Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 50)

Phân theo thành phần kinh tế thì có rất nhiều thành phần, nhưng theo phạm vi nghiên cứu của đề tài thì chỉ phân theo 2 thành phần là: Tổ chức kinh tế và Cá nhân, và đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình cho vay đối với cá nhân.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay cá nhân tại VCB-ĐN giai đoạn 2006 - 2010.

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư tăng %

(giảm) Số dư tăng %

(giảm) Số dư tăng %

(giảm) Số dư tăng % (giảm) Doanh số cho vay 8,135,385 9.263.196 13,86 10.522.78 5 13,60 11.802.50 8 12,16 13.204.61 6 11,88 Trong đó: Cá nhân 41.354 109.610 165,05 143.456 30,88 178.996 24,77 228.672 59,40 Tỷ trọng (%) 0.51 1,18 1,36 1,22 1,73 Doanh số thu nợ 7.905.051 9.217.680 16,60 10.487.783 13,78 11.707.921 11,63 12.948.903 10,60 Trong đó: Cá nhân 31.952 132.751 315,47 101.253 -23,73 152.114 50,23 155.24 1 2,06 Tỷ trọng (%) 0,40 1,44 0,97 1,30 1,20 Dư nợ 1.764.417 1.809.933 2,58 1.844.935 1,93 1.939.522 5,13 2.195.235 13,18 Trong đó: Cá nhân 41.948 57.436 36,92 82.043 42,84 146.643 78,74 239.872 63,58 Tỷ trọng (%) 2,38 3,17 4,45 7,56 10,93 Dư nợ bình quân 1.624.376 1.811.425 11,52 1.799.042 -0,68 2.000.711 11,21 1.918.801 -4,09 Trong đó: Cá nhân 40.211 58.673 45,91 83.779 42,79 145.992 74,26 239.002 63,71

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại VCB-ĐN)

Biểu 2.1: Dư nợ cho vay cá nhân tại VCB-ĐN giai đoạn 2006-2010

Triệu đồng

Qua bảng số liệu cũng như biểu đồ trên ta có thể thấy rằng tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân có sự chuyển biến theo hướng tăng lên qua các năm. Đáng chú ý nhất là DSCV và DSTN của năm 2007 tăng lên đột biến so với 2006, cụ thể là DSCV tăng 165,05% chiếm 1,18% trong tổng DSCV và DSTN tăng 315,47% chiếm 1,44% trong tổng DSTN. Còn các năm sau thì tốc độ tăng ít hơn.

Dư nợ nợ cá nhân năm sau luôn cao hơn năm trước cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng so với tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ năm 2010 đạt 10,93% tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2006. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ luôn ở mức cao, đặc biệt là năm 2009 con số này đã lên tới 78,74%; nguyên nhân của hiện tượng này là trong năm 2009, nền kinh tế đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng nên nhu cầu vốn của cá nhân cho SXKD cũng như cho tiêu dùng cũng tăng lên, đến năm 2010 thì đà tăng đã chững lại nhưng vẫn còn cao.

Một chỉ tiêu nữa cũng đáng chủ ý là DSTN của năm 2008, khác với năm 2007, tốc độ tăng trưởng DSTN của năm 2008 là số âm, điều này chứng tỏ là việc thu nợ của chi nhánh trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì năm này là năm mà cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra rất khốc liệt, vì vậy mà khả năng trả nợ của khách hàng cũng bị ảnh hưởng.

Nếu so sánh giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng tại VCB-ĐN nói chung và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng thì ta có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt. Trong khi dư nợ tín dụng của VCB-ĐN tăng trưởng với tốc độ tương đối thấp và dao động từ mức 1,93% đến 13,18% thì ngược lại tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay cá nhân luôn ở mức rất cao khoảng từ 36,92% đến 78,74%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do những năm gần đây chi nhánh đã có sự quan tâm đúng mực đến lĩnh vực cho vay đối với thành phần kinh tế này. Quả thực lĩnh vực cho vay cá nhân là một mảnh đất màu mỡ cho các Ngân hàng khai thác, chính vì vậy mà ngày càng có nhiều sản phẩm cho vay bán lẻ được tung ra nhằm thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng này. VCB-ĐN cũng đã sớm nhận ra điều này nên kể từ năm 2007 đến nay chi nhánh đã có những chính sách đúng đắn

nhằm phát triển cho vay bán lẻ, góp phần làm cho tình hình kinh doanh của chi nhánh tiến triển tốt hơn.

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu đối với cho vay cá nhân tại VCB-ĐN giai đoạn 2006 - 2010.

