Chủ thể quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 26 - 35)

1.2.1 .Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

1.3. Quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo

1.3.2. Chủ thể quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo

Chủ thể quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo bao gồm hai chủ thể: bên cho vay và bên đi vay.

1.3.2.1. Bên cho vay

Theo quy định của pháp luật, hiện nay chỉ có hai TCTD tham gia cấp tín dụng cho đối tượng chính sách là NHCSXHVN và các tổ chức tài chính vi mơ. Tuy nhiên, trong giới hạn, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ nghiên cứu tư cách pháp lý của chủ thể cho vay là NHCSXHVN khi tham gia quan hệ tín dụng phục vụ người nghèo.

Ngày 31/08/1995, Thủ tuớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, với mục tiêu XĐGN, khơng vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng Phục vụ người nghèo là một tổ chức đặc thù về mơ hình tổ chức quản lý, theo phương thức các cơ quan quản lý Nhà nước tham gia ban hành chính sách, cịn việc điều hành tác nghiệp ủy thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Về cơ chế hoạt động tạo khả năng huy động vốn thơng qua hoạt động của ngân hàng có sự bảo trợ của Chính phủ.

Trong bối cảnh, Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải nhanh chóng cơ cấu lại, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại cho phù hợp với thơng lệ quốc tế và tạo điều kiện cho các NHTM nhà nước vươn ra thị trường. Trước đây, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội do nhiều cơ quan hành chính Nhà nước và NHTM thực hiện theo các kênh khác nhau. Điều này, làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, cho vay chồng chéo, trùng lắp thậm chí cản trở lẫn nhau. Chính vì sự bất cập trên, nên Nhà nước quyết định thống nhất quản lý nguồn vốn cho vay dành cho các đối tượng này vào một kênh duy nhất.

Để đáp ứng yêu cầu trên và tách việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thơng thường của các NHTM. Nhà nước, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là tất yếu khách quan.

Ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. NHCSXHVN được thành lập theo

Quyết định 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Đây là bước cải cách quan trọng nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại và nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu XĐGN trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đảng, Nhà nước đề ra.

Để tạo cơ sở pháp lý cho NHCSXHVN tổ chức hoạt động, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP và Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXHVN.

Theo chủ trương đó, NHCSXHVN được sử dụng nguồn tài chính do Nhà nước huy động cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, XĐGN, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, đồng thời hồn thiện mơ hình tổ chức, bộ máy.

Đặc điểm của NHCSXHVN:

- Về lãi suất cho vay: NHCSXHVN thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi. Lãi suất cho vay của NHCSXHVN thấp hơn lãi suất của NHTM. Là ngân hàng duy nhất được Thủ tướng Chính phủ cho phép Hội đồng quản trị (HĐQT) đề xuất các mức lãi suất ưu đãi cho từng thời kỳ. Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay được Bộ Tài chính cấp bù những tổn thất trong cho vay, sau khi bù đắp bằng quỹ dự phịng, chi phí hoạt động của NHCSXHVN sẽ được Bộ Tài chính cấp ... Như vậy, đây là TCTD thực hiện hoạt động ngân hàng (huy động và cho vay) song dựa vào nguồn chi ngân sách hàng năm, tức là Nhà nước thực hiện bao cấp một phần cho hoạt động của NHCSXHVN.

- Về mơ hình tổ chức: NHCSXHVN là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, sử dụng một phần nguồn tài chính của Nhà nước và mơ hình tổ chức quản lý của ngân hàng có sự hiện diện của một số cơ quan quản lý nhà nước tham gia quản trị ngân hàng. Đồng thời, còn quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tham gia giám sát việc cho vay, sử dụng tiền vay, trả nợ gốc, lãi,..

- Chế độ tài chính: NHCSXHVN là đơn vị hạch tốn tập trung tồn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và

rủi ro hoạt động tín dụng. NHCSXHVN là TCTD của nhà nước chỉ cung cấp tín dụng nhỏ cho đối tượng chính sách. Khả năng thanh tốn của ngân hàng được Chính phủ bảo lãnh hồn tồn, ngân hàng khơng phải đóng thuế và không phải nộp ngân sách nhà nước cũng như bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn phải hoạt động theo Luật Các TCTD và chiụ sự giám sát của NHNNVN.

