Tình hình cho vay cá nhân theo mục đích vay

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 59)

Bảng 2.7: Tình hình cho vay theo mục đích vay vốn giai đoạn 2006-2010

Đvt: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư % tăng (giảm) Số dư % tăng (giảm) Số dư % tăng (giảm) Số dư % tăng (giảm) Dư nợ 41.948 57.436 82.043 146.643 239.872

- Cho vay đối với lĩnh vực bất động sản

28.653 32.138 12,16 41.891 30,35 77.390 84,74 152.943 97,63

Trong đó:

Ngắn hạn 193 210 8,81 541 157,62 1.648 204,62 3.046 84,83

- Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán - - - 8.578 100 7.017 -18,2 6.784 -3,32 Trong đó: Ngắn hạn - - - - - - - - - - Cho vay SXKD 644 5.686 782,92 5305 -6,7 8539 57,57 11.105 32,85 Trong đó: Ngắn hạn - 2795 100 3504 25,37 6570 87,50 7631 16,15

- Cho vay, cho thuê tài chính để mua sắm phương tiện đi lại

1.903 2.052 7,83 1.832 -10,72 4.671 154,97 6.267 34,17

Trong đó:

Ngắn hạn 112 220 96,43 250 13,64 305 22,00 877 187,54

- Cho vay để đáp ứng các nhu cầu chi phí học tập và chữa bệnh ở nước ngoài - - - 407 100 131 -67,81 378 188,55 Trong đó: Ngắn hạn - - - - - - - - - - Cho vay để đáp

ứng các nhu cầu chi phí học tập và chữa bệnh ở trong nước - - - 1 100 - -100 - - Trong đó: Ngắn hạn - - - - - - - - - - Cho vay, cho thuê

tài chính để mua thiết bị nội thất gia đình và đồ dùng gia dụng

1104 1.436 30,07 2.536 76,60 24.673 872,91 50.077 102,96

Trong đó:

Ngắn hạn 855 1.165 36,26 2.267 94,59 23.902 954,34 48.744 103,93

- Cho vay theo phương thức thấu chi tài khoản cá nhân và phát hành thẻ tín dụng.

799 503 -37.05 2.030 303,58 3.702 82,36 6.572 77,53

Trong đó:

Ngắn hạn 799 503 -37.05 2.030 303,58 3.702 82,36 6.572 77,53

- Cho vay các nhu cầu khác để phục vụ đời sống

8.845 15.621 76,16 19.463 24,60 20.700 6,36 5.764 -72,24

Trong đó:

Ngắn hạn 1.044 3.504 235,63 6.774 93,32 6.010 -11,28 4.603 -23,41

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại VCB-ĐN)

Nếu xét về mức độ đa dạng của các sản phẩm cho vay bán lẻ thì kể từ năm 2008, VCB-ĐN có đầy đủ và khá nhiều các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của tất cả các tầng lớp, các nhóm khách hàng, tuy nhiên do sự bất ổn của nền kinh tế thế giới kéo theo nền kinh tế trong nước cũng trở nên khó khăn hơn, do đó một số sản phẩm bán lẻ của VCB-ĐN chưa được khách hàng chào đón nồng nhiệt. Mặt khác, do chi nhánh cũng chưa có sự đầu tư chu đáo và thích đáng trong việc chào bán các sản phẩm này đến đông đảo người tiêu dùng.

Bảng số liệu trên có thể cung cấp cho chúng ta một số thông tin cơ bản về thực trạng phát triển các sản phẩm cho vay bán lẻ của VCB-ĐN trong giai đoạn 2006 – 2010.

Đầu tiên hãy chú ý đến nhu cầu vốn có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và chiếm tỷ trọng cao nhất, đó là nhu cầu vốn đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm nhu cầu vốn để xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua nhà, mua quyền sử dụng đất...). Nhu cầu vốn cho lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng hơn 50% trong tổng số dư nợ cho vay cá nhân của chi nhánh. Không những chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ mà tốc độ tăng trưởng dư nợ của lĩnh vực này cũng rất nhanh, năm 2007 con số này là 12,16% sang năm 2008 đã tăng hơn 2 lần, đến năm 2010 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2009. Kể từ năm 2008, bất động sản trong nước bắt đầu thời kỳ suy thoái, giá bất động sản liên tục giảm, đây là cơ hội cho những người có tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao này. Có lẽ nắm bắt được cơ hội này mà một số khách hàng đã mạnh dạn đầu tư với kỳ vọng sẽ thu được lợi ích trong tương lai. Mặt khác, một lợi thế nữa cần phải kể đến và cũng là một trong những nguyên nhân khiến dư nợ của chi nhánh tăng nhanh là sự canh tranh về lãi suất. So với các Ngân hàng trên địa bàn thành phố thì VCB-ĐN có lãi suất khá mềm và các loại phí cho vay thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngược lại với sự tăng trưởng theo chiều hướng đi lên của cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh lại có sự biến thiên giảm dần và thậm chí là âm. Năm 2007 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của loại hình cho vay này khi tốc độ độ tăng trưởng lên đến 782,92%. Đây là thời kỳ kinh tế phát triển mạnh mẽ, thị trường có nhiều biến động tạo ra cơ hội kinh doanh cho những khách hàng có khả năng kinh doanh nên nhu cầu vốn tăng lên. Đến năm 2008, khi kinh tế bắt đầu suy thoái, lạm phát tăng cao thì Ngân hàng nhà nước muốn kiềm chế lạm phát bằng những biện pháp cứng rắn trong đó có biện pháp tăng lãi suất Ngân hàng nhằm hạn chế dòng tiền chảy ra thị trường, lãi suất cao cộng thêm kinh doanh khó khăn nên nhiều khách hàng đã trả nợ và tìm nguồn đầu tư khác, vì vậy mà dư nợ trong thời kỳ này giảm so với năm trước làm cho tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn -6,7%. Sang năm 2009 và 2010, khi kinh tế đã dần phục hồi

và ổn định, cộng thêm gói sản phẩm kinh doanh tài lộc mới của VCB với nhiều ưu đãi đã kích thích khách hàng quay lại với kênh cung cấp vốn này. Với mức tăng trưởng 57,57% vào năm 2009 và 32,85% vào năm 2010 cho thấy cho vay đối với đối tượng này rất tiềm năng và có xu hướng phát triển rất cao trong tương lai, vì vậy đòi hỏi chi nhánh phải có nhiều chính sách hơn nữa để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm này.

Một chỉ tiêu nữa có tốc độ phát triển “không bình thường” là chỉ tiêu “Cho vay mua thiết bị nội thất gia đình và đồ dùng gia dụng”. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2007, 2008 chỉ là 30,07% và 76,6% thì năm 2009 tốc độ tăng trưởng đã nhảy vọt lên 872,91%, đây là một con số nằm ngoài dự đoán vì trong tình hình nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn thì làm thế nào để phát triển cho vay đã là một vấn đề nan giải chứ khoan hãy nghĩ đến việc đạt một tốc độ phát triển nhanh như vậy. Tuy nhiên, đây cũng là một con số thách thức đối với những người làm công tác tín dụng, một câu hỏi được đặt ra là chi nhánh có đảm bảo cho việc thu nợ và duy trì mức tín dụng như vậy không đối với hình thức cho vay này. Để có đáp án cho câu hỏi trên hãy nhìn vào con số dư nợ của năm 2010. Tốc độ phát triển dư nợ của năm 2010 là 102,96%, tức là dư nợ gấp đôi so với năm 2009. Vậy VCB-ĐN đã quản lý việc thu nợ và duy trì dư nợ này như thế nào. Qua tìm hiều thì các khoản vay này phần lớn là được đảm bảo bằng chứng chỉ tiền gửi của khách hàng tại VCB-ĐN và tại các tổ chức tín dụng khác, do đó khả năng thu hồi vốn vay là 100% và thời gian cho vay bắt buộc là tương đương với thời gian còn lại của chứng chỉ tiền gởi, vì vậy mà trong cơ cấu của loại hình cho vay này thì thời hạn cho vay là ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn. Ngoài tài sản thế chấp là các chứng chỉ tiền gởi có thời hạn thì khách hàng còn có thể thế chấp giấy chứng nhận quyền sử đất, tài sản khác để vay, tuy vậy hình thức này là không nhiều và không được khuyến khích vì đây là hình thức vay tiêu dùng không sinh lời nên khách hàng chỉ có thể trả nợ bằng tiền lương, vì vậy chi nhánh chỉ chấp nhận thế chấp quyền sử dụng đất đối với những đối tượng khách hàng có thu nhập cao và ổn định để đảm bảo việc thu nợ trong tương lai.

