Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 45)

2.1.4.1 Môi trường khách quan

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48 km2, dân số trên 850 ngàn người, trong đó nam chiếm 42% và nữ chiếm 58%, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tính đến cuối năm 2010 đạt hơn 11.000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Bước vào năm 2011, tình hình kinh tế của thành phố nói chung và phát triển sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sự suy thoái ngày càng nặng nề của kinh tế thế giới đã thu hẹp thị trường xuất khẩu, thị trường vốn và tác động tiêu cực đến kinh tế-xã hội của nước ta; song UBND thành phố đã chủ động và kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo bằng các nhóm giải pháp đồng bộ để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cùng với những giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt khó, ngăn chặn đà suy giảm và phục hồi tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, kinh tế xã hội thành phố ổn định và có chiều hướng phát triển tốt và đạt được một số thành quả nhất định. GDP đạt 10.274 tỷ đồng, tăng 11,54% so cùng kỳ năm 2009, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2000 USD (khoảng 33,2 triệu VND), Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 dự ước đạt 631,9 triệu USD, tăng 24,14%, kim ngạch nhập khẩu 753,55 triệu USD, tăng 15,62% so cùng kỳ năm trước, Tốc độ phát triển dân số ở dưới mức 1,2% vào năm 2010. Các chương trình “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có” tiếp tục được duy trì thực hiện và có kết quả; đời sống nhân dân được quan tâm cải thiện, Quốc phòng – An ninh được giữ vững.

Vài năm trở lại đây, Đà Nẵng chứng kiến sự phát triển ồ ạt của mạng lưới dịch vụ tài chính Ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chi nhánh Đà Nẵng, toàn thành phố hiện có khoảng 55 chi nhánh Ngân hàng cấp 1 và hơn 200 phòng, điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm. Ngoài ra còn có trên 10 đại lý, chi nhánh công ty chứng khoán, các tổ chức cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ... Việc có mặt của hầu hết các NH trên cả nước tại Đà Nẵng, chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của thành phố đối với các tổ chức tài chính tín dụng.

Thị trường tín dụng ngày càng phát triển, đòi hỏi các NHTM phải có các dịch vụ tín dụng đa dạng hơn, phức tạp hơn và chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Có thể nói, môi trường cạnh tranh đang diễn ra ngày càng găy gắt trên một thị phần không lớn.

2.1.4.2 Khách hàng

Trước đây, đa số khách hàng tại VCB ĐN là các DNNN và đây cũng là các khách hàng có dư nợ vay chiếm tỷ trọng lớn nhất tổng dư nợ toàn Chi nhánh. Mặc dù có nhu cầu vốn lớn nhưng tài sản đảm bảo có giá trị thanh khoản không cao và hồ sơ pháp lý không đầy đủ nên Chi nhánh không thể hoàn thành các thủ tục thế chấp, cầm cố theo qui định của Pháp luật. Chính vì điều này dẫn đến rủi ro cho Chi nhánh trong trường hợp thu hồi nợ từ TSBĐ. Do đó, định hướng của Chi nhánh sẽ mở rộng cho vay sang các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các DNNVV và cả cá nhân đồng thời thực hiện các biện pháp đảm bảo khác như thế chấp vật tư, hàng hóa, quyền đòi nợ,...

2.1.4.3 Đối thủ cạnh tranh

Với sự ra đời của nhiều Ngân hàng trên địa bàn cùng với sự xuất hiện của Ngân hàng nước ngoài, liên doanh,..theo đó từ trình độ quản lý, có lợi thế lớn về nguồn vốn và công nghệ, cách thức tiếp thị, quảng cáo rất chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trên thương trường đã lôi kéo không ít khách hàng từ phía Chi nhánh về quan hệ giao dịch với họ. Đây chính là một rào cản lớn đối với Chi nhánh.

Thêm vào đó các NHTM cổ phần đi sau nên để có được thị phần họ chấp nhận rủi ro đưa ra các chính sách cho vay thông thoáng như ACB, SCB, Liên Việt

Bank, Techcombank, SacomBank... là những Ngân hàng cho vay bán lẻ khá thành công và chiếm lĩnh đa phần thị trường Đà Nẵng. Ngoài ra, các NHTM Nhà nước cũng đưa ra những chính sách để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời xây dựng nền móng của một Ngân hàng hiện đại, đa năng, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các hoạt động nghiệp vụ cũng như trong quản trị điều hành,...

