Khái quát hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng cho ngườ

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 45 - 48)

1.2.1 .Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

1.4. Hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng phục vụ người nghèo

1.4.1. Khái quát hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng cho ngườ

ngược lại. Điều này biểu hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật. Trong quan hệ pháp luật tín dụng cho người nghèo, quyền và nghĩa vụ của các bên luôn thống nhất và phù hợp nhau. Nội dung của các quyền và nghĩa vụ này đều do nhà nước quy định hoặc do các bên xác lập trên cơ sở các quy định của pháp luật. Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định hay do các bên thỏa thuận, tự các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Nếu khơng thực hiện hay thực hiện khơng đúng cam kết thì chịu những hình thức chế tài nhất định do pháp luật quy định.

1.4. Hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng phục vụ người nghèo

1.4.1. Khái quát hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng cho người nghèo nghèo

Trên cơ sở quy định của pháp luật quan hệ tín dụng là quan hệ kinh tế giữa bên cho vay và bên đi vay. Theo đó, hai bên thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình cho vay, sử dụng và thanh toán vốn vay. Sự thỏa thuận này phải được thể hiện bằng văn bản, để có cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên. Theo quy định của pháp luật thì sự ràng buộc này ln được thể hiện dưới hình thức là hợp đồng tín dụng (HĐTD).

Vì “HĐTD là sự thoả thuận bằng văn bản giữa một bên là TCTD (bên cho vay) với một bên là tổ chức, cá nhân (bên đi vay) nhằm xác định quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh tốn tiền vay”24.

Theo nguyên tắc bên vay và bên cho vay chỉ có thể ký HĐTD, nhưng trước đây, NHCSXHVN khơng dùng “hợp đồng” hay “khế ước nhận nợ” mà dùng “Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh và khế ước

24

nhận nợ”. Mẫu này có nhiều nội dung cơ bản giống như một HĐTD, mẫu có các quy định như số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất vay và cam kết của bên vay. Một khi ngân hàng ký chấp thuận những nội dung ghi trên mẫu “Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh và khế ước nhận nợ”, thì mẫu này hồn tồn có thể thay thế cho một bản HĐTD.

Thực chất là HĐTD hay là khế ước nhận nợ cũng là một tên gọi có ý nghĩa chung là “giấy nhận nợ”. Đây chính là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có).

“Khế ước” là từ chỉ “hợp đồng” được sử dụng trong các văn bản trước đây, nhưng hiện nay trong các văn bản pháp luật ở nước ta không sử dụng “khế ước”, mà chỉ thấy trong nghiệp vụ của các ngân hàng thường sử dụng, ví dụ “khế ước nhận nợ” hình thức như một biên bản ghi nhận việc chuyển tiền cho bên vay (giấy nhận nợ).

Trong quy trình cho vay phục vụ người nghèo hiện nay, NHCSXHVN cũng không ký HĐTD với người nghèo mà hai bên vẫn sử dụng “Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay” (mẫu này do NHCSXHVN phát hành) để thay thế cho mẫu “Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh và khế ước nhận nợ” trước đây.

Theo hướng dẫn số 243/NHCSXH-TD ngày 18/02/2009 của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam về hướng dẫn quy trình phát hành Sổ vay vốn và phát hành biên lai thu lãi tiền vay, tại mục 1.1 ghi rõ “Sổ vay vốn do NHCSXH phát hành thay thế cho các loại giấy nhận nợ của nhiều chương trình tín dụng khác nhau như: Sổ tiết kiệm và vay vốn hộ nghèo; Hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ”. Mục 1.2 có ghi “Sổ vay vốn là Giấy nhận nợ của hộ gia đình khi vay vốn NHCSXH cho 01 hay nhiều chương trình tín dụng (nếu hộ vay vốn vay nhiều chương trình tín dụng) để theo dõi việc vay vốn, trả nợ và dư nợ tại NHCSXH”. Mục 1.4 “Đối với các khách hàng đã vay vốn đang sử dụng Sổ tiết kiệm và vay vốn hộ nghèo, khế ước nhận nợ… cũng đều phải thay thế đổi sang Sổ vay vốn mới”. Theo quy định trên thì Sổ vay vốn do NHCSXHVN phát hành thay thế cho Sổ tiết kiệm và vay vốn hộ nghèo, thay thế HĐTD và khế ước nhận nợ.

