1.2.1 .Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
2.2. Những bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cho
2.2.4. Phương thức cho vay
Theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNVN thì có rất nhiều phương thức cho vay như: cho vay từng lần; cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay theo dự án đầu tư; cho vay hợp vốn; cho vay trả góp; cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng; cho vay thơng qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; cho vay theo hạn mức thấu chi và các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm phù hợp với Quy chế cho vay và điều kiện hoạt động kinh doanh của TCTD và đặc điểm của khách hàng vay.
Từ những quy định trên NHCSXHVN đã linh hoạt lựa chọn cho mình một phương thức cho vay phù hợp với tính đặc thù của mình, ngân hàng áp dụng phương thức cho vay ủy thác từng phần qua tổ chức chính trị-xã hội. Tuy nhiên, một số nội dung được Chính phủ quy định liên quan đến phương thức cho vay của NHCSXHVN nảy sinh rất nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn thực hiện, cụ thể:
Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg thì bên nhận ủy thác là tổ chức chính trị-xã hội cần có điều kiện như “có đội ngũ cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay”. Quy định là như thế nhưng thực tế cho thấy các cán bộ làm cơng tác đồn thể kiến thức về nghiệp vụ cho vay rất thấp. Chẳng qua là “làm lâu quen việc” chỉ được tổ chức tập huấn chuyên môn mấy ngày một số kỹ năng cơ bản, chứ chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng. Cho nên, việc thực hiện các cơng đoạn nhận ủy thác của các tổ chức chính trị-xã hội chưa thực hiện tốt, nhất là công tác kiểm tra sử dụng vốn vay, công tác xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi34,…. Một hạn chế nữa là, phí hoa hồng được trích thấp, tỷ lệ hoa hồng được hưởng hiện nay là 0,05%/tháng (0,6%/năm) tính trên dư nợ bình qn35. Chính điều này làm cho bên nhận ủy thác không “mặn mà” với công tác nhận ủy thác này.
34
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh (2010), Báo cáo sơ kết thực hiện kế hoạch liên tịch với
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
35
Xem văn bản số 2934/NHCS-TDNN ngày 02/12/2011 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc sửa đổi, bổ sung nghiệp vụ phát hành Biên lai thu lãi, huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ TK&VV và thanh toán hoa hồng cho Tổ TK&VV.
Tại Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP cũng quy định phương thức cho vay của NHCSXHVN được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị-xã hội theo hợp đồng ủy thác và việc cho vay căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tuy nhiên, vẫn còn bị hạn chế về số lượng vốn và phải đủ số thành viên để thành lập tổ mới được vay, tối thiểu 05 thành viên36. Khi người này cần vốn thì khơng đủ người để thành lập tổ, khi đã đủ người thành lập rồi thì ngân hàng khơng có đủ vốn. Chính vì vậy, đã tạo nên sự “khập khiễng” trong phương thức cho vay và nguồn vốn không đáp ứng được kịp thời cho người dân nghèo đúng thời điểm. Hoặc qui định trả nợ xong lần trước mới cho vay lần sau là quá cứng, bởi vì lượng vốn được vay ban đầu là quá nhỏ chưa đáp ứng đủ nhu cầu, người nghèo đang sử dụng vào q trình sản xuất, nên khơng trả được nợ. Nếu phải trả nợ để vay thêm nhiều hơn theo yêu cầu thì buộc họ phải đi vay ngồi với lãi suất cao hoặc bán sản phẩm với giá thấp. Điều này làm cho người nghèo bị thiệt hơn.
Theo chúng tôi phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị-xã hội như quy định của Nghị định số 78/2002/NĐ-CP và Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg hiện nay chỉ mới mang tính định hướng.
Mơ hình cho vay vốn đối với người nghèo hiện nay là mơ hình cho vay có sự tham gia của bên thứ ba, thông qua phương thức ủy thác. Với cơ chế này vẫn cịn mang nặng tính chất phong trào nhiều hơn, yêu cầu về nghiệp vụ ngân hàng, quyền hạn trách nhiệm, nghĩa vụ của bên nhận ủy thác chưa có những quy định cụ thể. Các tổ chức này tham gia với tư cách hỗ trợ cho người nghèo xây dựng phương án kinh doanh, là cầu nối giữa người vay và ngân hàng chứ không tham gia trực tiếp vào quy trình cho vay. Như vậy, xác định địa vị pháp lý của Tổ tiết kiệm và vay vốn như thế nào?, là tổ chức mạng lưới của NHCSXHVN, hay của tổ chức chính trị-xã hội, là hoạt động xã hội hay hoạt động kinh tế, thì các văn bản luật chưa làm rõ. Đây là vấn đề cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Với cơ chế này vẫn cịn mang nặng tính chất phong trào nhiều hơn, chưa có tính chất kinh tế và quyền hạn trách nhiệm, nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác chưa được quy định cụ thể, chưa thực hiện đúng ý nghĩa của một hợp đồng ủy thác.
36
Xem Điều 4 Quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của HĐQT NHCSXH về việc Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV.