Thực trạng các biện pháp xây dựng VHHT ở trường THPT Ngọc

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học phổ thông ngọc hà tỉnh hà giang (Trang 62 - 71)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Thực trạng các biện pháp xây dựng VHHT ở trường THPT Ngọc

- Tỉnh Hà Giang

2.2.3.1. Các biện pháp xây dựng VHHT của người Hiệu trưởng

Hiệu trưởng có vai trò quyết định và chi phối sự phát triển VH nhà trường nói chung và VHHT nói riêng. HT có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng các chuẩn mực, hành vi, thái độ trong VHHT của tập thể nhà trường. Ngay từ đầu năm học HT phải là người xây dựng kế hoạch, huy động mọi tổ chức, cá nhân, mọi nguồn lực xây dựng VHHT nhà trường. Để đánh giá thực trạng hoạt động của HT trong việc xây dựng VHHT chúng tôi tiến hành điều tra CBQL, GV, HS và thu được kết quả trong bảng 2.12.

Bảng 2.12: Đánh giá thực trạng hoạt động của Hiệu trƣởng trong việc xây dựng VHHT

TT Các mức độ đánh giá CBQL(n=3) GV (n= 39) HS (n= 355)

SL % SL % SL %

1 Thường xuyên quan tâm 0 0 12 30,8 149 42,0

2 Quan tâm 2 66,7 24 61,5 178 50,1

3 Ít quan tâm 1 33,3 3 7,7 25 7,0

4 Chưa quan tâm 0 0 0 0 6 1,7

Một số nhận xét:

- Mức độ quan tâm đến xây dựng VHHT trong nhà trường (chiếm 66,6% đối với CBQL; 61,5% đối với GV; 50,1% đối với HS). Mức độ ít quan tâm của Hiệu trưởng đến xây dựng VHHT nhà trường vẫn được đánh giá là có nhưng ở mức độ thấp. Ngay cả trong đội ngũ CBQL tự đánh giá là không thường xuyên quan tâm đến xây dựng VHHT trong nhà trường. Mặc dù được đánh giá khá cao về sự quan tâm của HT đến việc xây dựng VHHT, nhưng theo phỏng vấn một số GV, HS cho biết những việc làm của HT trong xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng VHHT chỉ là theo sát chương trình năm học để đảm bảo chất lượng GD, nề nếp vốn có của nhà trường, chưa có một kế hoạch cụ thể về xây dựng VHHT thật đúng nghĩa của nó và triển khai tới GV, HS trong nhà trường. CBQL nhà trường, HT chưa thực sự quan tâm đến xây dựng VHHT trong nhà trường. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy - học ở nhà trường.

* Các biện pháp xây dựng VHHT của Hiệu trƣởng

Để xác định các biện pháp xây dựng VHHT của người HT, chúng tôi tiến hành điều tra CBQL, GV và thu được kết quả trong bảng 2.13.

Bảng 2.13: Các biện pháp xây dựng VHHT của Hiệu trƣởng

TT Các biện pháp CBQL(n=3) GV (n= 39)

SL % SL %

1 Lập kế hoạch xây dựng VHHT 3 100 2 5,1

2 Tổ chức các lực lượng xây dựng VHHT 3 100 1 2,6

3 Huy động mọi nguồn lực xây dựng VHHT 3 100 4 10,3

4 Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong

nhà trường, Xây dựng nề nếp dạy học. 3 100 13 33,3

5 Tạo môi trường học hỏi lẫn nhau trong

nhà trường 3 100 1 2,6

6 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá về thực

hiện nề nếp dạy học trong nhà trường 3 100 7 17,9

7

Có những biện pháp động viên khuyến khích giáo viên, học sinh học hỏi, chia sẻ lẫn nhau

3 100 4 10,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8

Hiệu trưởng luôn thân thiện và chia sẻ với đồng nghiệp, phụ huynh HS và HS để nâng cao chất lượng GD

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số nhận xét:

