Huy động các nguồn lực để xây dựng VHHT

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học phổ thông ngọc hà tỉnh hà giang (Trang 77 - 83)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Huy động các nguồn lực để xây dựng VHHT

3.2.2.1. Phát huy vai trò của cán bộ, GV, HS và phụ huynh HS trong xây dựng VHHT

* Mục đích

- Nguồn nhân lực của trường phổ thông là lực lượng CBQL, GV, nhân viên, HS, phụ huynh HS, đây là nguồn nhân lực quan trọng nhất, là vốn quí nhất để phát triển nhà trường. Tập hợp tạo cơ hội cho mọi thành viên của trường phát huy hết khả năng cho hoạt động của nhà trường là huy động được nguồn lực lớn nhất cho sự phát triển VHHT của nhà trường.

- Đội ngũ CBQL và nhà giáo là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Có vai trò quyết định đến chất lượng GD của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển VHHT của nhà trường, vì vậy HT nhà trường cần phát huy tiềm năng trên trong xây dựng VHHT của nhà trường.

- HS, phụ huynh HS góp phần vào sự thành công vững chắc của xây dựng VHHT trong nhà trường, vì vậy mọi hoạt động GD của nhà trường cần có biện pháp nhằm phat huy tính tự giác, tích cực chủ động của HS; đồng thời tạo sự đồng thuận của cha mẹ HS.

* Nội dung

- Tăng cường xây dựng đội ngũ CBQL, GV, nhân viên giáo dục ngày một hoàn thiện về chuẩn mực đạo đức, phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và các công tác khác trong hoạt động GD nhà trường.

- Huy động trí tuệ tập thể, năng lực mỗi cá nhân tham gia xây dựng VHHT nhà trường.

- Rèn luyện khả năng học tập khoa học, VH, xây dựng nề nếp chuyên môn, học tập...Rèn luyện kỹ năng chia sẻ, hợp tác và thói quen tạo tính tự giác trong học tập, tự quản thời gian và nguồn lực học tập.

- Nội dung xây dựng VHHT được CBQL, GV, HS và phụ huynh hiểu một cách sâu sắc, biết vận dụng và thực hiện nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao.

- Xây dựng nề nếp dạy - học, biến nề nếp dạy - học thành ý thức tự giác chấp hành của cán bộ, GV, HS nhà trường.

* Cách thức thực hiện

- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện ngay từ đầu mỗi năm học, kế hoạch mang tính chất tổng thể dài hạn và kế hoạch cụ thể ngắn hạn;

- Phân công cụ thể trách nhiệm cho mỗi thành viên trong tổ chức tham gia và chịu trách nhiệm về từng nội dung xây dựng VHHT nhà trường;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nêu cao tinh thần dân chủ, có những sáng kiến hay, sáng tạo tham gia vào kế hoạch của nhà trường về xây dựng VHHT.

- Phát huy vai trò của cán bộ, GV, HS trong việc xây dựng nội quy học tập. Tổ chức thực hiện và đánh giá thực hiện nội quy học tập.

* Điều kiện thực hiện

- Phát huy vài trò của các lực lượng, cá nhân tham gia vào xây dựng VHHT nhà trường bằng cách tạo động lực để các lực lượng CBQL, GV, nhân viên, HS, phụ huynh HS tự giác làm việc và cống hiến tài năng, trí tuệ cho nhà trường.

- Hiệu trưởng phải tập hợp và tạo sự đồng thuận cao trong tập thể sư phạm nhà trường nhằm xây dựng môi trường học tập thân thiện.

- Đi đôi với sử dụng là phải đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để khai thác và sử dụng có hiệu quả, đặc biệt là phát huy được vai trò tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ giáo viên.

- Quy chế dạy - học phải rõ ràng và quán triệt tới cán bộ, GV, HS. - Kiểm tra, đánh giá phải nghiêm minh, khách quan, công bằng.

3.2.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất, nguồn tài chính đầu tư hỗ trợ cho dạy và học

* Mục đích

- Nguồn lực tài chính, nguồn vật lực là những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường. Cơ sở vật chất quyết định năng suất lao động và hiệu quả các hoạt động của nhà trường. Việc tăng cường cơ sở vật chất, nguồn tài chính có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Đồng thời tạo môi trường học tập cho cán bộ giáo viên và học sinh.

* Nội dung

Huy động mọi nguồn tài chính, đặc biệt nguồn tài chính từ nhân dân và cộng đồng xã hội để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Các khoản thu có thể huy động được bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Học phí do người học đóng góp.

+ Sự cấp phát tài chính do Nhà nước cung cấp.

+ Tiền tài trợ do các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân cung ứng.

+ Thu của nhà trường do thực hiện các hoạt động dịch vụ...

Cơ sở vật chất gồm hai nhóm: Nhóm trường sở gắn liền với đất và nhóm thiết bị dạy học. Cốt lõi cơ sở vật chất trong nhà trường phổ thông chính là các thiết bị dạy học. Tăng cường huy động xây dựng mới, tu sửa và bảo dưỡng những cơ sở vật chất đảm bảo đã có để phục vụ cho công tác dạy và học đạt hiệu quả.

Đảm bảo phòng học đủ chỗ ngồi, đủ ánh sáng, hợp vệ sinh học đường, hệ thống thư viện có đủ tài liệu học tập cho học sinh. Nhà trường có phòng máy, phòng học bộ môn, có các phòng thực hành, thí nghiệm.

Khuôn viên nhà trường phải thường xuyên được tu sửa, làm đẹp nhằm tạo môi trường thân thiện với người học, tạo động lực học tập cho học sinh.

Không gian lớp học phải được bài trí một cách sư phạm, nhằm tạo môi trường học tập cho học sinh.

* Cách thức thực hiện

- Xây dựng kế hoạch huy động nguồn tài chính, nguồn vật lực trong và ngoài trường, đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển giáo dục nói chung và xây dựng văn hoá học tập nói riêng.

- Khi tổ chức huy động các nguồn lực để xây dựng VHHT trong nhà trường cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc: Nguyên tắc tuân thủ Luật pháp và thông lệ XH; Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích; Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm; Nguyên tắc hoàn thiện không ngừng.

- Huy động nguồn tài chính, nguồn vật lực là một trong những hoạt động công tác khó của quản lý nhà trường, vì vậy phải thực hiện các chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng quản lý đó là các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và các chức năng này có nội dung hướng vào trọng tâm là huy động nguồn lực.

* Điều kiện thực hiện

+ Đối với nguồn tài chính:

- Có kế hoạch cân đối thu chi trong nguồn tài chính do Ngân sách Nhà nước cấp.

- Xây dựng "Quy chế chi tiêu nội bộ" trong nhà trường.

- HT nhà trường quản lý tài chính một cách công khai, minh bạch; sử dụng tài chính đúng nguyên tắc và có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn thu.

- Tăng cường mối quan hệ các tổ chức trong cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương trên địa bàn, cha mẹ HS.

- Đầu tư và nuôi dưỡng các nguồn thu.

+ Đối với nguồn vật lực

- Nâng cao nhận thức đối với việc sử dụng thiết bị dạy học. Tổ chức sử dụng thiết bị dạy học tuân theo các yêu cầu của chương trình kế hoạch đào tạo. Phát huy vai trò chủ động tích cực, sáng tạo của giáo viên trong việc làm mới và bảo quản đồ dùng dạy học. Xây dựng môi trường sư phạm, đảm bảo thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học. Chú trọng duy tu bảo dưỡng, phân loại, khấu hao sàng lọc loại bỏ những thiết bị hết hạn sử dụng và có kế hoạch tự thiết kế đồ dùng dạy học...

3.2.2.3. Ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin trong dạy học, GD

* Mục đích

- Nguồn công nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng một cách khoa học sẽ làm thay đổi cách thức hoạt động của nhà trường, làm cho cơ cấu của trường trở nên tinh giản, linh hoạt và giúp cho việc truy tìm thông tin cần thiết trong khoảng thời gian ngắn và chi phí hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ứng dụng và khai thác CNTT trong dạy học có nhiều thuận lợi: Đa dạng hoá hoạt động dạy - học của GV và HS giúp nâng cao chất lượng giờ giảng. Tạo mối quan hệ gắn kết đa dạng giữa GV và HS.

- GV có thêm nguồn tư liệu phong phú, HS có thêm nhiều kiến thức mới, tạo VH mạng, VH CNTT trong GV, HS. Giúp cán bộ, giáo viên có thể học thường xuyên và học suốt đời, giúp giáo viên và học sinh có thể dễ dàng hoà nhập với thế giới và khu vực. Nhà trường tiếp cận nhanh chóng với các thông tin trong ngành. Nhà trường có thể thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với cha mẹ HS, có điều kiện phối hợp với gia đình trong việc quản lí và giáo dục HS.

* Nội dung

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên và học sinh về trình độ tin học và ứng dụng CNTT vào dạy học, vào công tác QLGD. Đặc biệt là bồi dưỡng năng lực truy cập và xử lý thông tin trên mạng phục vụ giảng dạy và học tập cho cán bộ và giáo viên, học sinh.

Khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin cho GV và HS nhằm nâng cao kiến thức và làm phong phú bài giảng thu hút HS trong học tập.

Thiết lập mạng nội bộ của nhà trường, mạng với cha mẹ HS và các tổ chức xã hội có liên quan. Hình thành kỹ năng chia sẻ thông tin trên mạng giữa cán bộ quản lý với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh.

* Cách thức thực hiện

- Nhận thức được CNTT: GV và HS biết sử dụng công cụ này để làm tăng năng suất lao động.

- Học cách sử dụng CNTT trong giảng dạy môn học: Tăng cường phương pháp dạy học truyền thống, nhưng với những thao tác nghiệp vụ sử dụng CNTT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hiểu được sử dụng CNTT như thế nào và khi nào: Đây là công cụ hỗ trợ học tập, hỗ trợ nghiệp vụ sư phạm không nên quá lạm dụng làm phản lại tác dụng của nó.

- Chuyên môn hoá trong sử dụng CNTT: Tạo ra môi trường học tập mang tính sáng tạo, cởi mở, linh hoạt và khoa học.

* Điều kiện thực hiện

- Bồi dưỡng GV về sử dụng các phần mềm chuyên cho các môn khoa học tư nhiên.

- Tổ chức cho mỗi thành viên trong trường có cơ hội sử dụng CNTT trong quá trình dạy học.

- Quản lý giáo án điện tử, quản lý về nhân sự, về cơ sở vật chất và nguồn tài chính...

- Nhà trường phải có cán bộ GV am hiểu sâu sắc về CNTT, có phòng máy nối mạng.

- Thiết lập mạng nội bộ của nhà trường.

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học phổ thông ngọc hà tỉnh hà giang (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)