Nội dung quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 35 - 45)

1.2.1 .Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

1.3. Quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo

1.3.4. Nội dung quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo

15

Cùng với chủ thể, khách thể và nội dụng quan hệ pháp luật sẽ cấu thành nên một quan hệ pháp luật. Nội dung của bất kỳ quan hệ pháp luật nào cũng bao gồm các quyền và nghĩa vụ chủ thể.

Quyền chủ thể là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành16. Hiểu cách khác, quyền chủ thể là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện trong quan hệ pháp luật.

Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác17. Tức là cách xử sự được qui phạm pháp luật xác định trước, một bên bắt buộc phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể có liên quan.

Như vậy, quyền và nghĩa vụ pháp lý là nội dung của quan hệ pháp luật. Chúng là hai mặt của một quan hệ thống nhất, phản ánh mối liên hệ của những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

Nội dung của quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo cũng giống như những quan hệ pháp luật tín dụng ngân hàng khác, cũng được sự điều chỉnh của pháp luật về tín dụng-ngân hàng và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Nếu nội dung quan hệ pháp luật tín dụng ngân hàng được quy định tại Điều 24, 25 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, thì nội dung quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo được cụ thể hóa dựa trên tinh thần Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP và các quyền, nghĩa vụ khác do NHCSXHVN quy định. Theo quy định đó các bên chủ thể quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1.3.4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên vay Quyền của bên vay

- Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thoả thuận trong Sổ vay vốn.

16

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd số 4, tr. 453.

17

Khi bên vay và bên cho vay đã thỏa thuận những điều khoản trong Sổ vay vốn và cùng ký vào Sổ vay vốn thì quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập.

Một trong những quyền đầu tiên mà bên vay được pháp luật thừa nhận là quyền chủ động trong quan hệ vay mượn của mình. Trong quan hệ tín dụng này người nghèo tham gia với tư cách là bên đi vay, họ có đầy đủ tư cách pháp lý theo quy định của pháp luật. Họ có quyền vay và từ chối vay, bởi đây không phải là cơ chế xin-cho, hay việc làm từ thiện, mà là một quan hệ vay mượn có lãi suất. Người nghèo cũng có các quyền bình đẳng như các khách hàng khác. Người nghèo có quyền đề nghị vay vốn và cũng có quyền từ chối các yêu cầu của ngân hàng, như từ chối việc ngân hàng buộc phải trả nợ và lãi vốn vay, trong khi chưa tới kỳ thu hoạch. Trong thực tế, các yêu cầu của ngân hàng mà khách hàng có thể từ chối rất ít, vì ngân hàng với lợi thế là bên cho vay, có một bộ phận cán bộ tín dụng nắm vững thơng tin của từng khách hàng cụ thể. Nên có rất ít trường hợp ngân hàng đưa ra yêu cầu không đúng với thỏa thuận ban đầu.

- Trả nợ trước hạn.

Trong thực tiễn ở một số NHTM, nếu bên vay trả nợ trước hạn, thì phải chịu một mức phí nhất định-phí trả nợ trước hạn. Gọi là phí trả nợ trước hạn nhưng thực chất là một loại lãi suất phạt. Theo quy định bên vay phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu khơng có thỏa thuận khác18. Vì ngân hàng với chức năng của nó là đi vay và cho vay. Khi đi vay ngân hàng cũng có những cam kết với người gửi tiền là phải trả đúng lãi suất và đúng thời hạn đã cam kết. Không thể trả lãi suất tiền gửi trước hạn cho người gửi tiền. Vì thế, ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng vốn chặt chẽ, ràng buộc bên vay phải chịu một mức phạt nhất định khi trả nợ trước hạn. Đồng thời, hai bên cũng thỏa thuận thời hạn trả gốc và lãi sẽ được quy định rõ trong Giấy nhận nợ của từng món vay hoặc được ghi trong Sổ vay vốn.

Theo quy định của BLDS 2005 thì trả nợ trước hạn là quyền của bên vay, đồng thời cũng là nghĩa vụ của bên cho vay19. Tuy nhiên, vì đây là quan

18

Xem Điều 478 BLDS 2005.

19

hệ tín dụng phục vụ đối tượng chính sách nên ngân hàng khơng buộc bên vay phải nộp phí trả nợ trước hạn như các hình thức tín dụng khác. Ngược lại, việc trả nợ trước hạn là quyền của bên vay, khi thấy mình khơng cịn nhu cầu sử dụng vốn vay nữa. Quyền này được ghi rõ trong Sổ vay vốn. Ngoài ra, ngân hàng cũng khơng có sự thỏa thuận ràng buộc bên vay phải trả phí cho việc trả nợ trước hạn của mình. Quy định trên được xây dựng trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo khi tiếp cận các dịch vụ tín dụng tại NHCSXHVN. Cho nên, ngân hàng không thỏa thuận với bên vay về điều khoản phải trả phí khi trả nợ trước hạn, mà chỉ quy định trả nợ trước hạn là quyền của bên vay.

- Khiếu nại, khởi kiện nếu bên cho vay vi phạm nội dung trong Sổ vay vốn theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 124 BLDS 2005 quy định “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Theo như quy định trên thì Sổ vay vốn chính là văn bản pháp lý của một giao dịch dân sự, được xem như một hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa hai bên. Khi quan hệ vay vốn này phát sinh hiệu lực, các bên phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong Sổ vay vốn. Vì vậy, khi có sự thay đổi một số nội dung trong Sổ vay vốn thì ngân hàng có trách nhiệm báo cho bên vay biết. Pháp luật chỉ thừa nhận sự thay đổi này khi nội dung đó khơng trái với quy định của pháp luật và phải được sự đồng ý của bên vay. Nếu có sự thay đổi trong Sổ vay vốn mà ngân hàng không báo cho bên vay biết và bên vay khơng đồng ý thì xem như ngân hàng vi phạm hợp đồng.

Quyền khiếu nại, khởi kiện của bên vay được xây dựng trên cơ sở đặc tính của quyền chủ thể, tức là “khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình”20. Trong trường hợp này người vay có quyền khiếu nại, khởi kiện ngân hàng, để yêu cầu cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của bên vay

20

- Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các thơng tin, tài liệu đã cung cấp.

Khi có nhu cầu vay vốn người vay phải gửi cho ngân hàng bộ hồ sơ vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Người vay phải chiụ trách nhiệm trước pháp luật về tín trung thực, chính xác và hợp pháp của các thông tin, tài liệu đã cung cấp cho ngân hàng. Đây chính là một trong những cơ sở để ngân hàng ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Như vậy, ngồi những thơng tin mà ngân hàng thu thập được, thì những thơng tin của khách hàng vay cũng là cơ sở để ngân hàng ra quyết định tín dụng. Đây là nghĩa vụ của bên vay nhưng đồng thời cũng là quyền của bên cho vay, quyền này được quy định tại khoản 4 Điều 94 Luật Các TCTD 2010 “TCTD có quyền yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn”.

- Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong Sổ vay vốn.

Trong quy chế cho vay khách hàng cũng như trong trình bày về các điều kiện vay vốn, NHCSXHVN khi cho vay yêu cầu khách hàng vay phải có mục đích vay vốn hợp pháp và cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận. Cụ thể, người vay khi viết giấy đề nghị xin vay, ngân hàng muốn biết bên vay sẽ sử dụng vốn vay vào mục đích gì, sản xuất ra sản phẩm gì, mục đích vay vốn đó được ngân hàng xem là hợp pháp, để ngân hàng có thể cho vay không. Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì là do hai bên thỏa thuận ban đầu và ghi vào sổ vay vốn. Nghĩa vụ đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ cho ngân hàng sau này. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng với ngân hàng và củng cố mối quan hệ vay vốn sau này. Việc người vay sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích dễ dẫn đến thất thốt và lãng phí vốn vay, không thể trả nợ cho ngân hàng.

- Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong Sổ vay vốn.

Hoàn trả gốc và lãi vốn vay là một nghĩa vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất nhàn rỗi tạm thời của

nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Vì ngồi nguồn vốn cho vay được Chính phủ cấp, cịn có nguồn vốn huy động từ khách hàng tiền gửi. Do đó, sau khi được cho vay trong một thời hạn nhất định, khách hàng vay phải hoàn trả vốn lại cho ngân hàng, để ngân hàng hoàn trả cho khách hàng tiền gửi. Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay, nên sau một thời gian đã thỏa thuận bên vay phải hoàn trả cả gốc và lãi.