- Trong đánh giá các biện pháp xây dựng VHHT của HT thì mức độ đánh giá của CBQL tập trung hơn chiếm 100% ở tất cả các biện pháp. Đối với GV việc đánh giá có sự khác nhau đáng kể tỷ lệ cho rằng HT đã xây dựng các biện pháp theo như trong phiếu điều tra không tập trung và tỷ lệ thấp ở hầu hết các biện pháp. Do đó cũng cho thấy việc xây dựng VHHT của HT nhà trường chưa được bàn bạc trong tập thể CBGV và các em HS. Hiện việc xây dựng các biện pháp đang trong thời gian lên kế hoạch và thử nghiệm, GV chưa được tham gia góp ý và chưa nắm được các nội dung về VHHT mà HT đang xây dựng. Các biện pháp xây dựng VHHT của người hiệu trưởng chưa được chia sẻ tới cán bộ, giáo viên vì vậy mà giáo viên đánh giá về các biện pháp này còn rất thấp. Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các biện pháp xây dựng VHHT của hiệu trưởng ít được giáo viên biết và đánh giá vì vậy hiệu quả của các biện pháp này là không cao. Vấn đề đặt ra cho hiệu trưởng là cần quan tâm hơn đến các biện pháp tổ chức, chỉ đạo xây dựng VHHT trong nhà trường và chia sẻ công việc trên với cán bộ, giáo viên.

Qua kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy có sự mâu thuẫn giữa đánh giá của nhà quản lý và đánh giá của GV, như vậy có thể nhận xét rằng các biện pháp xây dựng VHHT của HT nhà trường, của các nhà quản lý chưa được GV và HS tiếp nhận, GV chưa nhận thức được sự quan tâm của HT và nhà quản lý tới việc xây dựng VHHT. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát trong bảng 2.12 và 2.13.

- Theo kết quả điều tra về CBQL cho thấy HT đang hình thành các bước xây dựng VHHT nhà trường như sau:

+ Lập kế hoạch xây dựng VHHT

Để lập kế hoạch xây dựng VHHT trong nhà trường HT tiến hành các biện pháp:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

 Khảo sát thực trạng VHHT của GV, HS trong nhà trường;

 Phối hợp với tổ chuyên môn và GV cốt cán để xây dựng kế hoạch;

 Xác định những giá trị cốt lõi của VHHT trong nhà trường;

 Xác định các liên đới và biện pháp tiến hành;

 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

+ Các biện pháp tổ chức xây dựng VHHT

Để tổ chức triển khai xây dựng VHHT trong nhà trường đạt hiệu quả người HT tiến hành một số các biện pháp sau:

 Thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch;

 Huy động mọi nguồn lực xây dựng VHHT trong nhà trường;

 Xác định các mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng tham gia;

 Bồi dưỡng cá nhân và tập thể điển hình tiên tiến.

+ Các biện pháp chỉ đạo xây dựng VHHT

Để chỉ đạo xây dựng VHHT trong nhà trường HT đã tiến hành những biện pháp sau:

 Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong nhà trường;

 Tạo môi trường học hỏi, chia sẻ, hợp tác với nhau;

 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá về thực hiện nề nếp dạy - học trong nhà trường;

 Có những biện pháp động viên khuyến khích GV, HS tham gia các phong trào thi đua trong giảng dạy và học tập, tích cực tham gia các cuộc vận động lớn của ngành GD;

 HT luôn có thái độ thân thiện và chia sẻ với đồng nghiệp, phụ huynh HS và HS để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học;

 Khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy học; kiểm tra đánh giá;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các biện pháp kiểm tra, đánh giá VHHT

Để VHHT đạt được kết quả HT có những biện pháp kiểm tra, đánh giá như sau:

 Thường xuyên có nhận xét đánh giá về VHHT của cán bộ, GV và HS trong các cuộc họp hay giờ lên lớp.

 Tổ chức các đợt thi đua và đánh giá kết quả của phong trào;

 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc chấp hành nội quy, quy chế, nề nếp của nhà trường;

2.2.3.2. Các biện pháp xây dựng VHHT của GV, HS

Hiện nay trong nhà trường đang hình thành một môi trường VHHT với vai trò quan trọng là góp phần nâng cao chất lượng GD. Đội ngũ GV và HS là hai lực lượng đông đảo nhất và có tính chất quyết định đến sự thành công của việc xây dựng VHHT trong nhà trường. Mặc dù mới hình thành nhưng mỗi GV, HS đều thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng VHHT trong nhà trường và đã có những hành vi thể hiện việc tham gia xây dựng các nội dung của VHHT. Để xác định các hành vi của GV, HS chúng tôi tiến hành điều tra và thu được kết quả cụ thể trong bảng 2.14 và 2.15.