Tóm lại, mức độ cạnh tranh của các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng khốc liệt đã gây nhiều khó khăn lớn cho Chi nhánh VCB ĐN trên nhiều mặt hoạt động kinh doanh.

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Đà Nẵng

Mặc dù đứng trước những khó khăn, thách thức, tình hình cạnh tranh khốc liệt, thị phần bị chia sẻ bởi quá nhiều Ngân hàng. Tuy nhiên, với Chi nhánh VCB Đà Nẵng là một trong những Ngân hàng lớn trên địa bàn, phát triển theo hướng đa năng hoá, uy tín được khách hàng tin tưởng nên kết quả hoạt động các năm qua không ngừng tăng trưởng vượt chỉ tiêu, cụ thể:

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của VCB Đà nẵng giai đoạn 2006-2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Thực hiện Thực hiện % tăng (giảm) Thực hiện % tăng (giảm) Thực hiện % tăng (giảm) Thực hiện % tăng (giảm) 1. Tổng thu nhập 154.033 198.776 29,05 328.526 65,27 264.791 - 19,40 301.528 14,87 2. Chi phí 150.645 145.956 - 3,11 222.463 52,42 148.425 - 33,28 209.444 41,11 3. Chênh lệch thu chi 3.388 52.820 1459 106.063 100,80 116.366 9,71 92.084 -20,87 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh Chi nhánh NH TMCP Ngoại thương Đà Nẵng)

Chênh lệch thu chi năm 2010 đạt 92.084 triệu đồng, giảm 20,87% so với chênh lệch thu chi năm 2009, trong đó tổng thu nhập đạt 301.528 triệu đồng và tổng chi phí là 209.444 triệu đồng. Xét về tổng thể cho thấy thu nhập thực hiện năm 2010 tăng 14,87% so với năm 2009. Có được kết quả đó là nhờ những chỉ đạo kịp thời

của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực của từng cán bộ, nhân viên, Chi nhánh VCB ĐN đã đạt được những kết quả khả quan nêu trên. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh của khách hàng. Do vậy, để tìm kiếm và có được khách hàng là điều mà VCB ĐN luôn hướng tới nhưng quan trọng hơn nữa là phải giữ được khách hàng hiện có, thu hút thêm nhiều khách hàng mới đó là một trong những mục tiêu mà Chi nhánh quan tâm.

2.2 Thực trạng dịch vụ cho vay cá nhân tại Chi nhánh

2.2.1 Cơ cấu, đặc điểm hệ thống cho vay cá nhân của Chi nhánh2.2.1.1 Cơ cấu hệ thống cho vay cá nhân 2.2.1.1 Cơ cấu hệ thống cho vay cá nhân

- Các sản phẩm cho vay cá nhân Chi nhánh đang áp dụng

Hiện nay, tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Nẵng đang có các sản phẩm cho vay cá nhân sau:

+ Cho vay cán bộ công nhân viên: Áp dụng cho khách hàng là nhân viên VCB hoặc nhân viên của các công ty trên địa bàn TPĐN có quan hệ uy tín với VCB-ĐN. Đây là bộ sản phẩm cho vay không cần tài sản bảo đảm.

+ Cho vay trả góp: Trả gốc và lãi đều theo từng kỳ.

+ Cho vay đầu tư chứng khoán: Áp dụng đối với tất cả các khách hàng có nhu cầu vay đầu tư chứng khoán, đây là hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

+ Cho vay phục vụ nhu cầu chi phí học tập và chữa bệnh: Áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân có nhu cầu du học hoặc chữa bệnh trong nước hoặc ngoài nước. Đây là hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

+ Cho vay cầm cố chứng từ có giá: do VCB hoặc tổ chức tín dụng khác phát hành.

+ Cho vay cá nhân sản suất – kinh doanh: cho vay đối với những cá nhân có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh.

+ Cho vay cá nhân đầu tư kinh doanh bất động sản.

+ Cho vay cá nhân kinh doanh tài lộc: cũng giống như cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh nhưng được phải đảm bảo một số điều kiện nhất định và được hưởng những ưu đãi riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cho vay mua nhà dự án.