- Đối tượng phục vụ: đối tượng phục vụ là những khách hàng được hưởng chế độ ưu đãi của Chính phủ. Hầu hết là những người nghèo khơng có vốn để sản xuất kinh doanh; những hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn có con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

- Nguồn vốn cho vay: ngồi vốn tự có do Nhà nước cấp, thì NHCSXHVN phải huy động từ các nguồn khác để cho vay, lãi suất huy động cũng thực hiện giống như các NHTM khác. Nhưng nguồn để huy động thì khác biệt hơn như huy động vốn từ tiền tiết kiệm của người nghèo và tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Từ những đặc điểm trên cho thấy, NHCSXHVN là một ngân hàng đặc thù của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực XĐGN.

Như vậy, nếu xét về bản chất và phương pháp tổ chức chỉ đạo điều hành thì NHCSXHVN có điểm khác so với các NHTM.

NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận cịn NHCSXHVN hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh tốn.

Mơ hình tổ chức quản lý đối với NHTM là “tập trung thống nhất cao” từ một trụ sở ở Trung ương, tự chịu trách nhiệm về tài chính, hoạt động theo luật định. Ngược lại, NHCSXHVN tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất tồn hệ thống có 3 cấp quản lý: ngân hàng Trung ương, chi nhánh cấp tỉnh và phòng giao dịch cấp huyện. Bộ máy quản trị gồm HĐQT ở Trung ương và Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện đều có đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước tham gia. Ngồi ra, các tổ chức chính trị-xã hội cử cán bộ lãnh đạo tham gia hoạt động kiêm nhiệm, có nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và chỉ đạo giám sát việc thực thi chính sách tín dụng của Nhà nước.

Đối tượng khách hàng của NHCSXHVN là những người nghèo, những đối tượng chính sách theo chỉ định của Chính phủ, họ khơng thể có điều kiện để được vay vốn từ các NHTM.

Phương thức cho vay vốn với NHTM là “trực tiếp” theo cơ chế lãi suất thị trường. NHCSXHVN thực hiện phương thức tín dụng “gián tiếp”, ngân hàng sử dụng phương thức cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị-xã hội. NHCSXHVN chủ yếu thực hiện hai khâu tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi và tổ chức hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tới khách hàng nợ. Các khâu còn lại như lựa chọn đối tượng vay vốn và đôn đốc thu nợ, thu lãi... đều được các tổ chức chính trị-xã hội và UBND cấp xã, phường, thị trấn thực hiện.

Nếu xét về tư cách pháp lý khi tham gia quan hệ tín dụng cho người nghèo thì NHCSXHVN có điểm khác biệt so với các tổ chức tài chính vi mơ trước đây như sau:

Trước khi Luật Các TCTD năm 1997 ra đời thì các tổ chức tài chính vi mơ, khi tham gia quan hệ pháp luật tín dụng phục vụ người nghèo khơng có đầy đủ tư cách pháp lý giống như NHCSXHVN.

Địa vị pháp lý của các tổ chức tài chính vi mơ này hoạt động tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam (nhiều nguồn luật khác nhau điều chỉnh) nhưng khơng có một luật chun ngành nào quy định về vấn đề cho vay của các tổ chức này, các tổ chức này hoạt động trên cơ sở tuân theo pháp luật và văn bản hướng dẫn của Chính phủ.

Các tổ chức tài chính vi mơ thực hiện hai chức năng: chức năng xã hội là giúp đỡ những người nghèo; chức năng kinh tế là phải thu đủ bù chi, tự ni sống tổ chức mình để tồn tại và phát triển. Các tổ chức tài chính vi mơ trước đây được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng để có thể tiếp cận nhiều nguồn vốn khác khau trong nước và quốc tế, nhưng chưa được Luật Các TCTD năm 1997 công nhận như là một loại hình TCTD.

Đến năm 2005 mới được Chính phủ ban hành 02 nghị định: Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức TCVM nhỏ ở Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định

số 28/2005/NĐ-CP. Hai văn bản này đã tạo khung pháp lí cho tổ chức này hoạt động. Hiện nay, Luật Các TCTD 2010 đã chính thức cơng nhận các tổ chức tài chính vi mơ là một trong các loại hình TCTD đặt dưới sự quản lý, giám sát của NHNNVN.

