Website có thể hỗ trợ việc học tập một nội dung, một chương thậm chí cả chương trình học một mơn học. HS tự học tập thông qua Website với các trình tự giảng dạy đã được lập sẵn hoặc HS làm việc với máy tính có sự trợ giúp của GV giúp cho HS có thói quen học tập tự chủ. Ngồi ra HS cịn học được cách điều khiển Website, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc truy tìm thơng tin trên Internet của HS mà sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai. Mặt khác qua các trang kiểm tra HS có thể tự đánh giá khả năng của mình. Sau đây là một số hình thức hỗ trợ việc học cho HS
Những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học liên quan đến chương trình hay những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó đều được cập nhật tại Website để phục vụ việc học tập của nhóm cũng như của từng cá nhân. Khi đó, Website trở thành một cuốn sách điện tử mà người dùng có thể dễ dàng truy tìm mọi nơi, mọi lúc để tìm kiếm cho mình những thơng tin cần thiết. GV có thể sử dụng chức năng này của Website để ứng dụng trong các tiết dạy hình thành kiến thức mới giúp HS có thể khái quát vấn đề ở mức độ sâu rộng hơn chứ không chỉ nội dung trong giáo trình. Trong việc tổ chức dạy học theo nhóm thì Website hỗ trợ khơng chỉ cho từng cá nhân trong nghiên cứu kiến thức mới mà cịn cho cả nhóm trong quá trình hình thành kiến thức mới.
b. Ơn tập, kiểm tra, đánh giá và tự đánh giá
Định hướng, kiểm tra kiến thức là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập. Với sự giúp đỡ của máy tính và các site thích hợp, HS sẽ có nhiều cơ hội để rà xét lại những lỗ hổng cũng như phát huy được những điểm mạnh trong kiến thức của mình. Bên cạnh đó, GV cũng thu được nhanh và đủ thông tin phản hồi từ HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và cập nhật thông tin trên Website .
Với Site ôn tập và phân cơng nhiệm vụ cho các nhóm có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập một cách chính xác. Các câu hỏi trên Webstie giúp cho từng HS và cả nhóm có thể bao quát một phạm vi rất rộng của nội dung chương trình và có thể phân biệt được rõ ràng các trình độ học tập của bản thân
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được soạn thảo công phu, theo các thời điểm khác nhau của QTDH trên Website như: Bắt đầu học một chương, trong quá trình học một chương, kết thúc một chương, được coi như một công cụ, phương tiện để định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, đánh giá mục tiêu và PPDH. Trong các chương trình luyện tập hoặc ơn tập, HS sẽ được thao tác nhiều lần ở các mức độ khó dễ khác nhau với cùng một nội dung kiến thức. HS có thể dựa vào máy tính để đánh giá kết quả học tập của mình trong một phần hay tồn bộ
chương trình học tập (ở mức độ này, máy tính sẽ đóng vai trị của người kiểm tra và đánh giá). Ngồi ra, nếu thao tác nhiều lần trên cùng một nội dung kiến thức, HS có thể củng cố được kiến thức đó và rèn luyện thêm về các thao tác tư duy cũng như vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán trong phạm vi nội dung học tập.
c. Mô phỏng, minh hoạ các hiện tượng Vật Lý một cách trực quan
Trong dạy học Vật lý, việc mô phỏng các hiện tượng diễn ra trong điều kiện khơng thể tiến hành được thí nghiệm thực: hoặc là thí nghiệm nguy hiểm, hoặc không thể thực hiện trong điều kiện thường (không trọng lượng, không ma sát...), hoặc dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho thí nghiệm quá đắt, hoặc thí nghiệm diễn ra quá lâu. Mặc dù việc mô phỏng không thể thay thế hồn tồn việc quan sát và tiến hành thí nghiệm thực, nhưng trong một chừng mực nào đó thì mơ phỏng tỏ ra ưu thế hơn. Do đó, việc sử dụng các Video clip quay các thí nghiệm biểu diễn hoặc lập trình mơ phỏng các thiết bị thí nghiệm (thí nghiệm ảo), trong đó sự kết hợp cả hình ảnh và âm thanh để mô phỏng các hiện tượng Vật Lý sẽ tạo nên sự trình diễn sinh động, hấp dẫn, tăng tính trực quan hố trong dạy học. Trong dạy học theo nhóm, có thể cho từng nhóm quan sát, thảo luận và làm việc với thí nghiệm ảo để đạt được nhiệm vụ của bài học một cách tôt nhất.
Sử dụng các ứng dụng mơ phỏng, HS có thể thao tác trên MVT với mơi trường Website như đang thí nghiệm thật cũng góp phần rèn luyện phương pháp thực nghiệm cho HS trong điều kiện khơng thể tiến hành thí nghiệm thật được. Thơng qua đó góp phần hình thành kỹ năng làm thí nghiệm, rèn luyện tính trung thực, rèn luyện thói quen tiếp thu tri thức một cách tự lực, tích cực và có cơ sở khoa học.