Văn hoá nhà trường

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học phổ thông ngọc hà tỉnh hà giang (Trang 25 - 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.4.Văn hoá nhà trường

Khi chúng ta nghiên cứu về văn hoá nhà trường (VHNT) cũng chính là nghiên cứu một hệ thống giá trị và chuẩn mực đặc thù, được con người tích luỹ trong quá trình tích hợp các hoạt động sáng tạo VH, GD và khoa học (KH).

Hệ giá trị VHNT được biểu thị thông qua vốn di sản VH và các quan hệ ứng xử VH giữa con người với con người trong một môi trường GD, có tác động chi phối nhiều chiều đến mọi hoạt động và đời sống tâm lý của chính những con người sống trong môi trường đó, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của quá trình GD trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện, ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, vì vậy VHNT có hai chiều tác động trái ngược nhau, nó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của GV và HS...

VHNT thể hiện ở mọi góc độ nhà trường, bao gồm từ phong cách ngôn ngữ của GV và HS, phong cách giao tiếp ứng xử trong nhà trường, cách thức bài trí khu khuân viên nhà trường, lớp học, thái độ làm việc hợp tác và chia sẻ, sự cần mẫn trong công việc, trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường, sự quan tâm của các thành viên đến nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức GD, có định hướng giá trị nhân cách của GV và HS trước những thay đổi của cuộc sống XH hiện đại. VHNT lành mạnh sẽ giảm được sự xung đột và tăng tính ổn định. Sự thay đổi của VHNT sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường đúng như Donahoe (1997) chỉ ra rằng: "Nếu VH thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi".

VHNT liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý... bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử.. được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghiên cứu của GS Trương Yên Minh - Học viện Giáo dục NIE, Singapore (2007) cho thấy 8 giá trị xếp thứ hạng cao trong giá trị VHNT là:

1. Sự đổi mới (Nhà trường luôn luôn đặt ở vị trí đầu tiên). 2. Nhà trường chấp nhận rủi ro.

3. Trao quyền lực.

4. Sự tham gia của mọi người. 5. Tập trung vào kết quả. 6. Tập trung vào con người. 7. Làm việc nhóm.

8. Sự ổn định.

VHNT là thuật ngữ dùng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, vì vậy khi quan niệm về VHNT có nhiều quan niệm khác nhau.

- Kent D. Pesterson cho rằng: VHNT là tập hợp các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, các lễ nghi và nghi thức, biểu tượng về truyền thống tạo ra vẻ bề ngoài của nhà trường.

- Stephen Stolp cho rằng: VHNT như là một cấu trúc, một quá trình và bầu không khí của các giá trị và chuẩn mực dẫn dắt giáo viên và học sinh đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả.

VHNT có chức năng biểu tượng, chức năng xây dựng, chức năng hướng dẫn và chức năng gây cảm xúc.

- Frank cho rằng: VHNT giống như một tảng băng có những phần nổi và phần chìm của nó.

+ Phần nổi gồm: Tầm nhìn, sứ mạng, mục đích, mục tiêu, khung cảnh, lôgô, khẩu hiệu...

+ Phần chìm gồm: Nhu cầu, cảm xúc, ước muốn của cá nhân, quyền lực và cách thức ảnh hưởng, thương hiệu, giá trị...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

VH lãnh đạo; VH chia sẻ; VH ứng xử; VH dạy và học; VH thi cử; VH chất lượng; ...

Từ những quan niệm trên chúng tôi hiểu: VHNT là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử... được phản ánh trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của nhà trường, cảnh quan, bầu không khí tâm lý, các hoạt động VHHT của nhà trường, quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường, đồng phục của GV, HS.... Tạo sự khác biệt giữa nhà trường này với nhà trường khác.

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học phổ thông ngọc hà tỉnh hà giang (Trang 25 - 27)