Thời hạn cho vay ngắn, không đáp ứng chu kỳ sử dụng vốn để

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 60 - 61)

1.2.1 .Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

2.2. Những bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cho

2.2.5. Thời hạn cho vay ngắn, không đáp ứng chu kỳ sử dụng vốn để

sản xuất kinh doanh

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách hàng” 37. Quy định này được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án và có tính đến khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó có nghĩa là phải căn cứ vào sự luân chuyển vốn của đối tượng đầu tư, từ khi bắt đầu đầu tư đến khi tiêu thụ được sản phẩm.

NHNNVN quy định như vậy, nhưng thực tế NHCSXHVN lại quy định thêm “phụ thuộc vào nguồn vốn cho vay của ngân hàng”. Cụ thể, “thời hạn cho vay do hai bên thỏa thuận, nhưng căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh của người vay, khả năng trả nợ của người vay và đặc biệt là phụ thuộc vào nguồn vốn cho vay của NHCSXHVN”38.

Như phân tích ở trên hạn mức cho người nghèo vay chưa đáp ứng nhu cầu thực tế nhưng còn phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng. Hiện nay, một số quy định về nguồn vốn tại Chương II Nghị định số 78/2002/NĐ-CP chưa được triển khai đồng bộ, điển hình như tại Phòng giao dịch NHCSXHVN huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh chỉ thực hiện được dịch vụ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc nhưng nguồn này rất ít. Cịn lại chưa mở được các dịch vụ tiền gửi tự nguyện, tiền gửi thanh toán; chưa tranh thủ được nguồn vốn nhân đạo trong và ngoài nước; chưa tiếp cận các nguồn vốn có lãi suất thấp và ổn định hơn39. Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là do Nhà nước cấp theo đợt và có giới hạn thời gian.

Các văn bản trên quy định thời hạn cho vay do hai bên thỏa thuận, nhưng trong thực tế NHCSXHVN chỉ áp dụng thời hạn cho vay giống như quy định của loại cho vay. Tức là thời hạn cho vay tùy thuộc vào món vay và mục đích sử dụng vốn vay. Với đặc điểm của người nghèo năng lực tổ chức

37

Điều 10 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

38

Xem Mục 6 Văn bản số 316/NHCS-KH ngày 02/5/2003 của NHCSXH.

39

sản xuất thấp, khơng có kiến thức xây dựng phương án sản xuất lâu dài, nhưng ngân hàng quy định thời hạn cho vay như hiện nay là không phù hợp. Trong khoảng thời gian này, người vay chỉ kịp quay vòng để sản xuất thời hạn ngắn và trung hạn, chưa kịp mở rộng qui mô sản xuất và tăng vốn đầu tư khi thực sự đang làm ăn có hiệu quả, thì phải lo trả nợ cả lãi lẫn gốc nên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Muốn tiếp tục duy trì sản xuất buộc người vay phải vay bên ngoài hoặc ở các TCTD khác. Một số TCTD khác sẵn sàng cho nông dân vay vốn với thời gian dài hơn nhưng yêu cầu phải có tài sản thế chấp, lãi suất lại cao gấp nhiều lần. Nếu người nghèo vay được ở những nguồn này thì cũng khó có khả năng trả nợ, bởi lãi suất có thể cao hơn cả lợi nhuận thu được và còn các yếu tố rủi ro khác....

Như vậy, thời hạn cho vay ngắn và phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn của ngân hàng. Điều này làm cho người vay không thể chủ động trong sản xuất, kinh doanh, đã đẩy người vay vào cảnh khó hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)