+ Cho vay mua sắm phương tiện đi lại.

+ Cho vay tiêu dùng khác hợp pháp: sữa chữa nhà, mua sắm đồ dùng trang thiết bị gia đình...

+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng cá nhân. - Quy trình tín dụng:

Sơ đồ quy trình tín dụng cá nhân tại VCB

(1) Bộ phận Khách hàng thể nhân tiếp nhận khách hàng có nhu cầu vay vốn, kiểm tra sơ bộ hồ sơ, nếu thiếu thì hướng dẫn khách hàng bổ sung cho đầy đủ, hợp lệ.

(1’) Nếu không thể cho vay thì trả lại khách hàng và giải thích để khách hàng hiểu về những quy định đối với cho vay của VCB.

(2) Nếu hồ sơ đã đẩy đủ và hợp lệ thì cán bộ khách hàng làm các thủ tục thẩm định, thế chấp...và trình lên lãnh đạo Phòng xem xét phê duyệt, nếu có sai sót thì chỉnh sửa. Trong trường hợp số tiền vay của khách hàng nằm trong hạn mức phán quyết của Trưởng phòng KHTN thì trưởng phòng phê duyệt cho vay.

(2’) Nếu số tiền vay vượt quá hạn mức phán quyết của TP.KHTN thì hồ sơ được trình lên ban lãnh đạo xem xét phê duyệt.

(2’’) Sau khi ban lãnh đạo xem xét, nếu có sai sót cần chỉnh sửa hoặc không đồng ý cho vay thì hồ sơ sẽ được trả lại cho cán bộ khách hàng để có biện pháp xử lý hợp lý. Khách hàng P.KHTNCán bộ PhòngQLN Ban lãnh đạo TP KHTN Kế toánPhòng Phòng ngân quỹ (1) (2) (2’) (2’’) (3) (3) (3’) (4) (5) (1’)

(3) Nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì sẽ được chuyển sang Phòng Quản lý nợ kiểm tra lần cuối cùng trước khi thực hiện giải ngân cho khách hàng.

(3’) Nếu hồ sơ không hợp lệ thì chuyển lại cho cán bộ khách hàng chỉnh sửa. (4) Nếu hồ sơ đã đầy đủ hợp lệ thì cán bộ Quản lý nợ thực hiện các thao tác trên hệ thống (khai báo hợp đồng, tài khoản...) rồi chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng kế toán thực hiện giải ngân cho khách hàng.

(5) Ngược lại nếu khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt thì bộ phận kế toán sau khi hạch toán sẽ chuyển hồ sơ sang phòng Ngân quỹ để giải ngân tiền mặt cho khách hàng.

2.2.1.2 Đặc điểm hệ thống cho vay cá nhân của Chi nhánh

- Các sản phẩm cho vay được thiết kế dựa trên nhu cầu của khách hàng: hiện nay VCB có rất nhiều sản phẩm cho vay đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng như cho vay tín chấp, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, cho vay tiêu dùng hợp pháp…

- Thủ tục cho vay nhanh chóng thuận tiện.

- Lãi suất cạnh tranh: hiện nay lãi suất cho vay của VCB cạnh tranh nhất trên địa bàn, bên cạnh đó cũng có nhiều ưu đãi cho từng nhóm đối tượng riêng biệt.

- Hình thức trả nợ vốn vay phù hợp với mức thu nhập thực tế.

- Tổng hạn mức vay được sử dụng linh hoạt giữa bộ ba sản phẩm: cho vay tiêu dùng; thấu chi và phát hành thẻ tín dụng.

- Thời gian vay có thể lên đến 20 năm, thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng.

- Khả năng kiểm soát tức thời hoạt động rút, trả nợ vay tại Vietcombank bằng dịch vụ VCB-iBanking hoặc VCB-SMS Banking.

2.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân của Chi nhánh.

2.2.2.1 Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế

Phân theo thành phần kinh tế thì có rất nhiều thành phần, nhưng theo phạm vi nghiên cứu của đề tài thì chỉ phân theo 2 thành phần là: Tổ chức kinh tế và Cá nhân, và đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình cho vay đối với cá nhân.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay cá nhân tại VCB-ĐN giai đoạn 2006 - 2010.

