PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
f. Lương và chế độ phúc lợi
1.5. Một số tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
Tiêu chuẩnBSCI (Business Social Compliance Initiative) là: Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủtrách nhiệm xã hội trong kinh doanh, ra đời năm 2003 do Hiệp hội Ngoại thương (FTA) đề xướng. Với mục đích thiết lập diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Bộ quy tắc ứng xử BSCI2.0 (ban hành năm 2016):phản ánh các tiêu chuẩn lao động quốc tế quan trọng nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động như: Tổ chức Lao độngquốc tế (ILO) và các tuyên bố quan trọng khác của Liên Hiệp Quốc, hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia và Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc.
Nền tảng cốt lõi của BSCIlà bộ quy tắc ứng xử với 10 yêu cầu lao động mà công ty tham gia BSCI cam kết từng bước thực hiện trong chuỗi cung ứng của họ.
11 quy tắc của bộ quy tắc ứng xử BSCIđối với các công ty tham gia:
Tuân thủ pháp luật.Tự do lập Hội và Quyền Thương lượng Tập thể. Cấm Phân biệt đối xử. Lương bổng. Thời Giờ làm việc. An toàn & Sức khỏe tại nơi làm việc. Cấm sử dụng Lao động Trẻ em.Cấm Cưỡng bức Lao động và các Biện pháp Kỷ luật. Các vấn đề về an tồn và mơi trường. Hệ thống Quản lý. Hành vi kinh doanh có đạo đức.
- Bộ tiêu chuẩn WRAP
WRAP được viết tắt của cụm từ Worldwide Responsible Accedited Production có nghĩa là sản xuất được cơng nhận trách nhiệm tồn cầu. Đây là bộ tiêu chuẩn độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm tồn diện.
Bộ tiêu chuẩn WRAP có thể được áp dụng cho mọi tổ chức và doanh nghiệp không phân biệt vào loại hình, quy mơ và sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Bất cứ tổ chức nào cũng có thể áp dụng tiêu chuẩnWRAP cho lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Kể từ khiWRAPđược biết đến như một chương trình thực hành thông dụng trong chuỗi cung ứng sản phẩm, khoảng hai thập kỷ trước, mơ hình chứng nhận tuân thủ trách nhiệm xã hội này vẫn đang được điều chỉnh phù hợp, cùng với các phương pháp tiếp cận được xây dựng dựa trên các công ước ILO, luật pháp địa phương để xác
định các yêu cầu cụ thể trong việc thiết lập sự tuân thủ. Đặc biệt là ở một số các khu vực, mơ hình nàyđã có tácđộng mạnh đáng kể.
Các nhà máy trên khắp thế giới nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của thực hành trách nhiệm xã hội và an tồn lao động cho cơng nhân trong sản xuất. Thực hiện tốt hơn về các vấn đề như lao động trẻ em, dù vẫn còn rất nhiều việc cần chấn chỉnh nhưng về tổng thể, các nhà máy hiện nay là nơi làm việc an toàn hơn cho người lao động.
Phần lớn những thành công này là một trong những đóng góp khơng nhỏ của mơ hìnhđánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội đã tồn tại trong hai thập kỷ qua.
12 nguyên tắc chủ yếu của WRAP
WRAP chứng nhận rằng các sản phẩm được sản xuất phù hợp với 12 nguyên tắc chủ yếu sau:
1. Luật pháp và quy tắc nơi làm việc 2.Lao động cưỡng bức
3.Lao động trẻ em
4.Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi 5. Bồi thường và phúc lợi
6. Giờ làm việc 7. Phân biệt đối xử
8. Sức khoẻ và an tồn mơi trường làm việc 9. Tự do hiệp hội và thoả thuận tập thể
10.Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường 11. Thực hiện đúng thủ tục thuế quan
12. An ninh
SA 8000 là một hệ thống các tiêu chuẩntrách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng, do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát. Hướng dẫn cụ thể để thực hiện hay kiểm tra các tiêu chuẩn xã hội theo SA 8000 có sẵn tại trang chủ của tổ chức này (SA 8000). SAI cũng đưa ra chương trình tập huấn SA 8000 và các tiêu chuẩn làm việc cho các nhà quản lý, công nhân và các nhà kiểm tra tiêu chuẩn xã hội. Tổ chức này cũng hoạt động trong vai trị của nhà mơi giới trung gian để cấp phép và giám sát các tổ chức kiểm tra chính sách xã hội nhằm cấp chứng chỉ cho những người (doanh nghiệp) sử dụng lao động đạt tiêu chuẩn SA 8000 cũng như hướng dẫn để các doanh nghiệp đó phát triển phù hợp với các tiêu chuẩn tương tác đã đưa ra.
SA 8000 dựa trên Tuyên ngôn thế giới về quyền con người,Công ước quốc tế về quyền trẻ em củaLiên hợp quốcvà một loạt các công ước khác củaTổ chức lao động quốc tế(ILO). SA 8000 bao gồm các lĩnh vực sau:
Laođộng trẻ em Lao động cưỡng bức
An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: Quyền tham gia các hiệp hội
Phân biệt đối xử Thời gian làm việc
Lươngvà các phúc lợi xã hộikhác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v) Quản lý doanh nghiệp
- Bộ tiêu chuẩnISO 26000
ISO là viết tắt của cụm từ tiếng anh “International Organization for Standardization” có nghĩa là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tổ chức nay là một cơ quan tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia khác nhau.
ISO 26000 là tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Nó giúp làm rõ trách nhiệm xã hội là gì, giúp các doanh nghiệp và tổ chức dịch các nguyên tắc thành hành động hiệu quả và chia sẻ các phương pháp này hay nhất liên quan đến trách nhiệm xã hội, tồn cầu. Nó nhắm vào tất cả các tổ chức bất kể hoạt động, kích thước hoặc vị trí của họ.
ISO 26000 sẽgiúp các loại hình tổchức - khơng phân biệt qui mơ, hoạt động hay vị trí - thực hiện trách nhiệm xã hội bằng việc đưa ra hướng dẫn về:
+ Khái niệm, điều kiện và điều khoản liên quan đến trách nhiệm xã hội. + Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội.
+ Các nguyên tắc và thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội. + Các đối tượng và vấn đềcốt lõi liên quanđến trách nhiệm xã hội.
+ Tích hợp, thực hiện và thúc đẩy cách hành xửtrách nhiệm xã hội thông qua tổ chức và các chính sách cũng như hoạt động của tổchức trong phạm viảnh hưởng của nó
+ Xác định và lơi cuốn sựtham gia của các bên liên quan;
+ Thông tin những cam kết, việc thực hiện và thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội.