Đặc điểm tâm lý HS DBĐH dân tộc trong học tập

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tổ CHỨC học tập THEO NHÓM CHO học SINH dự bị đại học dân tộc với sự TRỢ GIÚP của WEBSITE dạy học (Trang 35 - 37)

Học sinh DBĐH Dân tộc sống ở nhiều vùng khác nhau, điều kiện học tập khó khăn, chất lượng các mơn học không đồng đều, kiến thức cơ bản chưa vững, thiếu hệ thống, thậm chí HS khơng được học một số mơn như Ngoại ngữ, Tin học. Vì vậy HS DBĐH Dân tộc có các đặc điểm như sau:

- Về tư duy: HS chủ yếu lĩnh hội các khái niệm bằng kinh nghiệm, tiếp thu tri thức chậm, không hứng thú trong quá trình học tập, hay chán học, trốn học. Tư duy trừu tượng của HS phát triển chậm so với trình độ chung, việc sử dụng các thao tác tư duy còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tư duy khái quát hoá, trừu tượng hoá, dẫn đến việc lĩnh hội tri thức mới gặp nhiều khó khăn.

- Về ngơn ngữ: Vốn từ vựng cịn nghèo, ngồi giờ lên lớp, HS thường giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc, ít nói tiếng phổ thơng, vốn tiếng Việt hạn chế, kỹ năng đọc yếu, phát âm các thuật ngữ khoa học bằng tiếng Latinh khó khăn, khả năng viết kém, sai chính tả, sai ngữ pháp nhiều.

- Về tình cảm: Chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, các em thường ít có thái độ quanh co, sống nội tâm, tình yêu quê hương, bản làng sâu nặng.

- Về tính cách: HS hồn nhiên, giản dị, chất phát, trung thực, đây là những nét tiêu biểu trong tính cách của HS người DTTS. Các em thường nghĩ sao nói vậy, ít khi xúc phạm người khác và cũng khơng muốn bị xúc phạm, HS thường rụt rè, ít nói, ngại phát biểu, sợ nói sai, tự ti cho rằng mình yếu kém, ngại đấu tranh với những biểu hiện sai trái. Tính tự trọng cao, hay tự ái, nếu bị xúc phạm dễ có phản ứng mạnh dẫn tới hậu quả khó lường, HS thích lối sống tự do, phóng khống, khơng thích sự quản lý gị bó, ngại lao động trí óc, thích lao động chân tay và các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, tính cộng đồng cao, gắn bó với bạn cùng bn làng, cùng dân tộc, thường xun quan tâm giúp đỡ nhau.

HS lứa tuổi này là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển trí tuệ. Ở lứa tuổi này, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các q trình nhận thức, tri giác có mục đích đã đạt được ở mức rất cao, quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và tồn diện hơn; ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trị của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng rõ rệt. Khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo được phát triển. Tư duy của các em chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán hơn; tính phê phán của tư duy cũng được phát triển. Trong học tập các em chú ý hơn tới tính rõ ràng, tính cơ sở, tính có thể chứng minh được của các luận điểm. Sự thay đổi về chất này tạo điều kiện để HS có các thao tác tư duy phức tạp, phân tích được nội dung cơ bản của những khái niệm trừu tượng, hiểu được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội.

Đặc điểm nổi bật trong tư duy của HS DTTS là thói quen lao động tri óc chưa bền, ngại suy nghĩ. Trong học tập, HS có thói quen suy nghĩ một chiều, dễ thừa nhận điều người khác nói. Khi nêu kết luận hay hiện tượng, HS ít đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa hoặc những diễn biến và ý nghĩa của sự việc, hiện

tượng đó. Khả năng tư duy trực quan - hình ảnh của các em tốt hơn khả năng tư duy trừu tượng - logíc.

Vì vậy HS DBĐH Dân tộc cần có mơi trường dạy học thuận lợi để phát huy tính tích cực nhận thức. Tổ chức học tập theo nhóm là một trong những cách thức dạy học thuận lợi trong mơi trường đó.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tổ CHỨC học tập THEO NHÓM CHO học SINH dự bị đại học dân tộc với sự TRỢ GIÚP của WEBSITE dạy học (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w