Hiện nay tại chi nhánh VCB-ĐN, hình thức cho vay để đáp ứng các nhu cầu chi phí học tập và chữa bệnh trong nước và ngoài nước chưa thực sự được quan tâm phát triển, dư nợ rất thấp mặc dù tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng của năm 2010 là 188,55% nhưng dư nợ chỉ khoảng 378 triệu VND trong khi đó càng ngày nhu cầu du học và chữa bệnh ngoài nước càng cao. Để hình thức cho vay này phát triển thì đòi hỏi phải có một chính sách Marketing hợp lý để khách hàng biết đến sản phẩm của Chi nhánh nhiều hơn.

Một hình thức cho vay nữa của VCB-ĐN cũng cần phải quan tâm là cho vay theo phương thức thấu chi tài khoản cá nhân và cho vay phát hành thẻ. Đây là hai hình thức phổ biến trong gói sản phẩm mới của VCB và được VCB-ĐN phát triển rất thành công. Từ chỗ dư nợ thấp và tốc độ tăng trưởng âm vào năm 2007, bằng những chính sách phát triển hợp lý, chi nhánh đã đẩy tốc độ tăng trưởng lên 303,58% vào năm 2008 và tiếp tục duy trì mức dư nợ cao vào những năm tiếp theo. Liên tiếp trong hai năm 2009 và 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với hình thức cấp tín dụng này tương đối cao và ổn định (năm 2009 là 82,36% và năm 2010 là 77,53%). Đây là hình thức cấp tín dụng được khách hàng rất ưa chuộng vì tính linh hoạt và tiện dụng của nó vì vậy việc mở rộng đối tượng cho vay và tăng trưởng dư nợ không phải là điều khó khăn. Tuy vậy điều đáng quan tâm nhất ở đây là làm thế nào để duy trì dư nợ của khách hàng và kiểm soát nguồn tiền vào tài khoản để thu nợ. Như chúng ta đều biết thì thấu chi là hình thức cấp tín dụng được thực hiện trực tiếp thông qua tài khoản tiền gởi của khách hàng, vì vậy khi khách hàng có nguồn tiền nào đó “đổ” vào tài khoản thì lập tức số dư sẽ được bù trừ và dư nợ thấu chi sẽ giảm xuống, do đó muốn duy trì số dư nợ thì đòi hỏi cán bộ khách hàng phải theo dõi nguồn tiền của khách hàng và có kế hoạch bán chéo sản phẩm hợp lý.

Như đã đề cập ở trên, đây là gói sản phẩm cho vay tín chấp nên VCB-ĐN chỉ chấp nhận cấp tín dụng cho những khách hàng đảm bảo đủ tiêu chuẩn do VCB- ĐN đưa ra. Đối với những khách hàng không đủ điều kiện để sử dụng gói sản phẩm tín chấp nhưng có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng của VCB thì chi nhánh cũng có thể cấp tín dụng dựa trên tài sản thế chấp của khách hàng, đó cũng là một trong những

chính sách mới trong chiến lược phát triển doanh số thẻ tín dụng của VCB-ĐN. Nhìn chung, với ưu thế về mạng lưới chấp nhận thẻ và uy tín của mình trên thị trường, VCB-ĐN đã trở thành đơn vị dẫn đầu trên địa bàn về doanh số tiêu dùng thẻ và sẽ tiếp tục cố gắng để giữ vững vị thế đó bằng những chính sách, những chiến lược phát triển đúng đắn.

Đối với hình thức cấp tín dụng cho nhu cầu “mua sắm phương tiện đi lại” thì kể từ năm 2007 trở về trước, VCB-ĐN cũng cho vay đối với một số đối tượng có nhu cầu mua phương tiện phục vụ cho kinh doanh nhưng cũng rất hạn chế. Nhưng kể từ năm 2008, khi VCB xác định phát triển cho vay bán lẻ là chiến lược lâu dài thì hình thức cho vay này được quan tâm nhiều hơn. Cũng trong năm này, VCB tung ra gói sản phẩm “cho vay mua ô tô” với những quy định cụ thể về đối tượng, lãi suất... làm tiền để cho sự phát triển của hình thức cho vay này về sau Tuy vậy, do thời điểm ban hành gói sản phẩm này là cuối năm 2008 nên sự thay đổi phải đợi đến năm 2009 mới thể hiện rõ. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2008 là -10,72% thì sang năm 2009 tình hình đã hoàn toàn ngược lại, tốc độ tăng trưởng không những quay đầu mà còn tăng cao và đạt mức 154,97% và đến năm 2010 thì chững lại nhưng cũng tăng 34,17% so với cùng kỳ năm 2009.

Một chỉ tiêu nữa không thể không quan tâm là hình thức “cho vay các nhu cầu khác để phục vụ đời sống”. Vậy các nhu cầu khác là nhu cầu gì? Đó là: nhu cầu tiêu dùng hợp pháp khác của cá nhân nhưng chưa được phân loại vào đâu, cho vay không tài sản bảo đảm... Sự biến động của hình thức cho vay này cũng không theo một quy luật hay một trật tự nào. Có những khoản cho vay mà trước đây VBC-ĐN có phát sinh nhưng bây giờ không còn nữa, cũng có những hình thức cho vay chỉ phát sinh trong những năm gần đây theo nhu cầu của thị trường và theo các chiến lược cạnh tranh trong từng thời kỳ... Chính vì các nguyên nhân đó mà dư nợ của hình thức cho vay này cũng có những biến động thất thường. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt mức 76,61% so với năm 2006 và giảm xuống mức 24,60 vào năm 2008. Và con số này lại càng giảm mạnh xuống còn 6,36% trong năm 2009, đến năm 2010 thì “tuột dốc không phanh” xuống đến mức -72,24, một sự sụt giảm đáng

kể. Nhưng nếu nhìn một cách tổng quát thì có thể thấy rằng, tuy dư nợ của chỉ tiêu này giảm nhưng dư nợ của chỉ tiêu khác lại tăng lên làm cho tổng dư nợ cá nhân cũng tăng theo. Và nguyên nhân của hiện tượng này phần lớn là do các chỉ tiêu phân loại loại hình cho vay của VCB ngày càng cụ thể, các khoản vay được chuẩn hóa theo những tiêu thức nhất định nên làm cho dư nợ của chỉ tiêu này giảm là điều tất nhiên. Điều đó chứng tỏ rằng, VCB ngày càng chú trọng đến lĩnh vực cho vay cá nhân và ngày càng đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Xét về tình hình nợ quá hạn và nợ xấu thì chi nhánh phát sinh chủ yếu ở lĩnh vực cho vay khác (cho vay tín chấp) và cho vay thấu chi và phát hành thẻ tín dụng, một số ít là rơi vào cho vay đối với lĩnh vực bất động sản. Cho vay tín chấp là hình thức cho vay chủ yếu dựa vào lòng tin đối với khách hàng nên đôi khi việc xét duyệt cho vay còn phụ thuộc vào cảm tính, vì vậy khi phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc đôn đốc thu nợ ra chi nhánh không còn cách nào khác để có thể nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này. Chính vì vậy, trong tương lai chi nhánh cần phải xây dựng được những chính sách, quy định cụ thể hơn về việc xét duyệt cho vay đối với hình thức vay tín chấp, ngoài ra cũng nên có biện pháp cứng rắn hơn trong việc xử lí các khoản nợ đến hạn, quá hạn nhất là đối với lĩnh vực cho vay phát hành thẻ tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 59)