Công tác đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học phổ thông ngọc hà tỉnh hà giang (Trang 41 - 46)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.6.Công tác đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh

Trong nhà trường tổ chức Đoàn thanh niên CSHCM là bộ phận của công tác GD, gắn bó hữu cơ với hoạt động dạy và học trên lớp, đồng thời củng cố, phát huy, bổ sung và nâng cao kết quả GD toàn diện. Tổ chức Đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp cho BGH nhà trường trong các hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khoá và tham gia duy trì nề nếp dạy và học trong nhà trường... Hoạt động Đoàn được kế hoạch hoá song song với chương trình năm học, hướng HS vào thực hiện tốt các yêu cầu trọng tâm theo nhiệm vụ từng năm học, giúp cho việc dạy và học trên lớp đạt hiệu quả cao. Ngay từ đầu mỗi năm học Đoàn trường đã lập kế hoạch hoạt động cho HS toàn trường theo các mặt chủ yếu sau:

- Thực hiện tốt các chủ đề, chủ điểm năm học theo hướng dẫn của Tỉnh đoàn, Thị đoàn, BGH nhà trường.

- Tổ chức tốt phong trào hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao theo từng đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học.

- Tổ chức tốt công tác lao động vệ sinh môi trường, các hoạt động tình nguyện tại địa phương.

- Tổ chức phát động phong trào tự quản trong học tập, phát động phong trào chống tiêu cực trong thi cử, kiểm tra...

Để phát huy hiệu quả của phong trào Đoàn thanh niên CSHCM, đoàn trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, GD tới tất cả các đoàn viên thanh niên về mục đích, ý nghĩa của từng phong trào, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khác trong nhà trường như: Chi Bộ, BGH, Công Đoàn, Hội khuyến học, Hội chữ Thập đỏ... để phong trào được phát động và tổ chức thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS cấp THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2. Thực trạng VHHT ở trƣờng THPT Ngọc Hà - Tỉnh Hà Giang

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về VHHT và xây dựng VHHT dựng VHHT

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức về VHHT

Để khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về VHHT trong nhà trường phổ thông, từ đó có những giải pháp nhằm xây dựng thành công VH nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện chúng tôi tiến hành điều tra 3 CBQL, 39 GV và 355 HS bằng ankét và kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2 Bảng 2.2 : Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về VHHT ở trƣờng THPT Đối tƣợng điều tra Nhận thức về VHHT Nhận thức đúng Nhận thức chƣa đầy đủ Nhận thức sai SL % SL % SL % CBQL(n=3) 3 100 0 0 0 0 GV (n= 39) 25 64,1 14 35,9 0 0 HS (n= 355) 190 53,5 165 46,5 0 0 Một số nhận xét:

Qua khảo sát kết quả thu được chúng ta thấy nhận thức của CBQL, GV, HS đa số có nhận thức đúng về VHHT trong trường THPT cụ thể:

- 100% CBQL nhận thức đúng VHHT gồm các nội dung: VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác;

- 64,1% GV nhận thức đúng VHHT gồm các nội dung: VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 53,5% HS có nhận thức đúng VHHT gồm các nội dung: VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác;

Nhưng bên cạnh đó số nhận thức chưa đầy đủ về nội dung VHHT gồm: các quan niệm văn hoá nhà trường là một trong những nội dung sau: VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao: Nhận thức chưa đúng về VHHT trong nhà trường gồm các nội dung trên đối với GV chiếm 35,9%. Đối với HS chiếm 46,5%. Từ cách nhìn chưa đầy đủ về văn hoá nhà trường sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới việc xây dựng văn hoá nhà trường của cán bộ giáo viên, học sinh. Chính vì vậy mà nhà trường cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền GD để các đồng chí GV và các em HS thấy rõ nội dung VHHT từ đó có những giải pháp thiết thực xây dựng thành công VHHT trong nhà trường.

