1.2.1 .Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
1.4. Hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng phục vụ người nghèo
1.4.3. Vai trò pháp lý của Sổ vay vốn
- Sổ vay vốn thay thế khế ước nhận nợ nên nó có vai trị quan trọng là cơ sở cho việc tạo ra sự luân chuyển vốn từ chủ thể cho vay sang chủ thể đi vay. Tức là Sổ vay vốn là bằng chứng pháp lý cho hành vi nhận nợ của bên vay. Khi người vay nhận Sổ vay vốn chưa phát sinh quan hệ tín dụng mà kể từ khi có hành vi nhận tiền của người vay và việc nhận tiền này mới phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Sổ vay vốn thể hiện sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên, do vậy nó cũng là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ đã thoả thuận. Sổ vay vốn này được xác nhận và đóng dấu của NHCSXHVN nó là một văn bản, thực chất đó là sự cơng bố cơng khai, chính thức về một quan hệ pháp lý giữa những người lập ước để cho người thứ ba biết rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lí, an tồn trong trường hợp cần thiết.
- Sổ vay vốn còn là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Tạo ra một bằng chứng cụ thể cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thi hành công vụ tốt hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1 Luận văn đã khái quát tín dụng phục vụ người nghèo; phân tích những quy định của pháp luật về tín dụng; đặc biệt là phân tích vai trị, đặc điểm của tín dụng đối với người nghèo. Tìm hiểu sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với tín dụng người nghèo. Làm rõ quan hệ pháp luật tín dụng cho người nghèo, như phân tích địa vị pháp lý của chủ thể đi vay, khách thể cũng như phân tích nội dung và hình thức pháp lý của quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo.
Tín dụng phục vụ người nghèo là một trong những yếu tố vật chất góp phần thúc đẩy nhanh q trình xóa đói giảm nghèo. Với ý nghĩa là một tổ chức tín dụng đặc thù của Nhà nước, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, được thành lập nhằm tạo ra một kênh tín dụng ưu đãi để hỗ trợ người nghèo có cơ hội vươn lên. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam có vai trị là một ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước, đồng thời cũng là một tổ chức tài chính của Nhà nước. Là tổ chức tài chính của Nhà nước khi thực hiện chuyển tải vốn của Nhà nước dành cho mục tiêu chính sách. Đây là vấn đề khác biệt với các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng. Qua thực tiễn cho thấy, sự thành công trong việc cung cấp vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo có một phần đóng góp của các chủ thể trung gian, các chủ thể đóng vài trị là chất xúc tác, hỗ trợ để đưa tín dụng đến với người nghèo.
Về lý thuyết, các Ngân hàng Thương mại đều có chức năng cho người nghèo vay nhưng chưa có ngân hàng nào hiện thực hóa chức năng này, kể cả Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động cho người nghèo vay cũng “nhường sân” cho Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Điều đó đã được minh chứng tính đúng đắn khi tách tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động của Ngân hàng Thương mại.
Nhưng khung pháp lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hoạt động hiện nay, chưa bao quát được các chính sách tín dụng của Nhà nước dành cho hoạt động tín dụng phục vụ người nghèo. Các văn bản này lại chưa thật sự hoàn thiện và đầy đủ, trong thực tế còn nhiều vấn đề bất cập cần được bổ sung và hoàn thiện.
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO
2.1. Đánh giá những quy định của pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo.
Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng cho người nghèo hiện nay căn cứ vào các quy định của pháp luật như:
- Luật NHNNVN 2010; - Luật Các TCTD 2010; - Bộ Luật Dân sự 2005;
- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXHVN;
Đây là những quy định cơ bản điều chỉnh hoạt động tín dụng phục vụ người nghèo và cũng là những quy định để một TCTD đặc thù chuyên phục vụ cho đối tượng chính sách ra đời.
Để điều hành và quản lý tốt hoạt động cấp tín dụng cho đối tượng này, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, NHCSXHVN đã ban hành một số quy định nội bộ nhằm đảm bảo thực hiện đúng định hướng của Đảng, Nhà nước đối với tín dụng ưu đãi. Đặc biệt, các thỏa thuận liên tịch được ký kết giữa NHCSXHVN với các tổ chức chính trị- xã hội chiếm vai trị quan trọng trong việc thực hiện hoạt động tín dụng người nghèo tại các địa phương.
Sự ra đời của các văn bản pháp luật và văn bản điều hành liên quan đến tín dụng phục vụ người nghèo là điều kiện cần và đủ để hình thành một hành lang pháp lý điều chỉnh quan hệ tín dụng này.
Nhận định trên được thể hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP đã định hình khung pháp lý, đánh dấu sự chính thức tồn diện điều chỉnh tín dụng cho người nghèo.
Thật vậy, NHCSXHVN ra đời trong điều kiện Nhà nước đã ban hành Luật NHNNVN và Luật Các TCTD26. Tuy nhiên, nếu chỉ theo Luật Các TCTD thì NHCSXHVN khơng thể hoạt động, do khơng có một hành lang pháp lý mang tính chất đặc thù cho hoạt động của NHCSXHVN. Trước tình hình đó, để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho người nghèo, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, Nghị định quy định chi tiết hoạt động của một TCTD, trên cơ sở những nguyên lý chung nhất của Luật Các TCTD về điều kiện thành lập, hoạt động,…. Đến nay, Nghị định không những phát huy tác dụng trong đời sống kinh tế-xã hội, mà còn là cơ sở để Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển NHCSXHVN sau này.
- Thứ hai, Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam-Quyết định đã xác định tư cách pháp lý đầy đủ đối với chủ thể cho vay.
Quyết định đã quy định về phạm vi và nội dung hoạt động; cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành; kiểm sốt, tài chính, hạch tốn, báo cáo, kiểm tốn của chủ thể cho vay.
Chính văn bản pháp lý này đã khẳng định địa vị pháp lý của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, tạo điều kiện đầy đủ cho hoạt động tín dụng phục vụ người nghèo được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ trong hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước ta.
- Thứ ba, Luật Các TCTD 2010 đảm bảo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ ln được áp dụng linh hoạt đối với NHCSXHVN.
26
Luật Các TCTD 2010 chỉ dành một điều duy nhất (Điều 17) để khẳng định địa vị pháp lý của NHCSXHVN, cịn lại trao cho Chính phủ thẩm quyền quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của NHCSXHVN. Tại khoản 3, Điều 17 quy định Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của NHNNVN. Đây là một sự ràng buộc đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn của Nhà nước được công khai, minh bạch và an toàn. Điều này đảm bảo cho các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước tiếp tục được áp dụng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Tóm lại, khung pháp lý cho tín dụng phục vụ người nghèo tuy có nhiều điểm tích cực đáng ghi nhận nhưng chưa phải là hồn thiện và đầy đủ, trong thực tế còn nhiều vấn đề bất cập cần hoàn thiện.