Bất cập trong các quy định về điều kiện vay vốn

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 53 - 54)

1.2.1 .Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

2.2. Những bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cho

2.2.1. Bất cập trong các quy định về điều kiện vay vốn

Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP quy định điều kiện để được vay vốn “Đối với người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và có trong danh sách hộ nghèo được UBND cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập danh sách có xác nhận của UBND cấp xã”27.

Trong thực tế việc xác định đối tượng người nghèo được cấp xã thực hiện mang tính định tính. Việc lập danh sách người nghèo vay vốn ở địa phương do cộng đồng dân cư thực hiện, được Ban Chỉ đạo XĐGN xã bình xét, nên phụ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng địa phương. Vì trong thực tế việc lập danh sách hộ nghèo do Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét và gửi lên Ban XĐGN xã, UBND xã xác nhận. Nhưng do việc phân giao trách nhiệm quản lý, tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật số liệu chưa khoa học, không sát thực tế từ các Tổ tiết kiệm và vay vốn, đã tạo ra những kẽ hở trong quản lý. Cán bộ Tổ bình xét dựa trên quan hệ tình cảm, đưa người thân của mình

27

không phải là đối tượng nghèo hoặc chưa thực sự là người nghèo vơ danh sách nghèo, cố tình khơng thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ28.

Trong thực tế nhiều người nghèo có nhu cầu vay vốn và có đủ điều kiện vay vốn lại rất lớn, như trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có 43.620 hộ dân, trong đó có tới 14.515 hộ nghèo, với 55.925 người nghèo29. Nhưng Phòng giao dịch NHCSXHVN huyện Trà Cú cho vay được 13.622 hộ nghèo30, tức là còn 893 hộ chưa được tiếp cận vốn tín dụng. Hiện nay, NHCSXHVN chỉ căn cứ vào danh sách mà Ban chỉ đạo XĐGN xã thực hiện và được UBND xã xác nhận để xét duyệt cho vay.

Tuy nhiên, việc xác định hộ nghèo theo quy định là dựa trên mức thu nhập bình quân31, mức thu nhập này do hộ tự khai, dựa trên mức độ am hiểu và tự kê khai của từng hộ gia đình. Do đó cịn tùy thuộc nhiều vào tính trung thực của họ và sự am hiểu sâu xác thực tế của cán bộ Tổ tiết kiệm và vay vốn trực tiếp điều tra tổng hợp. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trình độ năng lực của cán bộ các ấp hạn chế nên trong quá trình điều tra khảo sát, tổng hợp và xử lý số liệu chưa chính xác. Mặt khác, biện pháp, cách làm của Ban Chỉ đạo XĐGN xã cũng chưa đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, trong khi do bận quá nhiều việc ở cơ sở nên UBND cấp xã cũng chưa tổ chức kiểm tra, giám sát đầy đủ.

Tóm lại, điều kiện vay vốn được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP là một quy định mở, mang tính tương đối, khi thực hiện trong thực tế dễ nảy sinh tiêu cực và dễ bị quan hệ tình cảm chi phối.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)