Bảng 2.14: Những hành vi của GV đã tham gia xây dựng VHHT trong nhà trƣờng TT Các hành vi Giáo viên ( n= 39) Kết quả trả lời Xếp loại SL %

1 Có tâm lý sẵn sàng học hỏi, chia sẻ 3 7,7 3

2 Thực hiện tốt nề nếp dạy học 11 28,2 2

3 Xây dựng phong trào học tập trong HS 0 0 5

4 Thường xuyên chia sẻ với HT để xây dựng VHHT 1 2,6 4

5 Luôn giữ quan hệ thân thiện với đồng nghiệp, cha

mẹ HS và HS 17 43,5 1

6 Xây dựng mối quan hệ thân thiện học hỏi, chia sẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số nhận xét:

Số liệu điều tra trong bảng cho chúng ta thấy hành vi GV thực hiện khá tốt là luôn giữ quan hệ thân thiện với đồng nghiệp, cha mẹ HS và HS chiếm 43,5% đứng vị trí thứ nhất. Thực hiện tốt nề nếp dạy học chiếm 28,2% đứng vị trí thứ 2. Còn lại các hành vi góp phần xây dựng VHHT trong nhà trường có nhưng tỷ lệ rất thấp. Điều đó chứng tỏ xây dựng VHHT trong nhà trường chỉ mang tính chất ngẫu nhiên chưa xây dựng và triển khai theo một kế hoạch cụ thể và phát triển thành phong trào sâu rộng trong nhà trường. Qua kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy kế hoạch xây dựng VHHT của nhà trường; Các biện pháp tổ chức xây dựng VHHT của HT, chương trình, nội dung xây dựng VHHT của HT chưa được chuyển hoá thành ý thức tự giác, thành chương trình hành động của GV trong xây dựng VHHT nhà trường. Vì vậy đòi hỏi HT, nhà quản lý, mỗi cán bộ, GV cùng đồng lòng gánh vác trách nhiệm và nhiệm vụ quan trọng này để xây dựng thành công VHHT trong nhà trường.

Bảng 2.15: Những hành vi của HS đã tham gia xây dựng VHHT trong nhà trƣờng TT Các hành vi Học sinh ( n= 355) Kết quả trả lời Xếp loại SL %

1 Có tâm lý sẵn sàng học hỏi, chia sẻ 42 11,8 6

2 Thực hiện tốt việc tự quản lý thời gian và nề nếp

học tập 55 15,5 5

3 Tham gia các phong trào học tập trong nhà trường 90 25,4 3

4 Sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với thầy cô và bạn bè

để xây dựng VHHT 182 51,3 1

5 Luôn giữ mối quan hệ thân thiện với thầy cô, bạn bè 57 16,1 4

6 Xây dựng mối quan hệ thân thiện học hỏi, chia sẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số nhận xét:

Đối với HS những hành vi tích cực góp phần xây dựng VHHT trong nhà trường đã dần được hình thành. Hành vi sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với thầy cô và bạn bè để xây dựng VHHT chiếm 51,3%; Hành vi xây dựng mối quan hệ thân thiện học hỏi, chia sẻ trong tập thể lớp, nhà trường chiếm 31%; Tham gia các phong trào học tập của nhà trường chiếm 25,4%. Còn lại các hành vi khác chiếm tỷ lệ không cao. Mặc dù khi được phỏng vấn các em còn hiểu mơ hồ về khái niệm xây dựng VHHT trong trường, lớp và chưa được tuyên truyền sâu sắc về việc xây dựng VHHT trong nhà trường, nhưng các em luôn có ý thức xây dựng khá tốt một số tiêu chí của VHHT trong nhà trường. Hy vọng rằng với một kế hoạch cụ thể với sự tuyên truyền thường xuyên kết hợp với các biện pháp có tính khả thi cao. Nhà trường sẽ xây dựng thành công VHHT góp phần làm thay đổi kết quả GD của nhà trường và xác định vị thế nhà trường trong khu vực và trên địa bàn toàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả khảo sát cho thấy nhà trường cần quan tâm xây dựng VH chia sẻ trong HS, đặc biệt là trong quan hệ thầy trò cần cải thiện để HS nhận thấy rằng thầy chính là người trợ giúp đắc lực trò. Từ đó họ sẵn sàng chia sẻ học hỏi từ GV. Bên cạnh đó HS cần nhận thức rằng: " Học thầy không tày học bạn", có nhiều điều cần phải học ngay từ người bạn của mình. Từ đó GV cần quan tâm xây dựng môi trường VH học hỏi, chia sẻ trong HS.