Tính ưu việt của việc Sổ vay vốn là bên vay nếu vay nhiều chương trình vốn, nhiều khế ước, nay được rà sốt đưa về một sổ với một mã khách hàng duy nhất, do đó ngân hàng cũng quản lý và nắm bắt dễ dàng hơn việc vay vốn và sử dụng vốn của người vay.

Trong Sổ vay vốn mới phần Hướng dẫn sử dụng Sổ có ghi rõ “Sổ này

thay thế Khế ước nhận nợ”. Sổ vay vốn cũng có các yếu tố như một HĐTD,

như một khế ước nhận nợ (giấy nhận nợ).

Gọi là “hợp đồng” hay “khế ước nhận nợ” hay được thay thế bằng “Sổ vay vốn” về hình thức là khác nhau về tên gọi, khi xét về nội dung vẫn được xem là HĐTD. Tên gọi của văn bản khơng quyết định tính chất của văn bản. Nếu tên gọi là “Khế ước” hay “Giấy đề nghị” nhưng lại có đầy đủ những yếu tố của “hợp đồng” và các bên tin rằng đó là một hợp đồng, khi xảy ra tranh chấp thì tịa án vẫn phải xem đó là hợp đồng.

Gần đây nhất HĐQT của NHCSXHVN đã ban hành Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 về việc Ban hành Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXHVN, tại đoạn 3, mục 8.1 cũng đã thừa nhận “Bản sao giấy nhận nợ như: Hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn hoặc các loại giấy tờ nhận nợ khác có rút số dư nợ (gốc, lãi, tổng số) đến ngày bị rủi ro do NHCSXH nơi cho vay ký sao y, đóng dấu”. Điều này cho thấy NHCSXHVN cũng đã thừa nhận HĐTD là Sổ vay vốn.

Hơn nữa, thông thường HĐTD là hợp đồng mẫu do chính các TCTD soạn thảo dựa trên cơ sở tuân thủ theo các quy định của pháp luật và phù hợp với quy chế cho vay của TCTD đó. NHCSXHVN là một TCTD đặc thù của Nhà nước, nên ngân hàng không thực hiện ký HĐTD với người vay, mà chỉ sử dụng Sổ vay vốn thay thế HĐTD cho phù hợp với quy chế cho vay của mình và Sổ vay vốn cũng được thay khế ước nhận nợ. Pháp luật về hợp đồng luôn tơn trọng ý chí của hai bên tại thời điểm xác lập giao dịch. Gọi là “hợp đồng” hay “khế ước” hay “Sổ vay vốn” đều là chứng cứ của việc đồng thuận một giao dịch vay mượn.

Nhìn chung, pháp luật liên quan như BLDS, Luật các TCTD và Quy chế Cho vay của TCTD đối với khách hàng do NHNN ban hành25 đã quy định

25

khá cụ thể, chi tiết các điều kiện, điều khoản có trong một HĐTD. Sổ vay vốn do NHCSXHVN phát hành vẫn hội đủ những điều khoản về quyền, nghĩa vụ của hai bên, Sổ vay vốn cũng ghi rõ về phân kỳ trả nợ, thể hiện số dư nợ (gốc, lãi, tổng số,….).

Từ sự phân tích trên, cho thấy Sổ vay vốn mà NHCSXHVN đang cung cấp cho người nghèo hiện nay được xem tương đương như là một HĐTD. Như vậy, Sổ vay vốn là hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng phục vụ người nghèo thay thế cho HĐTD.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)