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư tăng %

(giảm) Số dư tăng % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(giảm) Số dư tăng %

(giảm) Số dư tăng % (giảm) Doanh số cho vay 8,135,385 9.263.196 13,86 10.522.78 5 13,60 11.802.50 8 12,16 13.204.61 6 11,88 Trong đó: Cá nhân 41.354 109.610 165,05 143.456 30,88 178.996 24,77 228.672 59,40 Tỷ trọng (%) 0.51 1,18 1,36 1,22 1,73 Doanh số thu nợ 7.905.051 9.217.680 16,60 10.487.783 13,78 11.707.921 11,63 12.948.903 10,60 Trong đó: Cá nhân 31.952 132.751 315,47 101.253 -23,73 152.114 50,23 155.24 1 2,06 Tỷ trọng (%) 0,40 1,44 0,97 1,30 1,20 Dư nợ 1.764.417 1.809.933 2,58 1.844.935 1,93 1.939.522 5,13 2.195.235 13,18 Trong đó: Cá nhân 41.948 57.436 36,92 82.043 42,84 146.643 78,74 239.872 63,58 Tỷ trọng (%) 2,38 3,17 4,45 7,56 10,93 Dư nợ bình quân 1.624.376 1.811.425 11,52 1.799.042 -0,68 2.000.711 11,21 1.918.801 -4,09 Trong đó: Cá nhân 40.211 58.673 45,91 83.779 42,79 145.992 74,26 239.002 63,71

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại VCB-ĐN)

Biểu 2.1: Dư nợ cho vay cá nhân tại VCB-ĐN giai đoạn 2006-2010

Triệu đồng

Qua bảng số liệu cũng như biểu đồ trên ta có thể thấy rằng tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân có sự chuyển biến theo hướng tăng lên qua các năm. Đáng chú ý nhất là DSCV và DSTN của năm 2007 tăng lên đột biến so với 2006, cụ thể là DSCV tăng 165,05% chiếm 1,18% trong tổng DSCV và DSTN tăng 315,47% chiếm 1,44% trong tổng DSTN. Còn các năm sau thì tốc độ tăng ít hơn.

Dư nợ nợ cá nhân năm sau luôn cao hơn năm trước cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng so với tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ năm 2010 đạt 10,93% tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2006. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ luôn ở mức cao, đặc biệt là năm 2009 con số này đã lên tới 78,74%; nguyên nhân của hiện tượng này là trong năm 2009, nền kinh tế đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng nên nhu cầu vốn của cá nhân cho SXKD cũng như cho tiêu dùng cũng tăng lên, đến năm 2010 thì đà tăng đã chững lại nhưng vẫn còn cao.

Một chỉ tiêu nữa cũng đáng chủ ý là DSTN của năm 2008, khác với năm 2007, tốc độ tăng trưởng DSTN của năm 2008 là số âm, điều này chứng tỏ là việc thu nợ của chi nhánh trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì năm này là năm mà cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra rất khốc liệt, vì vậy mà khả năng trả nợ của khách hàng cũng bị ảnh hưởng.

Nếu so sánh giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng tại VCB-ĐN nói chung và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng thì ta có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt. Trong khi dư nợ tín dụng của VCB-ĐN tăng trưởng với tốc độ tương đối thấp và dao động từ mức 1,93% đến 13,18% thì ngược lại tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay cá nhân luôn ở mức rất cao khoảng từ 36,92% đến 78,74%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do những năm gần đây chi nhánh đã có sự quan tâm đúng mực đến lĩnh vực cho vay đối với thành phần kinh tế này. Quả thực lĩnh vực cho vay cá nhân là một mảnh đất màu mỡ cho các Ngân hàng khai thác, chính vì vậy mà ngày càng có nhiều sản phẩm cho vay bán lẻ được tung ra nhằm thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng này. VCB-ĐN cũng đã sớm nhận ra điều này nên kể từ năm 2007 đến nay chi nhánh đã có những chính sách đúng đắn

nhằm phát triển cho vay bán lẻ, góp phần làm cho tình hình kinh doanh của chi nhánh tiến triển tốt hơn.

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu đối với cho vay cá nhân tại VCB-ĐN giai đoạn 2006 - 2010.

Đvt: Triệu đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 45)