* Tự đánh giá về VHHT của nhà trƣờng:

Trong những năm qua CBQL, GV, HS đã làm khá tốt công tác GD và tự GD trong nhà trường. Cụ thể các mặt nề nếp, nội quy, quy định của nhà trường, lớp học luôn được duy trì thường xuyên. Nhưng mức độ tiếp thu và ý thức tổ chức kỷ luật còn phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Để tự đánh giá về VHHT của nhà trường chúng tôi tiến hành điều tra CBQL, GV, HS và thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.16.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 2.16: Đánh giá về VHHT của trƣờng THPT Ngọc Hà TT Các mức độ CBQL(n=3) GV (n= 39) HS (n= 355) SL % SL % SL % 1 Đã thực hiện rất tốt 0 0 4 10,2 27 7,6 2 Đang xây dựng và thực hiện khá tốt 2 66,7 33 84,6 246 69,3 3 Đang xây dựng và thực hiện chưa tốt 1 33,3 1 2,6 81 22,8

4 Chưa được xây dựng 0 0 1 2,6 7 2,0

Một số nhận xét:

Khi điều tra về mức độ đánh giá về VHHT ở trong trường CBQL, GV, HS đều có những đánh giá khác nhau, nhưng tỷ lệ đánh giá về mức độ đang xây dựng và thực hiện khá tốt (chiếm 66,7% đối với CBQL; 84,6% đối với GV; 69,3% đối với HS) ; đánh giá ở mức độ đang xây dựng và thực hiện chưa tốt (chiếm 33,3% đối với CBQL; 22,8% đối với HS).Còn các mức đánh giá khác vẫn còn nhưng ở mức độ thấp. Mặc dù được đánh giá cao ở mức độ đang xây dựng và thực hiện khá tốt nhưng VHHT trong nhà trường vẫn không thật sự phát huy vai trò và tác dụng trong vấn đề nâng cao chất lượng học tập của nhà trường. Vấn đề hiểu chưa được sâu sắc các nội dung xây dựng VHHT trong nhà trường làm cho việc đánh giá cũng bị thiên lệnh. Có chăng nề nếp, công tác quản lý GV, HS vẫn theo thông lệ từ trước tới nay còn công tác xây dựng thành một kế hoạch và thực hiện song song với kế hoạch năm học hiện vẫn còn để ngỏ? Đòi hỏi người HT, CBQL, mỗi GV, HS cần phải vào cuộc đề biến những thói quen tốt trong học tập trở thành một nội dung VHHT trong nhà trường, đồng thời xây dựng thêm những chuẩn mực, giá trị, niềm tin khác để động viên, khuyến khích GV, HS thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học. Góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường nói riêng và ngành GD &ĐT nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, thực trạng nhận thức và thực trạng về xây dựng VHHT ở trường THPT Ngọc Hà - Hà Giang cho thấy:

Nhận thức về vai trò của VHNT đối với sự phát triển của học sinh và môi trường hoạt động giáo dục của giáo viên để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường còn hạn chế. Đặc biệt là phụ huynh và HS còn hiểu rất mờ nhạt về VHNT nói chung và VHHT nói riêng. Vì vậy việc đề ra các biện pháp xây dựng VHHT trong nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn.

Thực trạng về việc xây dựng VHHT trong phạm vi nhà trường đã và đang được quan tâm. Nhà trường đã quan tâm đến hiệu quả hoạt động nên đạt kết quả và góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Tuy nhiên sự quan tâm của HT nhà trường đến xây dựng VHHT chưa được GV, HS nhận thức, chia sẻ.

Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng VHHT của nhà

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học phổ thông ngọc hà tỉnh hà giang (Trang 62 - 71)