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư tăng % (giảm) Số dư % tăng (giảm) Số dư % tăng (giảm) Số dư % tăng (giảm) Nợ quá hạn 10.627 3.147 -70,39 62.537 1.887,19 61.236 -2,08 40.13 1 -34,47 Trong đó: Cá nhân 391 367 -6,14 460 25,34 103 -77,61 248 140,78 Tỷ trọng (%) 3,68 11,66 0,74 0,17 0,62 Nợ xấu 93.214 152.500 63,60 100 -99,93 16 -84,00 88.838 555.137,50 Trong đó: Cá nhân 53 335 532,08 100 -70,15 16 -84,00 248 1.450,00 Tỷ trọng (%) 0,06 0,22 100 100 0,28 Trong đó: Nợ nhóm 3 51 223 60 - - Nợ nhóm 4 - 76 - - - Nợ nhóm 5 2 36 40 16 248

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại VCB-ĐN)

Biểu 2.2: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay cá nhân tại VCB-ĐN giai đoạn 2006-2010.

Triệu đồng

Nhìn bảng số liệu 2.3 ta có thể thấy tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh diễn biến rất phức tạp. Nợ quá hạn năm 2007 giảm mạnh so với năm 2006 nhưng những năm sau lại rất cao. Nợ quá hạn của năm 2008 tăng trưởng 1.887,19% so với năm 2007, nguyên nhân của hiện tượng này là do năm 2008 chi nhánh bắt đầu áp dụng hình thức phân loại nợ tự động trên hệ thống nên tình trạng nợ của khách hàng được cập nhật chính xác và triệt để hơn. Sang những năm sau thì đã đi vào nền nếp nên không có sự biến đổi lớn, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đáng kể, đến năm 2010 nợ quá hạn đã giảm 34,47% so với năm 2009.

Bên cạnh nợ quá hạn thì tình hình nợ xấu của chi nhánh cũng còn nhiều bất cập, trong khi tỷ lệ nợ xấu của những năm 2008, 2009 rất thấp (và chỉ toàn là cá nhân) thì năm 2010 nợ xấu lại tăng một cách đột biến và sự tăng lên này chủ yếu là đối với khách hàng tổ chức. Năm 2010 đánh dấu một thời kỳ hoạt động tồi tệ nhất của các doanh nghiệp trong những năm gần đây, khó khăn trong kinh doanh đã làm cho thanh khoản của khách hàng giảm đi đáng kể, Chính phủ đã tung ra gói hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp SXKD nhưng cũng chỉ đỡ đi phần nào khó khăn của họ, tình hình trả nợ vay của họ gặp nhiều khó khăn, chậm trễ do đó nợ xấu của chi nhánh cũng tăng lên.

Đối với tình hình cho vay khách hàng cá nhân thì tình hình cũng không mấy khả quan hơn, nợ quá hạn của năm 2010 cũng tăng cao so với những năm trước với mức tăng trưởng đạt 140,78% do tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng. Nợ xấu cũng tăng nhanh đột biến vào năm 2010 (tăng trưởng 1.450%). Tuy vậy, con số nợ xấu này không hoàn toàn phản ánh đúng tình hình cho vay đối với thành phần kinh tế này. Nguyên nhân là những năm trước đây dư nợ cho vay phát hành thẻ và tiêu dùng thẻ tín dụng không được quản lý chặt chẽ, không phân tách ra được những khoản cho vay phát hành và chi tiêu thẻ quá hạn, do đó có những khoản nợ đã đủ tiêu chuẩn chuyển sang nợ xấu nhưng lại không thống kê được con số chính xác, nhưng kể từ năm 2010, những khách hàng

này được tách ra và quản lý chặt chẽ hơn, chính những đối tượng này làm cho nợ xấu cá nhân năm 2010 tăng cao.

Một thực tế nữa có thể thấy rõ là nợ nhóm 5 của chi nhánh năm 2010 tăng rất cao. Nếu năm 2006 chỉ có khoảng 2 triệu đồng thì sang năm 2007 đã tăng 16 lần và đến năm 2010 con số này đã gấp 100 lần so với năm 2006. Tuy vậy, số nợ xấu này lại nằm chủ yếu ở lĩnh vực cho vay phát hành thẻ, mà lĩnh vực này khi cấp tín dụng thì chi nhánh đã yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản, chỉ có một số nhỏ là tín chấp nhưng họ đều là những khách hàng “VIP” có quan hệ lâu dài với chi nhánh nên hoàn toàn có thể thu hồi được nợ. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan về vấn đề này mà cần có một cái nhìn nghiêm khắc hơn để có những biện pháp xử lý kịp thời và hợp lý nhằm tránh tình trạng bị đưa vào thế bị động.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w