2.2.1.2. Thực trạng nhận thức về xây dựng VHHT

Thực trạng nhận thức về nội dung xây dựng VHHT ở nhà trường THPT thể hiện trình độ hiểu biết về lĩnh vực mới này trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường. Trong khi điều tra nhận thức về các nội dung xây dựng VHHT chúng tôi điều tra và thu được kết quả tại bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về nội dung xây dựng VHHT

Đối tƣợng điều tra

Nhận thức về nội dung xây dựng VHHT

Nhận thức đúng Nhận thức chƣa đầy đủ Nhận thức sai

SL % SL % SL %

CBQL(n=3) 1 33,3 2 66,7 0 0

GV (n= 39) 3 7,7 36 92,3 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số nhận xét:

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy, từ việc nhận thức về các nội dung VHHT trong nhà trường tỷ lệ nhận thức chưa đầy đủ còn cao dẫn đến tỷ lệ nhận thức về các nội dung xây dựng VHHT không được đồng đều. Tỷ lệ nhận thức đúng về xây dựng VHHT là xây dựng VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy- học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác rất thấp (33,3% đối với CBQL; 7,7% đối với GV; 0,0% đối với HS). Tỷ lệ nhận thức chưa đầy đủ về các nội dung xây dựng VHHT bao gồm: VH học hỏi; VH thực hiện nề nếp dạy - học, quản lý thời gian và nguồn lực học tập; VH chia sẻ, hợp tác chiếm đa số (66,7% đối với CBQL; 92,3% đối với GV; 95,2% đối với HS). Tỷ lệ nhận thức sai trong HS vẫn còn (4,8%).

Từ những số liệu điều tra trên có thể nói rằng VHHT, xây dựng VHHT là những điều còn khá mới mẻ trong các nhà trường, đặc biệt là nhà trường khu vực vùng cao, vùng sâu, miền núi... Nhưng đây là những nội dụng quan trọng để gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học, ham học hỏi, tinh thần đoàn kết chia sẻ và hợp tác trong một môi trường đa dạng và luôn vận động không ngừng, hội nhập và phát triển đồng thời là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó vấn đề đặt ra đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh cần có nhận thức đúng về xây dựng văn hoá nhà trường từ đó có thái độ tích cực trong xây dựng văn hoá nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường THPT, đặc biệt là người HT cần xác định đây là nội dung quan trọng cần xây dựng và triển khai song song với kế hoạch năm học, có như vậy chất lượng GD mới được nâng cao và ổn định.

* Đánh giá nhận thức về vai trò của việc xây dựng VHHT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để nắm được nhận thức của mỗi thành viên trong nhà trường trong việc xác định vai trò của việc xậy dựng VHHT chúng tôi tiến hành điều tra và thu được số liệu trong bảng 2.4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4 : Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về vai trò của việc xây dựng VHHT trong nhà trƣờng

Đối tƣợng điều tra

Nhận thức về vai trò của xây dựng VHHT trong nhà trƣờng

Nhận thức đúng Nhận thức chƣa đầy đủ Nhận thức sai SL % SL % SL % CBQL(n=3) 3 100 0 0 0 0 GV (n= 39) 30 76,9 9 23,1 0 0 HS (n= 355) 245 69,0 110 31,0 0 0 Một số nhận xét:

Nhận thức về vai trò xây dựng VHHT trong nhà trường THPT đa số CBQL, GV, HS đều nhận thức đúng và thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng VHHT trong các nhà trường. (100% đối với CBQL; 76,9% đối với GV; 69% đối với HS). Đây là nội dung nếu xây dựng thành công sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong các nhà trường. Mỗi thành viên trong trường cần phải xác định đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để xây dựng nhà trường chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó còn một bộ phận nhận thức chưa đầy đủ về vai trò xây dựng VHHT trong nhà trường (23,1% đối với GV; 31% đối với HS), để thống nhất về mặt nhận thức cần làm tốt khâu tuyên truyền, giáo dục nhằm giúp cho các thành viên trong nhà trường thấy được vai trò của việc xây dựng VHHT trong nhà trường thiết thực với người học, người dạy và truyền thống học tập của nhà trường. Mặc dù nhận thức về nội dung xây dựng văn hoá học tập trong nhà trường chưa được tốt nhưng có nhiều cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đã có nhận thức đúng và đủ về vai trò ý nghĩa của xây dựng văn hoá học tập trong nhà trường, đây là điểm mà các nhà quản lý cần quan tâm và khai thác một cách triệt để nhằm xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học phổ thông ngọc hà tỉnh hà giang (Trang 41 - 46)