Tóm lại, NHCSXHVN là một TCTD thuộc sở hữu Nhà nước; là chủ thể cho vay của quan hệ pháp luật tín dụng cho người nghèo; là đối tượng điều chỉnh của Luật Các TCTD, Luật NHNNVN và các văn bản pháp luật khác. NHCSXHVN là cơng cụ của Chính phủ để thực thi tín dụng chính sách, có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước.

Theo quy định của pháp luật, chủ thể cho vay khi tham gia quan hệ pháp luật tín dụng phải hội đủ các điều kiện do pháp luật quy định và NHCSXHVN đã đáp ứng được các điều kiện đó, như:

+ Có giấy phép thành lập và hoạt động do NHNNVN cấp. + Có điều lệ do NHNNVN chuẩn y.

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp.

+ Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.

Những điều kiện trên là căn cứ để xem xét một TCTD có đủ tư cách pháp lý để cho vay hay không.

1.3.2.2. Bên đi vay

Để tìm hiểu tư cách pháp lý của chủ thể đi vay, thiết nghĩ phải làm rõ các khái niệm như: thế nào là nghèo, người nghèo và chuẩn nghèo.

Tại hội nghị giảm đói nghèo Châu Á - Thái Bình Dương do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, tháng 9/1993, thì nghèo được định nghĩa là: tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.

Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995, đã đưa ra một định nghĩa cụ thể về người

nghèo như sau: người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.

Như vậy, có thể hiểu người nghèo là người rơi vào tình trạng khơng có hoặc có rất ít những gì đáp ứng tối thiểu nhu cầu vật chất, tinh thần của bản thân người đó và thu nhập bình quân của họ dưới chuẩn do Chính phủ quy định thì được xem là người nghèo.

Chuẩn nghèo tại Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của một hộ dân, là dựa trên thu nhập của từng người trong một hộ gia đình tùy theo thời gian. Các hộ được xếp vào diện nghèo, nếu thu nhập của họ ở dưới mức chuẩn được xác định, gọi là hộ nghèo, căn cứ để xác định vẫn tính trên thu nhập của từng người vào từng thời điểm khác nhau.

Nếu gọi là hộ nghèo theo các văn bản do Chính phủ ban hành là dựa vào “Sổ hộ khẩu gia đình”. Đây là cơng cụ quản lý hành chính để Nhà nước quản lý dân cư trên địa bàn nhất định, chứ không phải là đơn vị để đo mức độ nghèo của người dân, mà đơn vị tính theo các văn bản trên vẫn là “thu nhập

của một người trên một tháng”. Cho nên, trong quan hệ pháp luật tín dụng

phục vụ người nghèo thì bên vay được nghiên cứu là người nghèo của hộ gia đình nói chung, chuẩn nghèo được sử dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg và căn cứ xác định chuẩn nghèo được xác định trên mức thu nhập của từng người.

Tuy nhiên, người nghèo khi tham gia quan hệ pháp luật tín dụng phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định và những điều kiện khác do các bên thỏa thuận.

Để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, của mỗi công dân, nhà nước quy định rõ trong các quy phạm pháp luật là những tổ chức, cá nhân nào được phép tham gia vào các quan hệ pháp luật và những điều kiện cần để tham gia với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật. Khi tổ chức và cá nhân có đủ những điều kiện do pháp luật quy định, thì có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó.

+ Thứ nhất, bên vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

Năng lực pháp luật là khả năng có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho tổ chức, cá nhân nhất định11.

Năng lực hành vi là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho tổ chức, cá nhân bằng những hành vi của chính bản thân mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý12.

+ Thứ hai, có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, như:

Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật ni, phân bón..., cơng cụ lao động, chi phí thanh tốn cung ứng lao vụ, đầu tư làm nghề thủ cơng, chi phí ni trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.

Góp vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập.

Các điều kiện vay vốn trên chỉ là những điều kiện cần thiết để NHCSXHVN xác định đối tượng được vay vốn tại ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ đặt ra các điều kiện riêng.

- Các điều kiện riêng, do các bên thỏa thuận:

+ Người vay phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương được Ủy ban nhân dân (UBND) xã xác nhận theo danh sách.

+ Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.

+ Người vay phải chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXHVN, là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXHVN.

+ Người vay phải tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn. + Cam kết hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.

11

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd số 4, tr. 444.

12

+ Có phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả.

+ Khơng cần có tài sản cầm cố, thế chấp bằng tài sản trên cơ sở hợp

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)