Việc tuân thủ mục đích sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 62 - 63)

1.2.1 .Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

2.2. Những bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cho

2.2.7. Việc tuân thủ mục đích sử dụng vốn vay

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tín dụng, cụ thể “Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay”. Đây là một trong những nguyên tắc bắt buộc người vay phải tuân thủ khi vay vốn của NHCSXHVN. Nhưng trên thực tế vẫn có tình trạng người vay coi nguồn vốn của NHCSXHVN là vốn “cho” hơn là vốn vay phải trả. Từ đó dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không tiết kiệm, đến hạn trả nợ ngân hàng thì đi vay ngồi để trả, sau đó lại vay ngân hàng để trả nợ ngồi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ q hạn, điển hình như Hội Nơng dân huyện Trà Cú thực hiện công tác ủy thác đến ngày 02/8/2012 tổng dư nợ do Hội quản lý là 124,2 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 5,6 tỷ đồng40. Ngồi ra, khơng hiếm trường hợp người nghèo vay vốn không để đầu tư cho sản xuất, mà phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, thậm chí vay rồi nhưng khơng phải để chi cho sản xuất mà để phục vụ tiêu xài hằng ngày41. Hiện nay chưa có một quy định nào ràng buộc người vay phải sử dụng vốn đúng mục đích xin vay như đã thỏa thuận ban đầu.

Bên cạnh đó, do việc bình xét cho các đối tượng được vay vốn không được làm một cách chặt chẽ, dẫn đến việc người nghèo chưa có nhu cầu vay vốn, chưa hình dung được sản xuất cái gì, nhưng vẫn được “vận động” vay vốn42. Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến trách nhiệm trong việc xác

40

Nguồn Hội Nông dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh (2012), Báo cáo kết quả nâng cao chất lượng tín dụng

ủy thác.

41

Nguồn Hội Nông dân huyện Trà Cú. Tỉnh Trà Vinh (2012), Báo cáo kết quả nâng cao chất lượng tín dụng

ủy thác.

42

nhận đối tượng vay vốn, chưa hiểu rõ vai trị của nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội. Những tồn tại, hạn chế kể trên vơ tình khiến đồng vốn vay trở thành “con dao hai lưỡi”, khiến người nghèo càng nghèo thêm.

Hạn chế trên nguyên nhân là do trách nhiệm của chủ thể trung gian-xúc tiến, hỗ trợ trong thực hiện hoạt động cho vay của ngân hàng. Chủ thể này chưa thể hiện đúng vai trị của mình trong việc truyền dẫn vốn đến người nghèo, giúp ngân hàng xác định đúng đối tượng vay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)