Doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị nhân lực đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần dệt may phú hòa an (Trang 48 - 52)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

f. Lương và chế độ phúc lợi

1.7. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam

1.7.1.Đặc điểm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

- Đặc điểm vềSố lượng và quy mô doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Bảng 2.1: Sốdoanh nghiệp đang hoạt động có kết quảsản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế

Năm 2010 2015 2016 2017 2018

Tổng sốdoanh nghiệp cả nước 279360 442485 505059 560413 6210637

Dệt - Manufacture of textiles 1862 2789 3150 3518 4404

Sản xuất trang phục -

Manufacture of wearing apparel 3992 5981 6413 6961 7627

(Nguồn niên giám thống kê 2019)

Thông qua bảng số liệu ta thấy số lượng các doanh nghiệp dệt may tăng lên hàng năm từ năm 2015 số lượng doanh nghiệp dệt may đang hoạt động đã là 8770

30 doanh nghiệp với quy mô lớn hơn 5000 người. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô dưới 50 chiếm hơn 78,6%, quy mô từ 50 đến dưới 300 người chiếm 15,1%, quy mô từ 300 đến 1000 người chiếm 4,6%, quy mô từ 1000 người trở lên chiếm 1,7%. Đến năm 2018 thì số lượng doanh nghiệp dệt may đã tăng lên 12031 doanh nghiệp, tăng hơn 3261 doanh nghiệp so với năm 2015, trong đó có khoản 402 doanh nghiệp có quy mơ từ 300-499 người chiếm khoản 3.34%, quy mô từ 50-199 có khoản 1492 doanh nghiệp chiếm khoản 12,40%, quy mô từ 200-299 là 347 doanh nghiệp chiếm 2,88%, từ 500- 4999 người chiếm khoản 6,26%, từ 5000 trở lên có 49 doanh nghiệp chiếm khoản 0,4%, chiếm tỉ lệcao nhất vẫn là các doanh nghiệp có quy mơ dưới 50 người chiếm 74,70%. -Đặc điểm về vốn đầu tư- công nghệ kỹ thuật.

Vốn đầu tư vào ngànhsản xuất hàng Dệt- May thấp hơn so với vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp khác. Nhà xưởng sản xuất không yêu cầu kỹ thuật cao. Máy móc thiết bị khơng địi hỏi chi phí lớn. Đặc biệt với ngành may,đầu tư tương đối thấp, chỉ khoảng 0,6-0,65 triệu USD trên 1 triệu sản phẩm. Như vậy để thành lập một số cơ sở may mặc cỡ vừa hoặc nhỏ với năng lực trên dưới 1 triệu sản phẩm một năm thì chỉ cần đầu tư một lượng vốn khoảng trên dưới 600.000$.[15](VOER)

Hơn nữa, vốn đầu tư sản xuất hàng may mặc có thể quay vịng nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn, có thể đạt 4-5 vịng/năm. Nếu chỉ thuần t gia cơng thì vốn đầu tư cịn thấp hơn nữa và vốn quay vòng cũng khá nhanh.

Như vậy, ngành Dệt nay, đặc biệt là ngành may mặc là ngành sản xuất địi hỏi vốn đầu tư khơng cao trong khi lại sử dụng nhiều lao động. Do đó phát triển ngành Dệt - May xuất khẩu là một hướng đi rất phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay là đang có lợi thế về lao động trong khi chúng ta thiếu vốn đầu tư. Việc phát triển ngành may mặc xuất khẩu sẽ cho phép khai thác được lợi thế so sánh về lao động, khắc phục được bất lợi của nước ta về vốn đầu tư. Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn, phát triển ngành Dệt - May là một tất yếu của nước ta trong giai đoạn hiện nay.[15](VOER)

Đặc điểm lao động dệt may: -Lao động nữ chiếm tỉ lệ cao

Theo sốliệu của VITAS, mỗi 1 tỷUSD giá trị hàng may xuất khẩu có thểtạo ra việc làm cho 150 - 200 nghìn lao động trong các doanh nghiệp may và 50-100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ. Do tính chất của cơng việc địi hỏi có sự chăm chỉ, khéo tay, chính xác, tỉ mỉ và kiên nhẫn nên tại các doanh nghiệp may là lao động nữchiếm tỷlệcao.

