Hạn mức tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của người vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 56 - 58)

1.2.1 .Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

2.2. Những bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cho

2.2.3. Hạn mức tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của người vay

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà TCTD và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”.

Như vậy, ngân hàng khơng xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng. Nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, khi đó ngân hàng sẽ khơng cho khách hàng vay thêm.

Tại Điều 16 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP quy định “Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ”.

Ngồi ra, NHCSXHVN cịn quy định mức cho vay căn cứ vào “nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng trả nợ của người vay; người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXHVN quyết định và công bố từng thời kỳ”32.

Như vậy, mức cho vay mà NHCSXHVN áp dụng hiện nay là tùy thuộc vào nhu cầu xin vay, khả năng và điều kiện sử dụng vốn, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của người vay và mức cho vay tối đa của NHCSXHVN. Khi xem xét thẩm định và quyết định cho vay theo nguyên tắc không nên chia đều, sẻ mỏng, không phù hợp với nhu cầu thực tế của từng người vay, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn vay.

Nhưng trong thực tế việc áp dụng mức cho vay tại NHCSXHVN hiện nay ít nhiều mang tính “cào bằng”. Theo quy định trên cho thấy dư nợ tối đa được tính trên là dựa trên “hộ” chứ khơng phải tính trên “một người”. Trên thực tế hộ nghèo vay vốn từ NHCSXHVN thì nguồn này thường có định mức thấp, tối đa là 30 triệu đồng/hộ. Nếu hộ đó có từ 03 người thì mức vay của mỗi người là 10 triệu đồng, mức này quá thấp so với nhu cầu thực tế. Bởi vì nếu được vay tối đa 30 triệu đồng/ hộ thì chỉ đủ để chăn ni nhỏ hoặc chỉ đủ vốn buôn bán nhỏ. Với mức cho vay vốn tối đa còn quá thấp như hiện nay thực sự là rào cản lớn đối với sự phát triển của kinh tế người nghèo.

Hơn nữa, việc vay này lại khơng đáp ứng đúng thời điểm vì cho vay và giải ngân theo đợt; đối tượng được vay từ nguồn này phải nhất thiết là hội viên các tổ chức chính trị-xã hội. Tuy tỷ lệ người tham gia các đoàn thể này rất cao, nhưng số người có nhu cầu vay vốn theo diện nghèo thì rất ít33; bên cạnh đó, theo quy định đối tượng ưu tiên vay vốn ở nguồn vốn này phải là người nghèo.

32

Xem Mục 9 Văn bản số 316/NHCSXH-KH ngày 02/5/2003 của NHCSXHVN.

33

Một phần của tài liệu Pháp luật về tín dụng phục vụ người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)