Trong thực tế, trước khi giải ngân, thì thế mạnh hoàn toàn thuộc về ngân hàng và ngân hàng là người quyết định có cho vay hay khơng cho vay. Tuy nhiên, ngay sau khi ngân hàng giải ngân, thì xu thế lại hồn tồn ngược lại. Khi ấy, bên vay là người nắm vai trò chủ động trong việc trả nợ. Mặc dù ngân hàng có khá nhiều quyền chi phối theo quy định của pháp luật, nhưng vẫn trở thành bên thụ động trong việc thu hồi nợ.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự là nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận “cam kết thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”21. Pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai bên trong việc trả nợ. Bên vay và bên cho vay đã có sự thỏa thuận về việc trả nợ, tức là bên vay tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Nếu khơng thực hiện đúng theo thỏa thuận thì bị xem như vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Về phương diện lý thuyết, một hành vi được coi là vi phạm HĐTD khi thỏa mãn các điều kiện như người thực hiện hành vi là các bên tham gia HĐTD và vi phạm các điều khoản đã cam kết trong HĐTD. Do đó, hành vi khơng thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ, là một hành vi vi phạm hợp đồng. Một khi đã vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm sẽ phải chịu những chế tài nhất định của pháp luật.

Tóm lại, trong số các nghĩa vụ của bên vay, thì nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi vốn vay là quan trọng nhất. Một khi nghĩa vụ này được thực hiện tốt, nó

21

góp phần hạn chế những rủi ro mà bên vay có thể đem đến cho ngân hàng. Vì những rủi ro trong hoạt động ngân hàng khơng những ảnh hưởng đến bản thân của ngân hàng mà cịn ảnh hưởng đến sự an tồn của cả hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền. Tuy nhiên, trong trường hợp khi xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan thì nghĩa vụ trả nợ này sẽ được xem xét giải quyết theo quy định.

1.3.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay Bên cho vay có các quyền sau

- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của bên vay.

Theo hướng dẫn về nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo tại văn bản số 316 ngày 02/5/2003 của NHCSXHVN thì việc kiểm tra, kiểm soát vốn vay cũng được thực hiện như các NHTM khác. Để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và việc trả nợ đúng hạn của bên vay, nên trước khi cho vay ngân hàng cho vay phải tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của người vay. Trong khi cho vay ngân hàng kiểm tra xem việc giải ngân có đúng đối tượng khơng. Sau khi cho vay ngân hàng tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay định kỳ hoặc đột xuất để thực hiện việc đối chiếu nợ. Đây là quyền và cũng là nghĩa vụ của bên cho vay. Quyền này được quy định tại khoản 3 Điều 94 Luật Các TCTD 2010. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của bên vay có ý nghĩa rất quan trọng, nó tránh tình trạng chỉ đánh giá khách hàng trong quá trình thẩm định. Việc kiểm tra, giám sát cịn có tác dụng đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã thỏa thuận. Ngồi ra, cịn giúp cho ngân hàng cập nhật thông tin của khách hàng thường xuyên, nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro và đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp.

- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện bên vay cung cấp thông tin sai sự thật, sử dụng vốn vay sai mục đích.

Luật Các TCTD 2010 cho phép ngân hàng được quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn22 nếu bên vay cung cấp thông tin sai sự thật, sử dụng vốn vay sai mục đích. Cung cấp thơng tin và sử dụng vốn vay đúng mục

22

đích là nghĩa vụ của bên vay, nếu thực hiện không đúng như thỏa thuận thì hành vi này được coi là vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp bên vay vi phạm một trong các thỏa thuận đã cam kết thì ngân hàng có quyền chấm dứt việc cho vay và thu hồi nợ trước hạn. Đây là một trong những đòi hỏi cơ bản, là quyền rất quan trọng của ngân hàng để bảo đảm an toàn vốn cho vay. Lợi nhuận chính là nguồn thu nhập lớn nhất đối với ngân hàng. Tuy NHCSXHVN hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng ngân hàng phải bảo toàn nguồn vốn của mình. Việc nguồn vốn được sử dụng sai đường sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế và việc người vay sử dụng vốn hiệu quả cũng chính là hiệu quả kinh doanh đối với ngân hàng. Theo quy định, khi bên vay cung cấp thông tin sai sự thật hay sử dụng vốn sai mục đích hoặc có những vi phạm khác, thì ngân hàng được phép chuyển tồn bộ số nợ sang nợ quá hạn, thu hồi toàn bộ nợ vay.

- Có quyền định đoạt tài sản hình thành từ vốn vay trong những trường hợp sau:

+ Người vay cố tình khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ; + Khơng có chủ thể kế thừa nghĩa vụ của người vay;

+ Xảy ra bất kỳ sự kiện pháp lý nào giải phóng người vay khỏi nghĩa vụ cam kết trong Sổ vay vốn.

Trong quan hệ tín dụng, TCTD dùng nguồn vốn hoạt động của mình để

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)