Tổng số lao động của các doanh nghiệp may có sự gia tăng qua các năm từ năm 2012 là 1155976 người lao động đến năm 2017 là 1537135 người lao động tương ứng tăng 32,97%. Trong đó người lao động nam tăng 45931 người tăng 17,88%; người lao động nữ tăng 335228 người tương ứng 37,28%. Song do thiên chức của nữ là người lao động lập gia đình và sinh con nhỏ nên họ sẽ nghỉ việc từ 1-2 năm để chăm con xong mới trở lại làm việc. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác bốtrí, sửdụng lao động của doanh nghiệp may.

-Lao động có trìnhđộ, tay nghềthấp

Hiện chỉ có khoảng 15% người lao động trong các doanh nghiệp may có trình độ từ trung cấp trở lên và tình trạng “thiếu hụt” lao động mà đặc biệt lao động đã qua đào tạo luôn diễn ra nhưng khả năng đáp ứng của cơ sở đào tạo không theo kịp với nhu cầu lao sửdụng lao động của các doanh nghiệp.

Tại các doanh nghiệp may chủ yếu là lao động phổ thơng, trìnhđộ thấp cho nên năng suất của lao động của các doanh nghiệp may so với các quốc gia trong khu vực còn thấp. Thực tế ở các doanh nghiệp may Việt Nam, năng suất bình qn (tính trên giá gia cơng) đạt 1,5 USD/ giờ. Trong đótheo ILO (2015) thì năng suất bình quân chung tại Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực, bằng 30% của Malaisia, 40% của Thái Lan.

-Lao động khôngổn định - dịch chuyển cao

Với quy mơ ngày càng gia tăng các doanh nghiệp may có nhu cầu tuyển dụng. Doanh nghiệp may mới thành lập nhu cầu tuyển từ500 - 2000 người lao động, doanh nghiệp mở rộng quy mô tuyển từ 20 - 50% số lượng người lao động. Tuy nhiên, bài toán “đau đầu” của các doanh nghiệp may là tình trạng người lao động bỏ việc, tựdo chuyển chỗ làm khá phổ biến. Do người lao động ý thức kém cứ thấy doanh nghiệp

-Lao động tuổi càng cao càng dễmất việc

Tại các doanh nghiệp may sau nhiều năm làm việc khi người lao động ngoài 35 tuổi sức khỏe bắt đầu suy giảm khơng cịn “nhanh nhạy” như trước nữa. Họkhó có thể tiếp thu những cơng nghệ, kỹthuật may mới và người lao động càng làm việc lâu năm thì doanh nghiệp càng phải trả lương cao hơn. Vì thế việc sa thải những lao động này để tuyển những lao động trẻ hơn, trả lương thấp hơn mà sức khỏe của họ lại tốt hơn nhiều là biện pháp mà nhiều doanh nghiệp may lựa chọn đểdịch chuyển sản xuất, thay mớilao động.

Theo Viện trưởng Viện công nhân cơng đồn (2017): “một trong những vấnđề nóng hiện nay là tình trạng thất nghiệp của người lao động nữ ởcác khu công nghiệp. Một con sốbất an là 80% số người mất việc làngười lao động nữlàm trong các doanh nghiệp may, ở độ trên 35 tuổi”. Thậm chí có những trường hợp người lao động nữgắn bó với cơng việchơn 10 năm nhưng doanh nghiệp cho nghỉ việc với lý do cơ cấu lại sản xuất. Vấn đề đặt ra người sử dụng lao động phải thực hiện TNXH đối với những người lao động này bằng cách tạo ra những việc làm mới phù hợp với họhay có những chính sách hỗtrợ đối tượng lao động này thích hợp đểgiúp họan sinh trong cuộc sống.

1.7.2. Vai trò của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Hiện nayở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó khơng chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và phong phú, đa dạng của con người mà còn là ngành giúp nước ta giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện đểphát triển nền kinh tế. [16] (VOER)

Doanh nghiệp dệt may có rất nhiều vai trị như: - Cung cấp hàng hoá tiêu dùng

- Cung cấp các sản phẩm xuất khẩu, mởrộng thương mại quốc tế - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ởViệt Nam

- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho mọi người dân

Nói tóm lại doanh nghiệp dệt may giữ một vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam nó giúp chúng ta phát triển kinh tế, nhanh chóng hội nhập sâu rộng với thếgiới.

[16] (VOER)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị nhân lực đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần dệt may phú hòa an (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)