9. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Đổi mới quá trình quản lý, đảm bảo có hiệu quả tất cả các gia
lý GD - Phương pháp kinh tế.
- Tạo ra sự đồng thuận cao trong hội đồng GD nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học: Coi đổi mới phương pháp GD là chủ trương, nghị quyết của Chi bộ đảng nhà trường, là mệnh lệnh điều hành của BGH, là phong trào thi đua của Công đoàn, Đoàn thanh niên nhà trường.
- Nhà trường cần quan tâm chú trọng đến việc nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học của nhà trường, đặc biệt là các phương tiện, kỹ thuật hiện đại để đầu tư cho ứng dụng khoa học CNTT vào dạy học.
- Xây dựng môi trường học tập thân thiện giữa GV với GV; GV với HS; HS với HS.
- Coi trọng tổ chức học tập, tạo điều kiện cho HS tham gia hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của HS.
- Tạo sự say mê học tập cho HS bằng cách vận dụng hiệu quả các nguyên tắc của học tập say mê.
3.2.5. Đổi mới quá trình quản lý, đảm bảo có hiệu quả tất cả các giai đoạn quản lý quản lý
3.2.5.1. Mục đích
- Đổi mới quá trình quản lý, đảm bảo có hiệu quả tất cả các giai đoạn quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội tri thức: Sự nghiệp phát triển GD phải phù hợp với bối cảnh chung của thời đại; trình độ và sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ; xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế...
- Sản phẩm của GD phải đáp ứng được những biến đổi toàn diện của xã hội hiện nay, đáp ứng với yêu cầu của nguồn nhân lực và sự biến đổi của thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đổi mới lãnh đạo và quản lý là đòi hỏi cầp thiết của XH trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đổi mới quản lý nhà trường theo hướng tiếp cận hiện đại tăng cường vai trò chủ động, tích cực của giáo viên, học sinh trong xây dựng văn hoá nhà trường nhằm xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực ở trường THPT Ngọc Hà.
3.2.5.2. Nội dung
- Nâng cao nhận thức về tư duy QLGD trong giai đoạn hiện nay là chuyển từ quản lý mệnh lệnh hành chính sang quản lý chủ yếu bằng pháp luật. - Đổi mới phương thức QLGD chuyển từ một chiều, từ trên xuống sang tương tác, lấy đơn vị cơ sở làm trung tâm.
- Đổi mới cơ chế QLGD chuyển từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục nhằm cải tiến liên tục và nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học của trường, thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo giáo dục vì người học và đáp ứng nhu cầu của người học.
- Bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho cán bộ QLGD. Rèn luyện cho tập thể GV, cán bộ, nhân viên nhà trường có kỹ năng làm việc tập thể, đóng góp và tham gia vào công tác quản lý của nhà trường, thường xuyên chia sẻ với GV, cán bộ nhân viên và người học về tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường và những khó khăn trong dạy - học.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
- Tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng cán bộ QLGD, về tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, năng lực quản lý...
- Trên cơ sở điều tra tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ QLGD.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiến hành đổi mới hoạt động quản lý của HT và các cán bộ QLGD trong việc thực hiện các chức năng quản lý để thực hiện phân cấp cho các tổ bộ môn, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ bộ môn nhà trường.
- Thiết lập được kế hoạch quản lý có tính khả thi; thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức: Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận và cá nhân trong trường. Tổ chức xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và cá nhân trong trường, bố trí nhân sự, phân bổ nguồn nhân lực cho các hoạt động trong nhà trường hợp lý; Thực hiện có hiệu quả chức năng chỉ đạo: Thực hiện thường xuyên và có hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, tuân thủ nghiêm túc chương trình thanh tra, kiểm tra của chuyên ngành, thanh tra cấp trên, thực hiện có hiệu quả các kết luận kiểm tra, thanh tra.
- Tổ chức kiểm tra nội bộ trường học một cách thường xuyên, liên tục nhằm tạo kỷ cương, nề nếp dạy - học.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Cán bộ quản lý nhà trường cần nhận thức đúng về sự cần thiết phải đổi mới QLGD nhà trường.
- HT nhà trường, cán bộ quản lý nhà trường phải có năng lực lãnh đạo và quản lý sự thay đổi của GV, nhân viên, HS trong nhà trường.
- Nhà trường cần phải có tầm nhìn hướng tới tương lai và các điều kiện đảm bảo thực hiện tầm nhìn đó.
- Tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường phải được HT chia sẻ tới cán bộ, GV, HS trong nhà trường.
- Có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho đổi mới QLGD.