Cơ chế kiểm tra việc sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 63 - 64)

1.2.1 .Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

2.2. Những bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cho

2.2.8. Cơ chế kiểm tra việc sử dụng vốn vay

NHCSXHVN là TCTD Nhà nước, là công cụ để triển khai các chính sách, chế độ an sinh xã hội nên vốn của ngân hàng đa phần là vốn của Nhà nước. Với phương thức quản lý vốn vay thông qua ủy thác là phù hợp với bộ máy gọn nhẹ của NHCSXHVN, nhưng mức độ rủi ro thường cao hơn hình thức trực tiếp quản lý nguồn vốn của các NHTM, vì phải qua trung gian. Theo Báo cáo của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Cú, đến ngày 30/6/2012 lãi cịn tồn đọng của các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác là 4,6 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện Trà Cú nợ quá hạn đang có xu hướng ngày càng gia tăng và số nợ khoanh cao tới 1,5 tỷ đồng43, đây là một vấn đề cần phải quan tâm trong cơ chế kiểm tra việc sử dụng vốn vay của NHCSXHVN.

Làm thế nào để NHCSXHVN thực hiện được mục tiêu kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thu hồi gốc, lãi, bảo tồn và phát triển nguồn vốn của ngân hàng là một vấn đề được đặt ra.

Tại Điều 21 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN quy định “TCTD có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; TCTD xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và tính chất của khoản vay, nhằm bảo đảm hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay; gửi quy trình kiểm tra giám sát vốn vay của khách hàng cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước”. Trên cơ sở quy định của NHNNVN, NHCSXHVN đã cụ thể hóa cơng tác kiểm tra,

43

kiểm soát vốn vay được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay, sau khi cho vay và sự kiểm tra theo định kỳ của Ban đại diện HĐQT NHCSXH44. Tuy văn bản quy định như vậy, nhưng trên thực tế có rất ít căn cứ để đánh giá hiệu quả kinh doanh của phương án vay. Hiện nay, việc xem xét tính hiệu quả của phương án sản xuất của người nghèo là một thách thức đối với NHCSXHVN. Nguyên nhân, do ngân hàng không đủ cán bộ để thực hiện cơng tác này. Bình qn chỉ có 10 cán bộ/01 Phịng giao dịch45 vì thế cán bộ ngân hàng khơng đủ để phân tích, thẩm định phương án của người vay và kiểm tra sử dụng vốn vay một cách hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, cơ sở kinh tế để cho vay và để thu hồi vốn chủ yếu vẫn là kết quả xét duyệt của chính quyền địa phương.

Như phân tích ở trên cơ chế ủy thác qua tổ chức chính trị-xã hội phát sinh nhiều bất cập, trong 9 công đoạn mà NHCSXHVN ủy thác cho các tổ chức hội thì cơng đoạn thứ 5 trong hợp đồng ủy thác quy định các tổ chức chính trị-xã hội “chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay”46. Điều này cho thấy trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng vốn vay NHCSXHVN đã ủy thác cho tổ chức chính trị-xã hội thực hiện. Theo nguyên tắc trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay phải do chính TCTD cho vay thực hiện, nhưng ngân hàng đã giao phó trách nhiệm của mình cho tổ chức chính trị-xã hội. Ngay trong cơ chế uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị-xã hội cũng nảy sinh một số bất cập. Các tổ chức hội còn rất nặng về chun mơn, lại khơng có nghiệp vụ tín dụng nên các tổ chức này chưa thực hiện đúng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Việc sử dụng vốn vay của các tổ viên và việc đôn đốc thu nợ, chưa phân biệt rõ ràng chức năng của các tổ chức chính trị-xã hội trong quản lý Tổ với chức năng tác nghiệp của Tổ.

Từ những phân tích trên cho thấy những quy định về kiểm tra việc sử dụng vốn vay của NHCSXHVN chưa chặt chẽ. Điều này, dễ dẫn đến khả năng thất thoát vốn của Nhà nước là rất lớn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)