Định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 68 - 70)

1.2.1 .Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

3.1. Định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín

3.1. Định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín dụng phục vụ người nghèo tín dụng phục vụ người nghèo

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo hoàn thiện pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo người nghèo

Để đạt mục tiêu XĐGN Quốc hội đã đưa ra định hướng hồn thiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, mở rộng quy mô và chất lượng tín dụng theo hướng “…Tiếp tục cải tiến thủ tục để các đối tượng vay tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Tăng thêm nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để tăng mức cho vay…”48.

Ngoài ra, Quyết định số 852/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xác định “Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững, vì vậy cần triển khai thực hiện tích cực và hiệu quả chính sách này”49.

Để thực hiện các mục tiêu trên Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp, một trong những giải pháp mà Chính phủ quan tâm hàng đầu là “Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của NHCSXH trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về tín dụng đối với người nghèo”50.

Như vậy, việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật mới để điều chỉnh tín dụng chính sách là phù hợp với định hướng của Chính phủ và cũng phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Khi chiến lược phát triển NHCSXHVN giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở đó Chính phủ nên ban hành một Nghị định mới thay thế Nghị định số 78/2002/NĐ-CP. Nghị định mới phải thể hiện

48

Nghị quyết số 26/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

49

Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020.

50

được tính đặc thù của tín dụng chính sách, quy định rõ về tổ chức và hoạt động của NHCSXHVN theo quy định của Luật Các TCTD 2010. Đồng thời sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách điều chỉnh tín dụng ưu đãi đối với người nghèo.

3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện hoạt động cho vay

Hiện nay, các văn bản điều chỉnh hoạt động tín dụng cho người nghèo đã được ban hành và áp dụng trong thời gian khá dài (từ năm 2002). Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng cho người nghèo tuy đã thể hiện nhiều ưu điểm, nhưng trong thực tiễn thực hiện lại vướng phải những bất cập. Những bất cập bắt nguồn từ bản thân các văn bản quy định và văn bản hướng dẫn, cũng như bất cập từ trong quá trình thực hiện chúng. Trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ yêu cầu đổi mới của hệ thống pháp luật và sự chỉ đạo, điều hành của NHNNVN trong hoạt động tín dụng, yêu cầu đặt ra là phải sửa đổi, bổ sung những điểm bất cập trong các quy định điều chỉnh hoạt động tín dụng người nghèo là điều rất cần thiết.

Trên tinh thần đó, việc hồn thiện hoạt động tín dụng phục vụ người nghèo phải đảm bảo thể chế hóa đúng chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu hợp pháp, hợp với thực tiễn. Cụ thể việc hoàn thiện phải tuân theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong đơn xin vay và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai trái trong quá trình sử dụng vốn.

Đây không phải là một nguyên tắc mới, nhưng với đặc thù của NHCSXHVN thì nguyên tắc này luôn được đặt ra nhằm bảo đảm cho việc thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra của tín dụng cho người nghèo và cũng nhằm bảo tồn nguồn vốn của ngân hàng. Khoản tiền mà Chính phủ giao cho NHCSXHVN cho vay phải có mục đích cụ thể, gắn liền với phương án sản xuất của người vay đã đề ra, gắn liền với mục tiêu giảm nghèo bền vững của đất nước. Người vay không được sử dụng vốn vay cho mục đích khác, buộc người vay phải tuân thủ kỷ luật tín dụng. Để thực hiện tốt nguyên tắc này thì NHCSXHVN phải triệt để tuân thủ quy chế kiểm tra việc sử dụng vốn vay, để bảo toàn nguồn vốn của nhà nước.

Thứ hai, việc giải ngân phải gắn liền với tiến độ thực hiện các phương án, dự án kinh doanh, sản xuất của người nghèo.

Nguyên tắc này bắt buộc người vay trước khi vay phải có phương án sản suất, kinh doanh và phương án sản xuất này phải được NHCSXHVN xem xét và chấp nhận. Vốn vay được giải ngân đúng tiến độ thực hiện của phương án sản xuất và cách thức giải ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và dự án sản xuất của người nghèo, để đảm bảo vốn vay không bị sử dụng sai mục đích và cũng nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn vay.

Thứ ba, hoàn trả đủ nợ gốc và lãi.

Nguồn vốn của NHCSXHVN chủ yếu là nguồn vốn do Nhà nước cấp và được bổ sung từng thời kỳ. Để nguồn vốn tín dụng này được bảo tồn, phát triển, yêu cầu người vay phải hoàn trả đủ nợ gốc và lãi. Số vốn phát ra phải thu hồi đúng thời hạn theo thỏa thuận, đảm bảo nguồn vốn của NHCSXHVN ln được duy trì và phát triển. Ngồi ra, NHCSXHVN nên tạo điều kiện cho người nghèo trả nợ bằng cách thức phù hợp với khả năng thu hồi vốn của họ, tránh trường hợp cứng nhắc trong quy trình thu nợ như hiện nay, gây khó khăn cho người nghèo.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)