các phong trào học tập của nhà trường chiếm 25,4%. Còn lại các hành vi khác chiếm tỷ lệ không cao. Mặc dù khi được phỏng vấn các em còn hiểu mơ hồ về khái niệm xây dựng VHHT trong trường, lớp và chưa được tuyên truyền sâu sắc về việc xây dựng VHHT trong nhà trường, nhưng các em luôn có ý thức xây dựng khá tốt một số tiêu chí của VHHT trong nhà trường. Hy vọng rằng với một kế hoạch cụ thể với sự tuyên truyền thường xuyên kết hợp với các biện pháp có tính khả thi cao. Nhà trường sẽ xây dựng thành công VHHT góp phần làm thay đổi kết quả GD của nhà trường và xác định vị thế nhà trường trong khu vực và trên địa bàn toàn tỉnh.
Qua kết quả khảo sát cho thấy nhà trường cần quan tâm xây dựng VH chia sẻ trong HS, đặc biệt là trong quan hệ thầy trò cần cải thiện để HS nhận thấy rằng thầy chính là người trợ giúp đắc lực trò. Từ đó họ sẵn sàng chia sẻ học hỏi từ GV. Bên cạnh đó HS cần nhận thức rằng: " Học thầy không tày học bạn", có nhiều điều cần phải học ngay từ người bạn của mình. Từ đó GV cần quan tâm xây dựng môi trường VH học hỏi, chia sẻ trong HS.
* Tự đánh giá về VHHT của nhà trƣờng:
Trong những năm qua CBQL, GV, HS đã làm khá tốt công tác GD và tự GD trong nhà trường. Cụ thể các mặt nề nếp, nội quy, quy định của nhà trường, lớp học luôn được duy trì thường xuyên. Nhưng mức độ tiếp thu và ý thức tổ chức kỷ luật còn phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Để tự đánh giá về VHHT của nhà trường chúng tôi tiến hành điều tra CBQL, GV, HS và thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.16.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 2.16: Đánh giá về VHHT của trƣờng THPT Ngọc Hà TT Các mức độ CBQL(n=3) GV (n= 39) HS (n= 355) SL % SL % SL % 1 Đã thực hiện rất tốt 0 0 4 10,2 27 7,6 2 Đang xây dựng và thực hiện khá tốt 2 66,7 33 84,6 246 69,3 3 Đang xây dựng và thực hiện chưa tốt 1 33,3 1 2,6 81 22,8
4 Chưa được xây dựng 0 0 1 2,6 7 2,0
Một số nhận xét:
Khi điều tra về mức độ đánh giá về VHHT ở trong trường CBQL, GV, HS đều có những đánh giá khác nhau, nhưng tỷ lệ đánh giá về mức độ đang xây dựng và thực hiện khá tốt (chiếm 66,7% đối với CBQL; 84,6% đối với GV; 69,3% đối với HS) ; đánh giá ở mức độ đang xây dựng và thực hiện chưa tốt (chiếm 33,3% đối với CBQL; 22,8% đối với HS).Còn các mức đánh giá khác vẫn còn nhưng ở mức độ thấp. Mặc dù được đánh giá cao ở mức độ đang xây dựng và thực hiện khá tốt nhưng VHHT trong nhà trường vẫn không thật sự phát huy vai trò và tác dụng trong vấn đề nâng cao chất lượng học tập của nhà trường. Vấn đề hiểu chưa được sâu sắc các nội dung xây dựng VHHT trong nhà trường làm cho việc đánh giá cũng bị thiên lệnh. Có chăng nề nếp, công tác quản lý GV, HS vẫn theo thông lệ từ trước tới nay còn công tác xây dựng thành một kế hoạch và thực hiện song song với kế hoạch năm học hiện vẫn còn để ngỏ? Đòi hỏi người HT, CBQL, mỗi GV, HS cần phải vào cuộc đề biến những thói quen tốt trong học tập trở thành một nội dung VHHT trong nhà trường, đồng thời xây dựng thêm những chuẩn mực, giá trị, niềm tin khác để động viên, khuyến khích GV, HS thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học. Góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường nói riêng và ngành GD &ĐT nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, thực trạng nhận thức và thực trạng về xây dựng VHHT ở trường THPT Ngọc Hà - Hà Giang cho thấy:
Nhận thức về vai trò của VHNT đối với sự phát triển của học sinh và môi trường hoạt động giáo dục của giáo viên để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường còn hạn chế. Đặc biệt là phụ huynh và HS còn hiểu rất mờ nhạt về VHNT nói chung và VHHT nói riêng. Vì vậy việc đề ra các biện pháp xây dựng VHHT trong nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn.
Thực trạng về việc xây dựng VHHT trong phạm vi nhà trường đã và đang được quan tâm. Nhà trường đã quan tâm đến hiệu quả hoạt động nên đạt kết quả và góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Tuy nhiên sự quan tâm của HT nhà trường đến xây dựng VHHT chưa được GV, HS nhận thức, chia sẻ.
Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng VHHT của nhà trường của các lực lượng tham gia GD tương đối thống nhất song cũng có những khác biệt về mức độ ảnh hưởng.
Hoạt động để xây dựng VHHT ở trường THPT vẫn chưa được chú trọng, nhận thức về tầm quan trọng của VHHT đối với việc nâng cao chất lượng GD trong các nhà trường THPT còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân của công tác này chưa đạt kết quả là do chưa có được các biện pháp tổ chức hợp lý, khoa học và hiệu quả trong quá trình tổ chức hoạt động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC TẬP Ở TRƢỜNG THPT NGỌC HÀ - TỈNH HÀ GIANG
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của quá trình GD
Nhận thức đúng về nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của quá trình GD đòi hỏi trong công tác xây dựng VHHT trong nhà trường, BGH cần đảm bảo phục vụ cho thực hiện mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ GD toàn diện những phẩm chất, năng lực cho HS: coi trọng chất lượng GD nhân cách người dạy và người học. Xây dựng tác phong công nghiệp, năng lực giáo tiếp, năng lực thích nghi và ứng phó trước sự biến đổi liên tục của các vấn đề chuyên môn và xã hội. Mục tiêu GD của cấp học phải quán triệt trong mọi hoạt động xây dựng VHNT. VHHT phải có tác dụng tạo động lực cho thực hiện mục thiêu GD nhà trường.
3.1.2. Nguyên tắc tập trung - dân chủ
Vận dụng nguyên tắc này trong việc xây dựng và triển khai VHHT trong nhà trường đòi hỏi phải nắm vững nội dung và thực chất của nguyên tắc. Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong công tác quản lý. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ tập trung. Trong việc xây dựng VHHT trong nhà trường cần tuân thủ các hệ thống pháp luật, công khai lấy ý kiến vào dự thảo kế hoạch, thực hiện chế độ một thủ trưởng... Người quản lý phải xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, các cá nhân tham gia xây dựng và triển khai kế hoạch. Có đầy đủ chế độ hạch toán về chi phí cho kế hoạch. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường tham gia vào xây dựng kế hoạch. Xây dựng VHHT của nhà trường phải được CBQL, GV, HS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cùng nhận thức đầy đủ, quyết tâm thực hiện, nó phải trở thành mục tiêu của quản lý và chương trình hành động của CBQL, GV, HS nhà trường.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả thiết thực
Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp xây dựng và phát triển VHHT cần tính toán một cách hợp lý, khoa học nhất: Chi phí không nhiều, thời gian tiêu phí ít, tiết kiệm nhân lực nhưng hiệu quả đạt được cao. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi quá trình xây dựng VHHT trong nhà trường cần phải có tính đồng bộ về các biện pháp, nhưng về mặt thực thi cần xem xét những mặt và các khâu cần được ưu tiên, đầu tư có trọng điểm; mặt khác cần xây dựng kế hoạch lâu dài, trong đó cần xác định các mục tiêu dài hạn (5 - 10 năm) và các mục tiêu trước mắt (2 - 3 năm) để tập trung các nguồn lực và các điều kiện phù hợp theo từng giai đoạn, từng năm học... Ví dụ tập trung xây dựng nề nếp dạy - học; VH học hỏi trong GV, HS....
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của GV và HS
Yếu tố trung tâm và quyết định đến sự thành công trong việc xây dựng VHHT nhà trường chính là con người. Như vậy, cần có những chính sách để tập trung vào khuyến khích khả năng tự lập, tự chủ, sáng tạo đối với GV, HS, cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường để họ có khả năng nhận thức về trình độ, lối sống, phát huy được tính tự giác, tích cực, khả năng tự quản cao...tạo động lực to lớn đối với nhiệm vụ xây dựng thành công và phát triển VHH T trong nhà trường. GV, HS là 2 chủ thể trọng tâm quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình xây dựng VHHT trong nhà trường.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Xây dựng văn hoá học tập phải đem lại hiệu quả giáo dục bên trong và hiệu quả giáo dục bên ngoài, tạo được môi trường học tập thân thiện, tích cực trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục nhưng đồng thời lại có tác dụng tạo sự thân thiện với xã hội được xã hội chấp nhận và hài lòng về kết quả giáo dục của nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2. Các biện pháp